Áo chạy nước rút để giảm phụ thuộc vào dầu khí của Nga

15:05 | 06/12/2022

|
(PetroTimes) - Tập đoàn dầu khí OMV (Áo) vốn có mối quan hệ lâu đời với Nga. Tuy nhiên, Giám đốc điều hành OMW cho biết, công ty đã đóng băng các khoản đầu tư vào dự án hợp tác với Moscow và “tiếp tục công việc” giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga.
Áo chạy nước rút để giảm phụ thuộc vào dầu khí của Nga
Alfred Stern - CEO của OMV

Trong cuộc phỏng vấn với AFP, ông Alfred Stern - CEO của OMV cho biết: “Chúng tôi tự tin về năng lượng trong mùa đông này. Nhưng vào mùa đông tới, Áo cần phải nỗ lực hơn”.

Theo đó, khi chiến trang Nga - Ukraine nổ ra, OMV đã rút khỏi dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2, tiếp bước các đối thủ cạnh tranh trong việc đóng băng các khoản đầu tư vào các dự án hợp tác cùng Nga.

Như vậy, tổng tài sản trên toàn thế giới của OMV chỉ còn đạt 2%.

Nhà lãnh đạo tập đoàn dầu khí này cho biết: “Vì tình hình thay đổi, chúng tôi đã quyết định không còn lấy Nga làm tiêu điểm cho các hoạt động của mình. Chúng tôi cũng không còn đầu tư vào đất nước này nữa”.

Với quyết định trên, tổng sản lượng hydrocarbon trong năm 2022 của OMV sẽ giảm xuống còn “khoảng 390.000 thùng/ngày”. Trong khi đó, vào năm 2021, công ty hàng đầu Trung Âu này sản xuất được 486.000 thùng/ngày.

Áo chạy nước rút để giảm phụ thuộc vào dầu khí của Nga
OMV và Gazprom từng ký kết hợp tác xây dựng dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2

"Điên cuồng" thay đổi

Về mặt khí đốt, vào năm 1968, OMV đã trở thành công ty phương Tây tiên phong trong việc ký hợp đồng mua hàng từ Liên Xô.

Nhưng hiện nay, khi gã khổng lồ Gazprom (Nga) cắt nguồn khí đốt, OMV đã bắt tay vào việc đa dạng hóa toàn diện nguồn cung, qua việc ký kết hợp đồng với Na Uy và Trung Đông.

Thật vậy, ông Alfred Stern cũng xác nhận: “Chúng tôi vừa đến Abu Dhabi để ký một thỏa thuận mua khí đốt mới”.

Trên thực tế, OMV cũng là một đối tác lâu năm với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Hiện nay, nhà nước Áo sở hữu 31,5% cổ phần trong OMV, còn quỹ đầu tư quốc gia của UAE sở hữu gần 25%. Chưa kể, OMV đang phát triển thêm các mỏ dầu mới, nhất là ở Biển Đen, ngoài khơi Romania.

Trước khi chiến tranh Nga - Ukraine nổ ra, 80% sản lượng khí đốt của Áo đến từ Nga. Sau đó, tuy vẫn còn phụ thuộc nhiều vào khí đốt Nga trong dài hạn, sản lượng nhập khẩu của Áo đã giảm dần. Tính đến tháng 10/2022, Chính phủ Áo cho biết con số này đã giảm xuống còn 20%, như lời cảnh báo của các chuyên gia.

Bất chấp những khó khăn trên, nhờ giá dầu tăng vọt, OMV vẫn thu về khoản lợi nhuận khổng lồ, với trị giá lên đến vài tỷ euro. Tuy nhiên, OMV lại quyết định trả cổ tức đặc biệt cao cho các cổ đông. Giữa bối cảnh lạm phát tăng cao, thu nhập của các hộ gia đình bị giảm, quyết định đó đã làm các tổ chức phi chính phủ tức giận.

Khi tranh luận về việc đánh thuế siêu lợi nhuận, ông Alfred Stern đã chọn đứng ở thái cực đối lập, với lời phản biện: “Chúng ta phải duy trì khả năng tạo ra lợi nhuận để thu hút vốn”.

Mặt khác, ông chỉ trích “bất kỳ ý định can thiệp nào vào nền kinh tế thị trường”, cho rằng chúng đem lại “những tác dụng phụ gây hại khó lường”. Đây là lời ám chỉ đến lệnh cấm vận dầu thô Nga của châu Âu và chính sách giới hạn giá dầu Nga của G7. Đồng thời, ông từ chối bị xem là kẻ gây ô nhiễm, góp phần gia tăng hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Nhắc lại các khoản đầu tư của OMV vào đổi mới năng lượng, ông phát biểu: “Tôi thực sự xem rằng, bản thân chúng tôi là một phần của giải pháp toàn cầu. Vì chỉ có những công ty lớn, có tài chính mạnh mới, mới có thể đương đầu với thách thức lớn như vậy. Chúng tôi tạo ra các vật liệu làm nhẹ ô tô, sản xuất nhiên liệu bền vững, giúp giảm 80% lượng khí thải CO2 từ một chuyến bay. Và chúng tôi hứa sẽ loại bỏ dần dầu khí từ đây cho đến năm 2050”.

OMV đang vận hành 1.800 trạm xăng ở 10 quốc gia châu Âu. Hơn nữa, OMV đang thăm dò, phát triển và sản xuất dầu khí ở châu Âu, Trung Đông, châu Phi, Biển Bắc và khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Vì vậy, đối với tập đoàn này, đây là một ván cược rất lớn.

Trong khi đó, vào giữa tháng 11/2022, các nhà hoạt động môi trường đã tố cáo OMV có hành vi “quảng cáo xanh” (greenwashing). Vì vậy, tập đoàn Áo này đã đáp lại bằng lời kêu gọi giữ “văn minh”, để “xã hội, giới chính trị và ngành công nghiệp cùng đoàn kết đẩy nhanh tiến độ hơn nữa”.

Nga thay đổi chiến lược năng lượngNga thay đổi chiến lược năng lượng
Mỹ lại “xúi” châu Âu bỏ năng lượng của NgaMỹ lại “xúi” châu Âu bỏ năng lượng của Nga
Đòn năng lượng của Nga đang lấy đi sức mạnh công nghiệp của châu Âu như thế nàoĐòn năng lượng của Nga đang lấy đi sức mạnh công nghiệp của châu Âu như thế nào

Ngọc Duyên

AFP