Bao giờ mới thôi phải giải cứu nông sản?

06:26 | 15/04/2017

1,406 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Từ đầu năm 2017 tới nay, hàng loạt nông sản, vật nuôi của Việt Nam rơi vào cảnh rớt giá thê thảm. Đỉnh điểm, giá thịt lợn hơi, gà lông rẻ hơn rau. Và điệp khúc “được mùa mất giá” một lần nữa lại cất lên khi dưa hấu ở Quảng Ngãi giờ đang trông đợi vào nỗ lực giải cứu của người dân cùng các ban, ngành, đoàn thể. Đến bao giờ tình cảnh này mới thôi tái diễn?

Canh tác tự phát

Đầu tiên là thịt lợn hơi tại Đồng Nai, một số tỉnh miền Bắc giảm từ trên 40.000 đồng/kg xuống còn 27.000-28.000 đồng/kg. Do thương lái Trung Quốc ngừng nhập khẩu. Bởi vậy nhiều hộ chăn nuôi có đầu ra chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc đành phải chấp nhận chịu lỗ. Tiếp đến, giá thịt gà ở Đồng Nai cũng giảm mạnh từ 26.000- 27.000 đồng/kg xuống chỉ còn 15.000-16.000 đồng/kg, khiến người chăn nuôi lao đao. Sau giá thịt lợn, gà là hàng loạt các mặt hàng nông sản khác như chuối, cà chua, dưa hấu... cũng rơi vào cảnh rớt giá thê thảm, nông dân bỏ mặc cho héo rụng trên ruộng hoặc phải đổ bỏ cho bò ăn.

Cuối tháng 2 vừa qua, người nông dân ở Đồng Nai lại điêu đứng vì thương lái Trung Quốc ép giá chuối. Giá chuối bán tại vườn 14.000 đồng đến khoảng 17.000 đồng/kg giảm mạnh chỉ còn 1.000-2.000 đồng/kg. Nhiều vườn còn không có thương lái đến mua, người nông dân đành để chuối chín hư, làm thức ăn cho bò, dê…

bao gio moi thoi phai giai cuu nong san
Sinh viên giải cứu dưa hấu giúp nông dân Quảng Ngãi

Cuối tháng 3 vừa qua, điệp khúc “được mùa mất giá” lại tái diễn với hàng trăm héc-ta dưa hấu ở các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi). Theo thông tin từ Quảng Ngãi, dưa chín đầy đồng mà thương lái không thu mua, hàng ngàn tấn dưa đang gặp khó khăn tiêu thụ.

“Mấy năm trước giá dưa hấu cao nên người dân đua nhau trồng. Đến lúc thu hoạch thì thị trường tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc đóng cửa khiến người nông dân thiệt hại nặng nề. Cơ quan chức năng đã khuyến cáo, nhưng mạnh ai nấy làm nên cũng đành chịu. Hiện tại, dưa đang ở mức giá thê thảm khoảng 1.000 đồng/kg, có nơi thương lái chỉ trả 800 đồng/kg.

Hiện nay, đầu ra của nông sản Việt Nam quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Việc thương lái Trung Quốc mua nông sản Việt Nam với giá cao trong một vài vụ mùa rồi đột ngột ngừng mua vào những vụ sau là nguyên nhân chính của những cuộc khủng hoảng thừa của nông sản Việt.

Điệp khúc “được mùa mất giá” hầu như năm nào cũng diễn ra như một vòng luẩn quẩn khiến việc trồng nông sản như một canh bạc đỏ đen, mà ở đó người nông dân là những con bạc phó mặc số phận mình vào thị trường Trung Quốc “hên thì ăn, xui thì chịu”.

Tình thương cần nhưng chưa đủ

Với tình trạng giá dưa hấu tại ruộng rớt thê thảm, dẫn tới tình cảnh không khác gì đợt “giải cứu” chuối ở Đồng Nai hồi đầu tháng 2, các ban, ngành, đoàn thể ở Quảng Ngãi đều bắt tay vào cuộc “giải cứu” dưa hấu để giúp đỡ người trồng dưa.

Bà Hà Thị Anh Thư, Bí thư Huyện ủy Bình Sơn, Quảng Ngãi có viết trên trang cá nhân Facebook: Địa phương đang có 116 héc-ta dưa đang chín, sản lượng 2.435 tấn không bán được, nếu bán với giá 3.000 đồng/kg thì nông dân hòa vốn. Theo tìm hiểu, bà Anh Thư nguyên là Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ngãi thì năm 2015, bà dẫn đầu các đoàn viên trong tỉnh tham gia tích cực vào việc giải cứu dưa, giúp rất nhiều nông dân cứu lại vốn liếng. Dân đang gặp khó, bà Thư lại nóng lòng giúp dân bằng cách liên hệ các kênh tiêu thụ nội địa như từng làm. Nhưng cũng chính bà Anh Thư phải thừa nhận rằng, người dân không thể chờ sự hỗ trợ của cộng đồng mãi, phải bám vào thị trường và đầu mối tiêu thụ để chủ động.

Theo ông Đào Thế Anh, Phó viện trưởng Viện Cây lương thực và thực phẩm (Bộ NN&PTNT), việc giải cứu nông sản chỉ là chuyện cực chẳng đã. Mặc dù đây là hành động mang tính nhân văn nhưng không thể bền vững. Bởi sau dưa hấu, chuối… còn giải cứu những gì. Chẳng nhẽ năm nào cũng phải giải cứu? Tình trạng này sẽ lặp lại nếu chúng ta không giải quyết tận gốc.

“Người nông dân Việt Nam năng động, nhưng chưa có kỹ năng phản ứng thị trường. Đặc biệt, đầu ra của nông sản quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, bởi đây là thị trường khá dễ tính, không yêu cầu, đòi hỏi cao nên thuận lợi, phù hợp với thói quen sản xuất lâu nay nhưng thị trường này lại quá mờ mịt thông tin. Chúng ta không ký được hợp đồng mua bán nên gặp rất nhiều rủi ro” - ông Thế Anh nhận xét.

Cần phối hợp đa ngành

Nông nghiệp Việt Nam còn quá phụ thuộc vào Trung Quốc, chưa vươn xa được. Mỗi khi Trung Quốc có điều chỉnh chính sách biên mậu, thương lái Trung Quốc o ép, thì sản phẩm nông nghiệp lại xảy ra tình trạng được mùa mất giá, từ quả dưa cho tới con lợn. Hậu quả không chỉ nông dân mà cả doanh nghiệp Việt Nam cũng khốn đốn...

Tình trạng “được mùa mất giá” tái diễn liên tục đã chỉ ra rằng, sự phối hợp để giải quyết vấn đề của các cơ quan quản lý Nhà nước chưa thực sự tốt. Các bộ, ngành chuyên môn đều lập và phê duyệt các quy hoạch ngành rất bài bản, khoa học, nhưng trách nhiệm thực hiện lại do các tỉnh, thành đảm nhận. Như ở ngành nông nghiệp, khi nông dân “xé rào” vượt quy hoạch thì trách nhiệm lại không thuộc về ai. Câu chuyện về những quả dưa ở Quảng Nam là một ví dụ, lãnh đạo tỉnh khẳng định, toàn bộ số dưa ế không có quả nào nằm trong quy hoạch gieo trồng của tỉnh. Nhưng người dân thấy đây là loại cây dễ trồng, không mất công chăm bón… nên cứ lao vào trồng. Chính vì vậy, câu chuyện “Người vẽ một đằng, người làm làm một kiểu” vẫn liên tiếp xảy ra.

Vải thiều Hải Dương, Bắc Giang sắp vào vụ thu hoạch. Cách đây 2 năm, một đoàn xe chở vải đỏ rực dài hàng chục kilômét đã ùn ứ ở cửa khẩu kéo dài hàng tuần trời, khiến một lãnh đạo Bộ Công Thương đã phải đứng ra hô hào 90 triệu dân Việt Nam cùng ăn vải. Không biết năm nay, 90 triệu dân Việt Nam có phải tiếp tục cùng ăn quả vải nữa hay không?

Hơn nữa, vấn đề về kênh phân phối, thương hiệu của nông sản Việt cũng cần bộ, ngành có liên quan tìm ra phương án thích hợp. Một thống kê gần đây cho thấy, gần 90% lượng nông sản Việt Nam không có thương hiệu và phải xuất khẩu dưới nhãn hiệu của nước ngoài. Và đang tồn tại một nghịch lý trên thị trường trong nước là: người nông dân phải bán sản phẩm với mức giá rẻ mạt, nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua ở mức giá cao. Theo tìm hiểu, một con lợn phải qua mấy khâu trung gian, chịu 51 phí, thêm nữa việc chiết khấu trong siêu thị cao, bao gồm phí bôi trơn, phí tạo mã, kệ… đẩy giá thịt lợn lên hơn 100.000 đồng/kg. Và tất cả đều được tính hết vào giá, cuối cùng người chăn nuôi thì méo mặt, người tiêu dùng cũng không vui.

Tiêu thụ nông sản không thể dựa mãi vào sự hên xui và lòng trắc ẩn của hàng triệu người tiêu dùng trong nước. Tất cả những vướng mắc đều đã được tìm ra, chỉ còn chờ các cơ quan bộ, ngành chức năng phối hợp giải quyết vấn đề như thế nào để đưa ra đáp án nhanh nhất mà thôi.

Tuyết Kỳ

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 84,800
AVPL/SJC HCM 82,600 84,800
AVPL/SJC ĐN 82,600 84,800
Nguyên liệu 9999 - HN 74,250 75,250
Nguyên liệu 999 - HN 74,150 75,150
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 84,800
Cập nhật: 28/04/2024 06:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,385 7,590
Trang sức 99.9 7,375 7,580
NL 99.99 7,380
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,360
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,450 7,620
Miếng SJC Thái Bình 8,320 8,520
Miếng SJC Nghệ An 8,320 8,520
Miếng SJC Hà Nội 8,320 8,520
Cập nhật: 28/04/2024 06:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 85,200
SJC 5c 83,000 85,220
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 85,230
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,800 75,500
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,800 75,600
Nữ Trang 99.99% 73,700 74,700
Nữ Trang 99% 71,960 73,960
Nữ Trang 68% 48,451 50,951
Nữ Trang 41.7% 28,803 31,303
Cập nhật: 28/04/2024 06:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CHF 27,068.64 27,342.06 28,241.61
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
DKK - 3,577.18 3,717.11
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
INR - 303.14 315.51
JPY 156.74 158.32 166.02
KRW 15.92 17.69 19.31
KWD - 82,091.26 85,440.87
MYR - 5,259.06 5,378.02
NOK - 2,255.10 2,352.71
RUB - 262.74 291.09
SAR - 6,734.96 7,009.77
SEK - 2,276.86 2,375.42
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
THB 605.58 672.87 699.19
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Cập nhật: 28/04/2024 06:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,236 16,256 16,856
CAD 18,226 18,236 18,936
CHF 27,195 27,215 28,165
CNY - 3,427 3,567
DKK - 3,544 3,714
EUR #26,239 26,449 27,739
GBP 31,092 31,102 32,272
HKD 3,107 3,117 3,312
JPY 155.83 155.98 165.53
KRW 16.19 16.39 20.19
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,215 2,335
NZD 14,779 14,789 15,369
SEK - 2,245 2,380
SGD 18,035 18,045 18,845
THB 632.42 672.42 700.42
USD #25,060 25,060 25,458
Cập nhật: 28/04/2024 06:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 28/04/2024 06:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25135 25135 25455
AUD 16392 16442 16947
CAD 18369 18419 18874
CHF 27560 27610 28172
CNY 0 3461.3 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26970 27020 27722
GBP 31472 31522 32177
HKD 0 3140 0
JPY 159.97 160.47 164.98
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0325 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14907 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18437 18487 19040
THB 0 645.7 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8460000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 28/04/2024 06:00