Bốn Bộ trưởng và Viện trưởng Viện KSND sẽ trả lời chất vấn
Theo đó, dự kiến Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình sẽ trả lời chất vấn.
Với người đứng đầu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, có 3 nhóm vấn đề gồm biện pháp khắc phục, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp gắn với giải quyết việc làm, tăng xuất khẩu nông sản; cơ chế, chính sách hỗ trợ để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới và công tác quản lý nhà nước về vấn đề giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi để hạn chế tiêu cực và thúc đẩy sản xuất.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp lần này.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nhận được nhiều chất vấn liên quan đến giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề giai đoạn 2011-2015; khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn (vùng đồng bào dân tộc, thiểu số, những nơi Nhà nước thu hồi đất...).
Về ngành văn hóa, thể thao và du lịch, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh sẽ giải trình về tăng cường quản lý nhà nước để tạo sự chuyển biến về văn hóa, tạo động lực phát triển đất nước, khắc phục những tồn tại về sự xuống cấp đạo đức, văn hóa trong xã hội; biện pháp khắc phục những hạn chế trong công tác bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa gắn với du lịch; lễ hội tràn lan gây lãng phí; giải pháp đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao, trong đó có thể thao thành tích cao, khắc phục những tiêu cực trong lĩnh vực này.
Còn Bộ trưởng Thông tin, Truyền thông Nguyễn Bắc Son sẽ giải trình về giải pháp tăng cường phát huy mặt tích cực của công tác tuyên truyền về kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; trách nhiệm của bộ trưởng với việc quản lý thông tin các trang mạng xã hội của tổ chức và cá nhân; biện pháp đấu tranh, hạn chế, khắc phục; vai trò quản lý của bộ về thị trường truyền thông, quản lý tần số, an ninh mạng...
Người cuối cùng trong danh sách đề xuất là Viện trưởng Viện KSND tối cao Nguyễn Hòa Bình sẽ giải trình về thực trạng công tác thực hành quyền công tố, kiểm soát các hoạt động tư pháp trong thời gian qua; biện pháp tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động công tố, giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan tư pháp, việc kháng nghị các bản án đã nêu...
Sau đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ báo cáo làm rõ thêm các vấn đề được đại biểu cùng cử tri quan tâm và trả lời chất vấn trực tiếp các vị đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, vẫn có thể có thêm vị bộ trưởng, trưởng ngành khác được chọn vào danh sách chính thức sẽ trả lời chất vấn.
Theo chương trình kỳ họp, thời gian dành cho chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra trong hai ngày rưỡi (12-14/6), ngay sau khi Quốc hội thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm được tiến hành vào đầu tuần tới.
T.L
-
Tổ chức tín dụng chính thức có quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý nợ xấu
-
Quyết định nhiều nội dung quan trọng về tổ chức bộ máy, pháp luật và phát triển kinh tế - xã hội
-
Hoàn thiện hành lang pháp lý cho phát triển ngành năng lượng nguyên tử, điện hạt nhân
-
Hôm nay, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)
-
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
-
Việt Nam sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng với trách nhiệm cao nhất
-
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 16 luật, pháp lệnh mới được thông qua
-
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm
-
[VIDEO] Tổng Bí thư Tô Lâm: Chính quyền phải đổi mới tư duy, cách làm và tác phong phục vụ nhân dân
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Quản lý, quản trị đều phải tốt"