Bình quân mỗi tháng có 15,7 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong 2024
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê (GSO) vừa công bố cho thấy, trong tháng 11/2024, cả nước có gần 11,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký đạt gần 138,6 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký gần 90,2 nghìn lao động, giảm 21,3% về số doanh nghiệp, giảm 9,8% về vốn đăng ký và tăng 12% về số lao động so với tháng 10/2024.
So với cùng kỳ năm trước, con số này giảm 22,6% về số doanh nghiệp, giảm 27,2% về số vốn đăng ký và giảm 0,8% về số lao động. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 12,4 tỷ đồng, tăng 14,7% so với tháng trước và giảm 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, cả nước còn có hơn 7,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 10,9% so với tháng trước và tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Tình hình đăng ký doanh nghiệp 11 tháng năm 2024. Nguồn: GSO |
Tính chung 11 tháng năm 2024, cả nước có hơn 147,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký hơn 1.450,6 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký hơn 905,7 nghìn lao động, giảm 0,5% về số doanh nghiệp và giảm 8,0% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng năm 2024 đạt 9,9 tỷ đồng, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 11 tháng năm 2024 đạt gần 2.912,1 nghìn tỷ đồng, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Bên cạnh đó, cả nước có gần 71,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 28,5% so với cùng kỳ năm 2023), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 11 tháng năm 2024 lên hơn 218,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân một tháng có gần 19,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Theo khu vực kinh tế, trong 11 tháng năm 2024 có 1.495 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông - lâm - thủy sản, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm trước; gần 34,4 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, giảm 2,6%; gần 111,4 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, tăng 0,2%.
Ngược lại, trong tháng 11, có 4.243 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 22,2% so với tháng trước và giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2023; 7.550 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 39,2% và tăng 14,4%; có 1.910 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 3,9% và tăng 14,2%.
Tính chung 11 tháng năm 2024, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là hơn 96,2 nghìn doanh nghiệp, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước; gần 57,7 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 0,9%; gần 19,3 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 19,8%. Bình quân một tháng có hơn 15,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 2,3%
Trong tháng 11, các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất chuẩn bị hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cuối năm nên sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tích cực, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tính tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,5%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,7%; riêng ngành khai khoáng giảm 9,8%.
Tính chung 11 tháng năm 2024, IIP ước tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,9%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7% (cùng kỳ năm 2023 tăng 1,0%), đóng góp 8,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10,2%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,6%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 7,3%, làm giảm 1,2 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/11/2024 tăng 0,7% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 4,4% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 0,1% và giảm 0,1%; doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 0,7% và tăng 2,7%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,8% và tăng 5,3%.
Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng không đổi so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 1,1% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 0,8% và tăng 4,8%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí không đổi và giảm 0,4%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,2% và tăng 1,1%.
Phương Thảo
-
Nhà đầu tư vàng "cất két" bao nhiêu trong năm 2024?
-
Ngành Công Thương hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024
-
Động lực để kinh tế Việt Nam tăng trưởng trên 6,5% trong năm 2025
-
Công nghiệp Việt Nam năm 2024: Thành tựu và hạn chế
-
Đòn bẩy lớn nhất của bức tranh kinh tế năm 2024 là nỗ lực hoàn thiện thể chế
-
Một công ty chứng khoán báo lãi quý IV/2024 sụt giảm, tài sản lớn theo nợ vay
-
Việt Nam và Hoa Kỳ đạt thỏa thuận trong giải quyết tranh chấp về thuế chống bán phá giá cá tra, basa
-
Make In Vietnam 2024 vinh danh LynkiD, biểu tượng của đổi mới và sáng tạo trong công nghệ số
-
Ông Trump muốn ký 100 sắc lệnh hành pháp trong ngày đầu nhậm chức
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 20/1: Giá dầu thế giới tăng nhẹ trở lại