Bộ Công Thương hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp kháng kiện thương mại

10:01 | 30/05/2022

87 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Cùng với sự phát triển của thương mại toàn cầu, các biện pháp phòng vệ thương mại cũng thường xuyên được các quốc gia trên thế giới sử dụng. Các nền kinh tế có xuất khẩu càng lớn càng dễ trở thành đối tượng của các biện pháp phòng vệ thương mại.

Phòng vệ thương mại là công cụ chính sách được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho phép các nước thành viên sử dụng với mục đích bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước các hành vi cạnh tranh được coi là không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu như bán phá giá hay trợ cấp từ chính phủ; hoặc trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh gây ảnh hưởng tới ngành sản xuất nội địa.

Nguyên đơn cáo buộc rằng các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam đã nhập tủ, bộ phận tủ từ Trung Quốc là đối tượng bị áp dụng thuế phòng vệ thương mại. Ảnh minh họa
Gỗ xuất khẩu của Việt Nam đang bị nhiều quốc gia xem xét khởi kiện do nguồn gốc xuất xứ.

Với chủ trương đúng đắn của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu đã trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng bình quân 11,7% trong giai đoạn 2016-2020, đạt 281,5 tỷ USD năm 2020 và đạt 336 tỷ USD vào năm 2021.

Với kết quả này, Việt Nam đã trở thành 1 trong số 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới. Cùng với những kết quả đó, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với các vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài. Tính đến hết tháng 4/2022, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã là đối tượng của 212 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc bị nước ngoài điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ở mức cao sẽ có những tác động tiêu cực như giảm lợi thế cạnh tranh, dẫn đến mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải bố trí thời gian và nguồn lực để xử lý, thuê tư vấn pháp lý đáp ứng các yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài dẫn đến tăng gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp.

Trong bối cảnh các nước tăng cường sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, công tác hỗ trợ doanh nghiệp xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài đã được thể chế hóa trong Luật Quản lý ngoại thương và được cụ thể hóa trong một số đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như Đề án tái cơ cấu ngành công thương; Đề án tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ; Đề án xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại.

Trên cơ sở đó, Ban Cán sự Đảng bộ Công Thương đã đề ra chủ trương chủ động ứng phó và xử lý có hiệu quả các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của ta; nâng cao năng lực cảnh báo sớm cho nền kinh tế, các ngành sản xuất, xuất khẩu thông qua xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại.

Thời gian qua, với các nỗ lực của chính phủ, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về phòng vệ thương mại đang dần được nâng cao. Một số ngành, một số doanh nghiệp đã xác định được điều tra phòng vệ thương mại là hoạt động bình thường trong thương mại quốc tế, do đó chủ động trong việc xử lý, ứng phó với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài.

co-144-vu-kien-phong-ve-thuong-mai-doi-voi-hang-hoa-xuat-khau-cua-viet-nam
Thép Việt là sản phảm bị kiện bán phá giá nhiều nhất trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiểu biết về phòng vệ thương mại chưa sâu nên vẫn còn bị động khi trở thành đối tượng bị điều tra, không hiểu rõ các công việc cần thực hiện trong khi yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài rất chặt chẽ về trình tự thời gian, thủ tục, các thông tin doanh nghiệp phải cung cấp. Các doanh nghiệp không đáp ứng đúng yêu cầu của cơ quan điều tra có khả năng cao nhận được kết quả bất lợi, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu.

Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai nhiều hoạt động như sớm tiếp cận với các doanh nghiệp trong những ngành có nguy cơ và/hoặc bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để cung cấp thông tin, giúp các doanh nghiệp hiểu được quy định, yêu cầu và quy trình điều tra; các công việc doanh nghiệp cần thực hiện; các kịch bản có thể xảy ra đối với doanh nghiệp.

Trong một số vụ việc, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành liên quan trực tiếp cung cấp các thông tin theo yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài để cơ quan điều tra nước ngoài hiểu rõ về các chính sách, quy định của Việt Nam, tránh đưa ra những kết luận bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam dựa trên những cáo buộc thiếu khách quan và không chính xác.

Bộ Công Thương cũng trực tiếp can thiệp, trao đổi với cơ quan điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài khi nhận thấy các cáo buộc không có cơ sở hoặc phát hiện trong hoạt động và kết luận điều tra có điểm chưa phù hợp với các quy định của WTO. Nếu biện pháp PVTM của nước ngoài có dấu hiệu vi phạm các quy định của WTO, Bộ Công Thương xem xét đưa vấn đề ra giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.

Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài đã đem lại những kết quả rất tích cực. Trong nhiều vụ việc, Việt Nam đã thành công trong việc chứng minh Chính phủ không trợ cấp, không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu. Nhờ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại hoặc bị áp thuế ở mức thấp, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Năm 2021 ghi nhận nhiều vụ việc Việt Nam thành công trong việc chứng minh doanh nghiệp không bán phá giá hay Chính phủ không trợ cấp, không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường như Hoa Kỳ, Canada, Úc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia... Chẳng hạn như trong một số vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu lớn đều không bị áp thuế chống bán phá giá (như cá tra-basa, tôm, lốp xe).

Bộ Công Thương hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp kháng kiện thương mại
Sau hơn 20 năm con tôm Việt Nam chính thức được Hoa Kỳ gỡ bỏ "tội" bán phá giá.

Trong hầu hết các vụ việc Canada điều tra chống trợ cấp đối với doanh nghiệp Việt Nam, cơ quan điều tra của Canada đều có kết luận chung là doanh nghiệp của Việt Nam không nhận trợ cấp hoặc nhận được trợ cấp với mức độ không đáng kể. Úc đã chấm dứt nhiều vụ việc như vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp ống thép chính xác, chống bán phá giá dây đai thép phủ màu, ống đồng...

Ấn Độ, Malaysia, Indonesia cũng lần lượt chấm dứt các vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với ván gỗ MDF, nhựa PET, tôn lạnh... Nhờ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế PVTM hoặc bị áp thuế ở mức thấp, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Bên cạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp tham gia, xử lý trong giai đoạn điều tra ban đầu, Bộ Công Thương cũng phối hợp với các hiệp hội tổ chức các buổi hội thảo tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp về thủ tục rà soát thuế chống bán phá giá hàng năm của nước ngoài để giúp các doanh nghiệp thay đổi, giảm thiểu được mức thuế trong các giai đoạn tiếp theo của vụ việc. Không chỉ giải quyết ở cấp độ song phương, Việt Nam cũng đã tiến hành khiếu nại 5 biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài ra cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, trong đó có 4 vụ việc đã có phán quyết với kết quả tích cực cho Việt Nam.

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, kim ngạch xuất khẩu gia tăng nhanh chóng, xu thế sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng gia tăng thì công tác hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó với các biện pháp này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, phát triển các thị trường xuất khẩu. Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp để giảm thiểu tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại đến kết quả xuất khẩu.

Đặc biệt, để các doanh nghiệp có thể chủ động hơn nữa trong việc xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, công tác nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho cộng đồng doanh nghiệp sẽ được tăng cường thông qua các hoạt động tuyên truyền, đào tạo, phổ biến kiến thức pháp luật và kỹ năng xử lý phòng vệ thương mại cho các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thành Công

Mỹ lại gia hạn điều tra chống lẩn tránh thuế thép tấm không gỉ Việt Nam Mỹ lại gia hạn điều tra chống lẩn tránh thuế thép tấm không gỉ Việt Nam
Sản phẩm tủ gỗ Việt Nam bị đề nghị điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại Sản phẩm tủ gỗ Việt Nam bị đề nghị điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại
Phòng vệ thương mại cần phải nhanh hơn, mạnh hơn Phòng vệ thương mại cần phải nhanh hơn, mạnh hơn
Gian nan phòng vệ thương mại với RCEP Gian nan phòng vệ thương mại với RCEP

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,000 ▲2000K 84,000 ▲1500K
AVPL/SJC HCM 82,000 ▲2000K 84,000 ▲1500K
AVPL/SJC ĐN 82,000 ▲2000K 84,000 ▲1500K
Nguyên liệu 9999 - HN 73,450 ▲300K 74,400 ▲300K
Nguyên liệu 999 - HN 73,350 ▲300K 74,300 ▲300K
AVPL/SJC Cần Thơ 82,000 ▲2000K 84,000 ▲1500K
Cập nhật: 24/04/2024 20:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.000 74.800
TPHCM - SJC 82.300 ▲2500K 84.300 ▲2000K
Hà Nội - PNJ 73.000 74.800
Hà Nội - SJC 82.300 ▲2500K 84.300 ▲2000K
Đà Nẵng - PNJ 73.000 74.800
Đà Nẵng - SJC 82.300 ▲2500K 84.300 ▲2000K
Miền Tây - PNJ 73.000 74.800
Miền Tây - SJC 82.500 ▲1500K 84.500 ▲1200K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.000 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 ▲2500K 84.300 ▲2000K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.000
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 ▲2500K 84.300 ▲2000K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.000
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 72.900 73.700
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.030 55.430
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 41.870 43.270
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.410 30.810
Cập nhật: 24/04/2024 20:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,320 ▲35K 7,525 ▲25K
Trang sức 99.9 7,310 ▲35K 7,515 ▲25K
NL 99.99 7,315 ▲35K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,295 ▲35K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,385 ▲35K 7,555 ▲25K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,385 ▲35K 7,555 ▲25K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,385 ▲35K 7,555 ▲25K
Miếng SJC Thái Bình 8,240 ▲140K 8,440 ▲130K
Miếng SJC Nghệ An 8,240 ▲140K 8,440 ▲130K
Miếng SJC Hà Nội 8,240 ▲140K 8,440 ▲130K
Cập nhật: 24/04/2024 20:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,500 ▲1500K 84,500 ▲1200K
SJC 5c 82,500 ▲1500K 84,520 ▲1200K
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,500 ▲1500K 84,530 ▲1200K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,100 ▲200K 74,900 ▲200K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,100 ▲200K 75,000 ▲200K
Nữ Trang 99.99% 72,900 ▲300K 74,100 ▲200K
Nữ Trang 99% 71,366 ▲198K 73,366 ▲198K
Nữ Trang 68% 48,043 ▲136K 50,543 ▲136K
Nữ Trang 41.7% 28,553 ▲84K 31,053 ▲84K
Cập nhật: 24/04/2024 20:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,099.42 16,262.04 16,783.75
CAD 18,096.99 18,279.79 18,866.22
CHF 27,081.15 27,354.69 28,232.26
CNY 3,433.36 3,468.04 3,579.84
DKK - 3,572.53 3,709.33
EUR 26,449.58 26,716.75 27,899.85
GBP 30,768.34 31,079.13 32,076.18
HKD 3,160.05 3,191.97 3,294.37
INR - 304.10 316.25
JPY 159.03 160.63 168.31
KRW 16.01 17.78 19.40
KWD - 82,264.83 85,553.65
MYR - 5,261.46 5,376.21
NOK - 2,279.06 2,375.82
RUB - 261.17 289.12
SAR - 6,753.41 7,023.40
SEK - 2,294.19 2,391.60
SGD 18,200.78 18,384.62 18,974.42
THB 606.76 674.18 700.00
USD 25,147.00 25,177.00 25,487.00
Cập nhật: 24/04/2024 20:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,212 16,232 16,832
CAD 18,258 18,268 18,968
CHF 27,274 27,294 28,244
CNY - 3,437 3,577
DKK - 3,553 3,723
EUR #26,306 26,516 27,806
GBP 31,045 31,055 32,225
HKD 3,115 3,125 3,320
JPY 159.85 160 169.55
KRW 16.28 16.48 20.28
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,237 2,357
NZD 14,823 14,833 15,413
SEK - 2,262 2,397
SGD 18,110 18,120 18,920
THB 632.88 672.88 700.88
USD #25,135 25,135 25,487
Cập nhật: 24/04/2024 20:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,185.00 25,187.00 25,487.00
EUR 26,723.00 26,830.00 28,048.00
GBP 31,041.00 31,228.00 3,224.00
HKD 3,184.00 3,197.00 3,304.00
CHF 27,391.00 27,501.00 28,375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16,226.00 16,291.00 16,803.00
SGD 18,366.00 18,440.00 19,000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18,295.00 18,368.00 18,925.00
NZD 14,879.00 15,393.00
KRW 17.79 19.46
Cập nhật: 24/04/2024 20:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25195 25195 25487
AUD 16325 16375 16880
CAD 18364 18414 18869
CHF 27519 27569 28131
CNY 0 3469.6 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26892 26942 27645
GBP 31326 31376 32034
HKD 0 3140 0
JPY 161.93 162.43 166.97
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0346 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14885 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18459 18509 19066
THB 0 646 0
TWD 0 779 0
XAU 8230000 8230000 8400000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 24/04/2024 20:00