Thị trường lao động

Bao giờ hết “trọng nam khinh nữ"?

11:00 | 25/08/2018

2,270 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia đạt được nhiều thành tựu về bình đẳng giới. Tuy nhiên, việc thực hiện bình đẳng giới đang gặp nhiều thách thức, đặc biệt là trên thị trường lao động vẫn có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ.

Nữ giới khó xin việc

Báo cáo về vai trò của nữ giới trong sự phát triển của doanh nghiệp (DN) vừa được hãng tuyển dụng nhân sự Navigos Group công bố cho thấy: 54% ứng viên được hỏi nói rằng DN có chính sách tuyển dụng công bằng, không phân biệt giới tính; 42% cho biết DN không có chính sách tuyển dụng công bằng.

“Khảo sát cho thấy có 39% ứng viên nam được hỏi cho biết, một trong những lý do được nhận vào làm việc vì là nam giới. Trong khi đó, có 19% ứng viên nữ cho biết bị từ chối chỉ vì là nữ giới” - bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos, cho biết.

bao gio het trong nam khinh nu

Cũng theo bà Mai, tình trạng bất công bằng về lương, thưởng cũng được phản ánh trong khảo sát. Theo đó, chỉ có 54% nữ giới được hỏi nói rằng họ hưởng mức lương công bằng với nam giới cùng trình độ và kinh nghiệm làm việc; 40% phụ nữ được hỏi trả lời “không” và “không chắc chắn”.

Đặc biệt, giới tính có ảnh hưởng đến việc thăng tiến trong công việc. Có 82% nam giới nói có cơ hội bình đẳng thăng tiến so với nữ giới. Trong khi đó, chỉ 68% ứng viên nữ thấy công bằng. 52% ứng viên được hỏi nói rằng nam giới có sự tự do tương đối trong việc phấn đấu công việc tại cơ quan, còn nữ giới có những hạn chế liên quan đến việc chăm sóc gia đình.

Đáng chú ý, thu nhập trung bình của phụ nữ chủ yếu ở mức 5-10 triệu đồng/người/tháng. Có 6% lao động nữ có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng; 38% thu nhập 5-10 triệu đồng/tháng; 24% thu nhập 10-15 triệu đồng/tháng; 15% thu nhập 15-20 triệu đồng/tháng và 16% thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng.

Đánh giá việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, tỷ lệ phụ nữ tham gia thị trường lao động khá cao, đạt tới 73% và phụ nữ làm chủ DN đạt trên 31%, thuộc nhóm cao nhất khu vực Đông Nam Á. Việt Nam đứng thứ 69/144 quốc gia về thu hẹp khoảng cách giữa nam và nữ trong các lĩnh vực. Việt Nam cũng là 1 trong 10 quốc gia thực hiện tốt nhất thế giới về bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái trong các mục tiêu phát triển bền vững.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, hiện nay vẫn còn một số vấn đề đặt ra làm cản trở việc đạt được những mục tiêu bình đẳng giới. Cụ thể, vẫn còn có sự khác biệt giữa nam và nữ trong phân bổ việc làm theo khu vực, nghề nghiệp. Theo đó, nam giới chiếm ưu thế ở các ngành khoa học, kỹ thuật, kinh tế, tài chính, còn nữ giới đang làm việc chủ yếu ở các ngành giáo dục, y tế, xã hội.

“Xét về vị thế làm việc, lao động nữ vẫn tập trung ở những việc làm có vị thế kém hơn như lao động tự do và lao động gia đình không hưởng lương. Đây là những công việc không ổn định, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Lao động và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện”, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân cho biết.

Cũng theo Thứ trưởng Lê Quân, thu nhập giữa lao động nữ và lao động nam vẫn còn chênh lệch. Giai đoạn 2009-2016, tiền lương bình quân của nữ luôn thấp hơn của nam, chênh lệch khoảng 30USD trên tổng mức lương chưa đạt 200 USD/tháng. Cùng với đó, 98% số DN do nữ làm chủ có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ, tập trung vào lĩnh vực thương mại, lợi nhuận thấp... Phụ nữ làm công việc chăm sóc không lương nhiều hơn nam giới 105 phút mỗi ngày, tức là hơn 12 giờ mỗi tuần, 6,5 ngày làm việc mỗi tháng, hoặc gần 80 ngày làm việc mỗi năm.

Xóa bỏ phân biệt đối xử

Bà Ngô Thị Thu Hà, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ giáo dục và nâng cao năng lực cho phụ nữ (CEPEW) cho rằng, Đảng, Nhà nước đã quan tâm và nỗ lực thúc đẩy quá trình bình đẳng giới. Tuy nhiên, khi thực hiện chính sách bình đẳng giới vẫn còn khó khăn cần phải giải quyết, trước hết là nâng cao nhận thức và nhận thức này phải bắt đầu trong gia đình. “Gia đình là nơi định hình các quan hệ giới, truyền tải những chuẩn mực về giới và quyết định những cơ hội cho các thành viên gia đình. Gia đình là nơi đưa ra các quyết định cơ bản như số con, việc nuôi dạy con, phân bố thời gian và nguồn lực sản xuất… Có thể nói, gia đình đóng vai trò quan trọng trong nhận thức và thực hiện bình đẳng giới. Do vậy, quyền trẻ em, phụ nữ được tôn trọng trong gia đình là nền tảng để thúc đẩy bình đẳng ở ngoài xã hội” - bà Ngô Thị Thu Hà nhấn mạnh.

Cũng theo bà Hà, bên cạnh tăng cường giáo dục thì để thúc đẩy bình đẳng giới, về mặt luật pháp cần phải hình sự hóa tất cả các hành vi bạo lực với người khác dù là người thân, bạn bè, đồng nghiệp hay người không quen biết. Tòa án và các cơ quan thực thi pháp luật cần xử lý kịp thời và nghiêm minh đối với người gây bạo lực, dù gây bạo lực với ai.

Tìm giải pháp cho vấn đề này, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam Elisa Fernandez cho rằng cho rằng, Bộ luật Lao động là cơ hội để giải quyết các khuyến nghị của Ủy ban Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) bao gồm việc áp dụng cùng tuổi nghỉ hưu bắt buộc cho phụ nữ và nam giới, xem xét và giảm danh sách các nghề cấm phụ nữ tham gia. Bình đẳng giới trong lĩnh vực việc làm không chỉ là vấn đề về quyền bởi ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy bình đẳng giới góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy phát triển bền vững.

Đồng quan điểm, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Lê Thị Nguyệt nhấn mạnh, trên cơ sở nghiên cứu thực tế và kinh nghiệm các nước, đã đến lúc cần nghiên cứu thay đổi cách tiếp cận xây dựng các quy định từ cách tiếp cận “bảo vệ lao động nữ” sang cách tiếp cận “thúc đẩy bình đẳng giới” đối với các lao động nam và lao động nữ.

Khảo sát của Navigos Group cho thấy, có 39% ứng viên nam được hỏi cho biết, một trong những lý do được nhận vào làm việc vì là nam giới. Trong khi đó, có 19% ứng viên nữ cho biết bị từ chối chỉ vì là nữ giới.
bao gio het trong nam khinh nu Thúc đẩy bình đẳng giới trong kỷ nguyên số và hội nhập
bao gio het trong nam khinh nu Nghịch lý & hệ lụy

Yến Anh

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 84,800
AVPL/SJC HCM 82,600 84,800
AVPL/SJC ĐN 82,600 84,800
Nguyên liệu 9999 - HN 74,500 75,450
Nguyên liệu 999 - HN 74,400 75,350
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 84,800
Cập nhật: 27/04/2024 11:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.800 75.600
TPHCM - SJC 83.000 85.200
Hà Nội - PNJ 73.800 75.600
Hà Nội - SJC 83.000 85.200
Đà Nẵng - PNJ 73.800 75.600
Đà Nẵng - SJC 83.000 85.200
Miền Tây - PNJ 73.800 75.600
Miền Tây - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.800 75.600
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.800
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.700 74.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.630 56.030
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.330 43.730
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.740 31.140
Cập nhật: 27/04/2024 11:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,385 7,590
Trang sức 99.9 7,375 7,580
NL 99.99 7,380
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,360
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,450 7,620
Miếng SJC Thái Bình 8,320 8,520
Miếng SJC Nghệ An 8,320 8,520
Miếng SJC Hà Nội 8,320 8,520
Cập nhật: 27/04/2024 11:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 85,200
SJC 5c 83,000 85,220
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 85,230
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,800 75,500
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,800 75,600
Nữ Trang 99.99% 73,700 74,700
Nữ Trang 99% 71,960 73,960
Nữ Trang 68% 48,451 50,951
Nữ Trang 41.7% 28,803 31,303
Cập nhật: 27/04/2024 11:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CHF 27,068.64 27,342.06 28,241.61
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
DKK - 3,577.18 3,717.11
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
INR - 303.14 315.51
JPY 156.74 158.32 166.02
KRW 15.92 17.69 19.31
KWD - 82,091.26 85,440.87
MYR - 5,259.06 5,378.02
NOK - 2,255.10 2,352.71
RUB - 262.74 291.09
SAR - 6,734.96 7,009.77
SEK - 2,276.86 2,375.42
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
THB 605.58 672.87 699.19
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Cập nhật: 27/04/2024 11:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,233 16,253 16,853
CAD 18,228 18,238 18,938
CHF 27,206 27,226 28,176
CNY - 3,427 3,567
DKK - 3,544 3,714
EUR #26,239 26,449 27,739
GBP 31,095 31,105 32,275
HKD 3,107 3,117 3,312
JPY 156.48 156.63 166.18
KRW 16.2 16.4 20.2
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,217 2,337
NZD 14,797 14,807 15,387
SEK - 2,241 2,376
SGD 18,043 18,053 18,853
THB 632.05 672.05 700.05
USD #25,060 25,060 25,458
Cập nhật: 27/04/2024 11:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 27/04/2024 11:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25135 25135 25455
AUD 16392 16442 16947
CAD 18369 18419 18874
CHF 27560 27610 28172
CNY 0 3461.3 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26970 27020 27722
GBP 31472 31522 32177
HKD 0 3140 0
JPY 159.97 160.47 164.98
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0325 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14907 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18437 18487 19040
THB 0 645.7 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8460000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 27/04/2024 11:00