Bủa vây khó khăn vì Covid-19, kinh tế Việt Nam sắp tới “trông chờ" vào đâu?

10:38 | 24/04/2020

306 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Theo chuyên gia Phạm Thế Anh, Việt Nam thiếu vắng các đệm tài khóa để ứng phó với những cú sốc đòi hỏi tiêu tốn nhiều nguồn lực như Covid–19.

Bủa vây khó khăn vì Covid-19, kinh tế Việt Nam sắp tới “trông chờ

Ngay cả khi bệnh dịch trong nước được kiểm soát hoàn toàn thì nhiều ngành dịch vụ và sản xuất hướng ra xuất khẩu có thể sẽ còn gặp khó khăn

Quý 2, kinh tế sẽ “thấm đòn" nặng hơn

Trong bản báo cáo triển vọng kinh tế thế giới gần đây vào giữa tháng 4/2020, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo rằng kinh tế toàn cầu năm nay sẽ suy giảm khoảng 3%.

Kinh tế Việt Nam không đứng ngoài vòng xoáy tiêu cực. Tăng trưởng GDP quý 1/2020 so với cùng kỳ năm trước chỉ đạt 3,82%, thấp nhất trong vòng 11 năm qua.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), những con số tăng trưởng này chưa phản ánh hết những khó khăn mà nền kinh tế đang phải trải qua khi nhiều đơn hàng xuất khẩu mới chỉ bắt đầu bị ảnh hưởng từ giữa tháng 3 hay các biện pháp giãn cách xã hội ở Việt Nam mới chỉ được thực hiện một cách chặt chẽ bắt đầu từ quý 2.

Bủa vây khó khăn vì Covid-19, kinh tế Việt Nam sắp tới “trông chờ

Một rủi ro rất lớn của nền kinh tế được ông Phạm Thế Anh đề cập tới, đó là hụt thu ngân sách.

“Đặc biệt, những con số tăng trưởng này cũng không phản ánh được những khó khăn thực sự của khu vực phi chính thức vốn hầu như không được phản ánh trong thống kê GDP”, chuyên gia Phạm Thế Anh nói.

Một rủi ro rất lớn của nền kinh tế được ông Phạm Thế Anh đề cập tới, đó là hụt thu ngân sách. Tổng thu ngân sách năm nay nhiều khả năng sẽ không đạt kế hoạch đề ra do sự sụt giảm thu nhập và thắt chặt chi tiêu của cả doanh nghiệp lẫn người lao động.

Trong khi đó, tổng chi ngân sách lại có nguy cơ vượt dự toán do các khoản chi tiêu phát sinh nhằm giảm thiểu tác động của bệnh dịch.

Bộ Tài chính ước tính, thu ngân sách năm nay sẽ giảm khoảng 140–150 nghìn tỷ đồng, làm tăng thâm hụt ngân sách lên mức 5–5,1% GDP.

Các kịch bản kinh tế Việt Nam

PGS.TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng của VEPR cho rằng, triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2020 và xa hơn phụ thuộc vào khả năng khống chế bệnh dịch không chỉ trong nước mà còn ở cả trên thế giới.

Kịch bản lạc quan nhất được xây dựng dựa trên giả định bệnh dịch trong nước được khống chế hoàn toàn vào giữa tháng 5 và hoạt động kinh tế dần trở lại bình thường.

Khi đó, thế giới cũng bắt đầu nới dần các biện pháp phong tỏa. Tuy nhiên các hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch, lưu trú, vận tải hành khách vẫn còn dè dặt và chỉ dần hồi phục.

“Tác động xấu nhất của Covid–19 sẽ rơi vào quý 2 với mức suy giảm từ 2 – 3% trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp”, ông Phạm Thế Anh dự báo.

Còn các ngành vận tải và kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống, nghệ thuật và giải trí giảm mạnh, từ 20 – 50%, trong khi đó y tế, truyền thông hay tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có thể duy trì mức tăng trưởng khá do những hoạt động liên quan đến phòng chống và khắc phục hậu quả của bệnh dịch.

“Với kịch bản lạc quan này, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo đạt khoảng 4,2% trong cả năm 2020”, ông Phạm Thế Anh nhận định.

Còn với các kịch bản trung tính hoặc bi quan, bệnh dịch trong nước được giả định kéo dài hơn sang nửa sau quý 3 thậm chí là quý 4 năm 2020. Thế giới có thể phải tiếp tục các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội do sự tái phát của bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế tài chính quan trọng.

Mức độ tác động của Covid–19 lên các ngành nông lâm ngư nghiệp, sản xuất chế biến chế tạo và các ngành trong khu vực dịch vụ sẽ nghiêm trọng hơn. Mức tăng trưởng trong năm 2020 của kinh tế Việt Nam có thể chỉ là 1,5% trong kịch bản trung tính, hoặc thậm chí là – 1,0% trong kịch bản bi quan.

“Trong bất kỳ kịch bản nào, trong thời kỳ hậu Covid–19 ở Việt Nam, sự phục hồi hoàn toàn của nhiều ngành như hàng không, du lịch hay thời trang xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn và kéo dài một khi thế giới chưa khống chế hoàn toàn được bệnh dịch. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động thích ứng dịch chuyển sản xuất trong thời kỳ khó khăn”, ông Phạm Thế Anh nói.

Về sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ y tế là một ví dụ điển hình trong ngành dệt may khi trong thời kỳ hậu bệnh dịch các nước nhiều khả năng sẽ tăng cường các kho hàng dự trữ y tế của mình để phòng chống những cú sốc tương tự trong tương lai, ông Phạm Thế Anh cho biết.

Việt Nam thiếu vắng các đệm tài khóa để ứng phó với những cú sốc như Covid–19

Theo chuyên gia Phạm Thế Anh, trong ngắn hạn, thúc đẩy đầu tư công trong nửa sau của năm có thể bù đắp được những khó khăn tạm thời của nhiều ngành sản xuất.

Tuy nhiên, chúng ta không thể thúc đẩy chi tiêu công mãi trong dài hạn do nguồn lực hạn hẹp. Do vậy, theo vị chuyên gia, triển vọng kinh tế Việt Nam những năm sau sẽ phụ thuộc nhiều vào việc phát triển thành công vắc–xin hoặc thuốc đặc trị trên thế giới.

“Với thâm hụt tài khóa kéo dài dai dẳng trong nhiều thập kỷ qua Việt Nam là nước có nguồn lực tài khóa hạn hẹp. Ngay cả trong các năm nền kinh tế có tăng trưởng cao, thu ngân sách vượt dự toán, thì nhà nước vẫn chi nhiều hơn thu tối thiểu khoảng 3,5% GDP. Do vậy, Việt Nam thiếu vắng các đệm tài khóa để ứng phó với những cú sốc đòi hỏi tiêu tốn nhiều nguồn lực như Covid–19”, ông Phạm Thế Anh chỉ rõ.

Bên cạnh đó, theo vị này, chính sách tiền tệ cũng bị ràng buộc bởi các mục tiêu về lạm phát và tỷ giá. Nếu thực hiện nới lỏng tiền tệ với quy mô lớn như nhiều nền kinh tế hiện nay thì có thể dẫn đến mất giá tiền tệ, môi trường đầu tư trở nên rủi ro hơn và ít nhất là làm trì hoãn các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Với các nguồn lực hạn hẹp như vậy, ông Phạm Thế Anh nhấn mạnh: Các chính sách cần phải đúng trọng tâm, tránh dàn trải gây tốn kém nguồn lực.

Do vậy, các kịch bản ứng phó chính sách khác nhau đối với các cấp độ về bệnh dịch nên được xây dựng.

Các chính sách an sinh xã hội như chi trả bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ người bị tạm thời ngưng việc, trợ cấp cho người nghèo, người bị mất kế sinh nhai do tác động của giãn cách xã hội nên được ưu tiên hàng đầu và cần phải được triển khai nhanh chóng trước khi người dân rơi vào những bi kịch không đáng có.

Ông Phạm Thế Anh cũng nhấn mạnh, đối với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng cần có sự phân loại và tập trung hơn.

Song song với thúc đẩy đầu tư công, cần cắt giảm ngân sách chi thường xuyên

Đó là khuyến nghị của ông Phạm Thế Anh đưa ra trong bối cảnh đất nước phải gồng minh lên vì khó khăn hiện nay, trong khi nguồn lực thì hạn chế.

Theo vị này, ngay cả khi bệnh dịch trong nước được kiểm soát hoàn toàn thì nhiều ngành dịch vụ và sản xuất hướng ra xuất khẩu có thể sẽ còn gặp khó khăn lâu dài một khi bệnh dịch còn chưa hoàn toàn biến mất ở các khu vực kinh tế – tài chính quan trọng trên thế giới.

Do vậy, theo chuyên gia Phạm Thế Anh, thúc đẩy đầu tư công trong nửa cuối năm là việc nên làm để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Theo vị này, việc chia nhỏ ra làm nhiều gói thầu và thực hiện rải rác ở nhiều địa phương để nhiều doanh nghiệp và nhiều địa phương có thể tiếp cận, tạo sự lan tỏa tốt hơn cũng có thể được cân nhắc.

Đồng thời cần cắt giảm ngân sách thường xuyên (tiêu dùng) tối thiểu 10% nhằm dành nguồn lực cho việc khắc phục những hậu quả do bệnh dịch gây ra.

“Trong khó khăn, nhiều bất cập trong việc điều hành chính sách kinh tế cũng đã bộc lộ nên các nỗ lực cải thiện môi trường thể chế kinh doanh cần tiếp tục được duy trì. Đặc biệt, dù có chậm trễ, Việt Nam nên từng bước xây dựng đệm tài khóa để phòng chống những cú sốc kiểu Covid–19”, ông Phạm Thế Anh nhận định.

Theo Dân trí

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 118,500 120,500
AVPL/SJC HCM 118,500 120,500
AVPL/SJC ĐN 118,500 120,500
Nguyên liệu 9999 - HN 11,020 11,300
Nguyên liệu 999 - HN 11,010 11,290
Cập nhật: 14/05/2025 07:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 113.000 115.500
TPHCM - SJC 118.500 120.500
Hà Nội - PNJ 113.000 115.500
Hà Nội - SJC 118.500 120.500
Đà Nẵng - PNJ 113.000 115.500
Đà Nẵng - SJC 118.500 120.500
Miền Tây - PNJ 113.000 115.500
Miền Tây - SJC 118.500 120.500
Giá vàng nữ trang - PNJ 113.000 115.500
Giá vàng nữ trang - SJC 118.500 120.500
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 113.000
Giá vàng nữ trang - SJC 118.500 120.500
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 113.000
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 113.000 115.500
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 113.000 115.500
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 112.800 115.300
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 112.690 115.190
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 111.980 114.480
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 111.750 114.250
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 79.130 86.630
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 60.100 67.600
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 40.620 48.120
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 103.220 105.720
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 62.980 70.480
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 67.600 75.100
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 71.050 78.550
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 35.890 43.390
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 30.700 38.200
Cập nhật: 14/05/2025 07:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,090 11,540
Trang sức 99.9 11,080 11,530
NL 99.99 10,850
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 10,850
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,300 11,600
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,300 11,600
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,300 11,600
Miếng SJC Thái Bình 11,850 12,050
Miếng SJC Nghệ An 11,850 12,050
Miếng SJC Hà Nội 11,850 12,050
Cập nhật: 14/05/2025 07:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16112 16379 16957
CAD 18028 18303 18922
CHF 30190 30564 31202
CNY 0 3358 3600
EUR 28183 28449 29479
GBP 33475 33863 34805
HKD 0 3199 3402
JPY 168 172 178
KRW 0 17 18
NZD 0 14979 15572
SGD 19345 19625 20152
THB 697 760 814
USD (1,2) 25694 0 0
USD (5,10,20) 25733 0 0
USD (50,100) 25761 25795 26140
Cập nhật: 14/05/2025 07:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,780 25,780 26,140
USD(1-2-5) 24,749 - -
USD(10-20) 24,749 - -
GBP 33,802 33,893 34,798
HKD 3,271 3,281 3,381
CHF 30,316 30,410 31,257
JPY 171.92 172.23 179.91
THB 745.55 754.75 807.05
AUD 16,410 16,469 16,912
CAD 18,338 18,397 18,890
SGD 19,566 19,627 20,248
SEK - 2,604 2,694
LAK - 0.92 1.27
DKK - 3,800 3,931
NOK - 2,448 2,533
CNY - 3,572 3,669
RUB - - -
NZD 14,967 15,106 15,540
KRW 17 17.73 19.04
EUR 28,383 28,406 29,618
TWD 770.48 - 932.2
MYR 5,612.47 - 6,332.73
SAR - 6,805.15 7,162.95
KWD - 82,159 87,359
XAU - - -
Cập nhật: 14/05/2025 07:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,760 25,770 26,110
EUR 28,231 28,344 29,444
GBP 33,594 33,729 34,696
HKD 3,263 3,276 3,382
CHF 30,184 30,305 31,204
JPY 171.27 171.96 179
AUD 16,251 16,316 16,845
SGD 19,545 19,623 20,158
THB 757 760 793
CAD 18,245 18,318 18,827
NZD 14,989 15,495
KRW 17.49 19.26
Cập nhật: 14/05/2025 07:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25780 25780 26140
AUD 16285 16385 16948
CAD 18210 18310 18861
CHF 30417 30447 31331
CNY 0 3569.9 0
CZK 0 1130 0
DKK 0 3930 0
EUR 28460 28560 29336
GBP 33778 33828 34941
HKD 0 3355 0
JPY 171.8 172.8 179.31
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.7 0
LAK 0 1.152 0
MYR 0 6333 0
NOK 0 2510 0
NZD 0 15080 0
PHP 0 440 0
SEK 0 2680 0
SGD 19496 19626 20357
THB 0 726.2 0
TWD 0 845 0
XAU 11850000 11850000 12050000
XBJ 11000000 11000000 12050000
Cập nhật: 14/05/2025 07:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,780 25,830 26,180
USD20 25,780 25,830 26,180
USD1 25,780 25,830 26,180
AUD 16,313 16,463 17,529
EUR 28,512 28,662 29,837
CAD 18,153 18,253 19,571
SGD 19,565 19,715 20,193
JPY 172.37 173.87 178.52
GBP 33,872 34,022 34,801
XAU 11,848,000 0 12,052,000
CNY 0 3,454 0
THB 0 760 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 14/05/2025 07:00