Nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số

Nghịch lý & hệ lụy

07:00 | 30/06/2018

439 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Vấn đề nguồn nhân lực cho sự phát triển trong kỷ nguyên số đang rất được quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường lao động nước ta luôn thiếu hụt trầm trọng nguồn lao động chất lượng cao. PGS.TS Lê Hoài Quốc, Trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao TP HCM đã có những chia sẻ về hiện trạng nguồn nhân lực nước ta và thách thức của doanh nghiệp (DN) cũng như lực lượng lao động trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0).

Cơ cấu lao động mất cân đối

PV: Ông đánh giá như thế nào về nguồn nhân lực của nước ta hiện nay?

nghich ly he luy
PGS.TS Lê Hoài Quốc

PGS.TS Lê Hoài Quốc: Nước ta có lực lượng lao động dồi dào, ham học hỏi, là một trong những nhân tố quan trọng phục vụ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, cơ cấu nhân lực mất cân đối bởi sự thiếu hụt nghiêm trọng của lực lượng công nhân kỹ thuật và dư thừa lực lượng lao động có trình độ đại học và sau đại học. Các quốc gia có trình độ sáng tạo cao như Mỹ, Nhật Bản đều đặt nền tảng cho công cuộc công nghiệp hóa bằng sự phát triển của một tầng lớp đông đảo những người thợ có tay nghề cao. Những người này không nhất thiết phải được đào tạo chính quy, có bằng thạc sĩ, tiến sĩ, nhưng có kinh nghiệm thực tiễn, nắm vững các công nghệ nền tảng và là cầu nối không thể thiếu để biến các ý tưởng sáng tạo thành những sản phẩm thương mại hóa. Nhưng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao lại là lực lượng lao động mà Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng. Trong khi đó, lực lượng này chính là nhân tố nền tảng cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giúp đất nước vượt qua bẫy thu nhập trung bình bằng khả năng sáng tạo ra sản phẩm của riêng mình.

PV: Cơ cấu nhân lực mất cân đối như vậy sẽ dẫn đến những hệ quả như thế nào, thưa ông?

PGS.TS Lê Hoài Quốc: Cơ cấu nhân lực mất cân đối làm nảy sinh 3 vấn đề quan trọng. Thứ nhất, lực lượng công nhân kỹ thuật thiếu hụt nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Những công nhân làm việc cho các nhà máy, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chủ yếu là các nhà máy lắp ráp không cần tay nghề cao và họ cũng ít có nhu cầu nâng cao tay nghề, một phần vì không có môi trường thực hành tốt, phần nữa vì không phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh do thị trường lao động luôn khan hiếm. Hệ quả là, thị trường lao động luôn thiếu những người thợ lành nghề, những người thật sự làm chủ máy móc và biết cách hiện thực hóa các ý tưởng thành sản phẩm cụ thể có thể thương mại hóa;

Thứ hai, lực lượng lao động có trình độ đại học và sau đại học trở nên dư thừa. Một phần không nhỏ trong số này chuyển sang làm những công việc của công nhân kỹ thuật, gây lãng phí lớn về thời gian và tiền của cho xã hội. Hơn thế nữa, những người này dù muốn dù không cũng rất khó để có thể trở thành những người thợ lành nghề, vì có tư duy hàn lâm và ít chịu khó làm những công việc mang tính chất tỉ mỉ, chân tay.

Cuộc CMCN 4.0 không chỉ đe dọa việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ năng cũng sẽ bị ảnh hưởng, nếu như họ không được trang bị những kỹ năng mới của nền kinh tế 4.0.

Thứ ba, những lao động có trình độ đại học và sau đại học, dù có thể làm đúng chuyên môn, đa phần cũng chỉ làm thuê cho người khác chứ ít phát triển sản phẩm của riêng mình và làm chủ DN, đặc biệt khi gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các DN nước ngoài. Lý do là đằng sau những DN nước ngoài này là một hệ thống các DN gia công, cung ứng hùng mạnh. Hạt nhân của các DN này chính là những người thợ lành nghề. Đây là những DN “chỉ làm một việc nhưng làm với chất lượng rất cao”.

Thu hẹp khoảng cách cung - cầu lao động

PV: Hiện nay, rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu công việc trên thực tế, dẫn đến các DN phải mất thời gian và chi phí đào tạo lại khi tuyển dụng. Theo ông đâu là nguyên nhân của vấn đề này?

PGS.TS Lê Hoài Quốc: Theo tôi, nguyên nhân cơ bản của thực trạng này là mối liên kết còn quá lỏng lẻo giữa các cơ sở đào tạo và DN. Các DN, đơn vị tiếp nhận đầu ra của hoạt động đào tạo, hầu như không có vai trò gì đối với phương pháp giảng dạy cũng như giáo trình ở các cơ sở đào tạo. Đây là thiếu sót lớn có nguyên do là ở cả hai phía. Các cơ sở đào tạo thường gặp rất nhiều khó khăn khi phải thay đổi phương pháp giảng dạy và giáo trình, nhất là khi đội ngũ giảng viên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế ở DN và kinh phí đầu tư không cho phép. Các DN cũng không mặn mà lắm khi hợp tác với cơ sở đào tạo vì bị cuốn theo các hoạt động kinh doanh thường nhật và chưa thấy lợi ích rõ ràng của việc hợp tác.

nghich ly he luy
Công nhân kỹ thuật có tay nghề cao luôn thiếu

PV: Để giải quyết những khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay, theo ông chúng ta cần có những giải pháp nào?

PGS.TS Lê Hoài Quốc: Tôi cho rằng cần có những giải pháp cơ bản như: Tạo sự đồng thuận về vai trò của nhân lực chất lượng cao trong xã hội; tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho giới trẻ về tầm quan trọng của những công việc trực tiếp làm ra của cải cho xã hội, khuyến khích tư duy thực tế.

Ngoài ra, cần sắp xếp lại theo hướng tinh gọn các đầu mối quản lý các cơ sở giáo dục, đào tạo nhằm tạo cơ chế thuận lợi cho các cơ sở này phát triển; đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục đào tạo, đặc biệt là các cơ sở đào tạo nghề; khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo đạt chuẩn quốc tế; ban hành các chính sách phù hợp để khuyến khích DN tham gia vào quá trình xây dựng phương pháp đào tạo và giáo trình của các cơ sở giáo dục đào tạo nhằm thu hẹp khoảng cách về chất lượng giữa cung và cầu lao động.

Đối với việc nâng cao trình độ của nhân lực thông qua học tập và chuyển giao công nghệ ở các DN nước ngoài thì cần tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng nâng cao yêu cầu về trình độ công nghệ, khuyến khích các hoạt động chuyển giao công nghệ và nghiên cứu phát triển. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài liên doanh với DN trong nước, đồng thời sử dụng nhân sự quản lý cấp cao ở bản địa.

Bắt nhịp cùng CMCN 4.0

PV: Hiện nay, thế giới đang bước vào cuộc cách mạng CMCN 4.0, ông đánh giá như thế nào về tác động của cuộc cách mạng này đối với thị trường lao động Việt Nam?

PGS.TS Lê Hoài Quốc: CMCN 4.0 tác động mạnh mẽ đến kênh việc làm trong trung hạn là điều rất đáng quan ngại bởi cuộc cách mạng này tạo ra sự thu hẹp đáng kể của những DN bị lạc hậu về công nghệ, một số lĩnh vực, ngành nghề không còn tồn tại do tác động của Internet… Nhóm lao động chịu tác động mạnh là lao động giản đơn, ít kỹ năng, dễ bị thay thế bởi người máy. Như Foxconn có kế hoạch đưa 10.000 robot vào nhà máy ở Trung Quốc và cứ 1 robot thay thế 10 người, Samsung cũng có kế hoạch đưa robot vào nhà máy ở Bắc Ninh, cũng như ở khu công nghệ cao TP HCM.

Bên cạnh đó, nhóm lao động có kỹ năng song gắn với công nghệ cũ hoặc lạc nhịp và đã có tuổi cũng chịu tác động mạnh. Như trường hợp của Intel, vào khoảng năm 2013 đã cho sa thải khoảng 11.000 nhân viên, họ đều là những kỹ sư giỏi, có tuổi từ 40 trở lên, vì nhóm này liên quan nhiều đến những máy tính để bàn trong khi công nghệ điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính xách tay thì nhóm lao động này không tiếp cận được. Do đó, cuộc CMCN 4.0 không chỉ đe dọa việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ năng cũng sẽ bị ảnh hưởng, nếu như họ không được trang bị những kỹ năng mới của nền kinh tế 4.0. Những tác động đến thị trường lao động cũng sẽ dẫn đến những tác động rất lớn về xã hội, vấn đề việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động.

PV: Ông đánh giá như thế nào về tính sẵn sàng của DN Việt Nam trong việc tiếp nhận công nghệ từ cuộc CMCN 4.0?

PGS.TS Lê Hoài Quốc: Mức độ sẵn sàng về công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin, nền tảng để bước vào CMCN 4.0 của DN nước ta đang ở vị trí thấp, rất đáng quan ngại. Theo báo cáo mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), 75% DN sản xuất ở Việt Nam đang sử dụng máy móc hết khấu hao. Các DN trong nước, đặc biệt là khu vực DN vừa và nhỏ vẫn loay hoay không thể thoát ra được những máy móc có công nghệ lạc hậu 2-3 thế hệ.

Cần thúc đẩy hợp tác hiệu quả giữa DN, các viện, trường để thúc đẩy đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Một vòng đời công nghệ vào khoảng 10 năm, nghĩa là sau khoảng một thập niên sẽ có một thế hệ công nghệ mới ra đời. Thế nhưng, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng phải thừa nhận, hầu hết máy móc thiết bị của Việt Nam có công nghệ lạc hậu hàng chục năm so với thế giới. Và đáng lo ngại hơn cả là các chỉ số liên quan đến đổi mới công nghệ của DN Việt Nam trong 5 năm trở lại đây cũng thể hiện một sự tụt hậu không chỉ so với thế giới mà ngay trong khu vực.

Về nguồn nhân lực, kết quả khảo sát PISA năm 2016 của Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD) khảo sát với 540.000 học sinh 15 tuổi tại 72 quốc gia và vùng lãnh thổ vừa được công bố cho thấy học sinh của nước ta vẫn được xếp hạng cao, thậm chí một số lĩnh vực xếp hạng cao hơn cả Anh, Pháp, Italia. Tuy nhiên, các kỹ năng mềm như ngoại ngữ, thực hành, làm việc nhóm… lại được đánh giá ở mức trung bình thấp trong khu vực Đông Nam Á.

Về đổi mới sáng tạo, có những điểm cải thiện. Ngày 15-6-2017 tại Geneva (Thụy Sỹ), Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) kết hợp với Trường Đại học Cornell (Hoa Kỳ) và Học viện Kinh doanh INSEAD (Pháp) đã công bố báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2017. Theo đó Việt Nam đã tăng hạng khá ấn tượng từ vị trí 59/128 lên vị trí 47/127 nước và nền kinh tế (tăng 12 bậc). Đây là thứ hạng cao nhất Việt Nam từng đạt được từ trước đến nay. Việt Nam còn đứng vị trí cao về đổi mới sáng tạo trong số các nước có thu nhập trung bình thấp và lần đầu tiên vượt qua Thái Lan.

Một điểm sáng nữa là khoảng 2 năm trở lại đây, với các chính sách của Nhà nước liên quan đến mục tiêu xây dựng nền kinh tế tri thức, bắt nhịp cuộc CMCN 4.0, khởi nghiệp sáng tạo đã trở thành một làn sóng mới ở Việt Nam, thu hút sự quan tâm của giới kinh doanh, nghiên cứu, sinh viên, báo chí và các cấp chính quyền. Điều này tạo ra động lực đáng kể cho sự phát triển các startup nói chung và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam nói riêng. Nếu đi đúng hướng và bắt đúng nhịp, CMCN 4.0 sẽ tạo ra cơ hội để chúng ta rút ngắn khoảng cách phát triển, ngược lại Việt Nam sẽ bị tụt lại xa hơn.

nghich ly he luy
Rất cần lực lượng lao động chất lượng cao để tiếp nhận công nghệ mới

PV: Làm thế nào để DN Việt không bị bỏ lại phía sau trong một thế giới chịu sự chi phối ngày một gia tăng của công nghệ và để phát triển lực lượng lao động chất lượng cao đáp ứng quá trình tăng trưởng?

PGS.TS Lê Hoài Quốc: Trước hết, cần tiếp tục giải quyết những vấn đề liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường còn tồn đọng từ giai đoạn tăng trưởng nóng trước đây; nhanh chóng tận dụng những cơ hội và vượt lên những thách thức mới xuất hiện liên quan đến CMCN 4.0, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu; hỗ trợ DN giảm thâm dụng lao động phổ thông, chuyển đổi cơ cấu lao động trong các khu chế xuất - khu công nghiệp theo hướng tăng thâm dụng công nghệ và lao động có kỹ năng, chuyên môn cao bằng chính sách, cơ chế ưu đãi cho các DN.

Cần có cơ chế ràng buộc các DN FDI trong việc tham gia phát triển chuỗi cung ứng nội địa (tăng tỷ lệ nội địa hóa) cùng với việc khuyến khích các DN trong nước đầu tư để tham gia chuỗi cung ứng nội địa. Cụ thể, nếu như trước đây Khu công nghệ cao TP HCM kêu gọi những nhà đầu tư tiên phong thì Intel là một trong những nhà đầu tư này, nhưng chuỗi cung ứng nội địa của chúng ta tham gia vào quá trình sản xuất của Intel rất thấp, hiện chỉ khoảng 10%, vì bản thân các công nghệ vi mạch của chúng ta còn rất yếu và những chính sách thúc đẩy phát triển lĩnh vực này chưa hiệu quả. Tuy nhiên, sau này với Samsung, chúng tôi đặt ra điều kiện là họ phải cam kết phát triển chuỗi cung ứng nội địa, mục tiêu là đến năm 2020 tỷ lệ nội địa hóa ở Việt Nam của Samsung phải đạt tối thiểu 35%.

Tuy nhiên, hiện nay, chuỗi cung ứng nội địa của nước ta còn rất yếu, cần thực hiện chính sách công nghiệp phù hợp để tăng cường mối liên kết chặt chẽ hơn giữa khu vực kinh tế trong nước và khu vực FDI, phát triển công nghiệp hỗ trợ và chuỗi cung ứng nội địa.

Bên cạnh đó, cần hỗ trợ hoạt động nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ, khuyến khích đổi mới sáng tạo; thúc đẩy thiết lập các cụm liên kết ngành, đào tạo liên ngành; dành ưu tiên đầu tư công cho phát triển kết cấu hạ tầng gắn với việc cải thiện tính kết nối; phát triển thị trường vốn dài hạn, thúc đẩy sự phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm gắn với phát triển công nghệ và sáng tạo; thúc đẩy hợp tác hiệu quả giữa DN, các viện, trường để đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

PV: Xin cảm ơn ông!

Mai Phương

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 81,800 ▼200K 84,000
AVPL/SJC HCM 81,800 ▼200K 84,000
AVPL/SJC ĐN 81,800 ▼200K 84,000
Nguyên liệu 9999 - HN 73,250 ▼200K 74,200 ▼200K
Nguyên liệu 999 - HN 73,150 ▼200K 74,100 ▼200K
AVPL/SJC Cần Thơ 81,800 ▼200K 84,000
Cập nhật: 25/04/2024 18:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.000 74.800
TPHCM - SJC 82.300 84.300
Hà Nội - PNJ 73.000 74.800
Hà Nội - SJC 82.300 84.300
Đà Nẵng - PNJ 73.000 74.800
Đà Nẵng - SJC 82.300 84.300
Miền Tây - PNJ 73.000 74.800
Miền Tây - SJC 82.000 ▼500K 84.300 ▼200K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.000 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.000
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.000
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 72.900 73.700
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.030 55.430
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 41.870 43.270
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.410 30.810
Cập nhật: 25/04/2024 18:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,305 ▼15K 7,510 ▼15K
Trang sức 99.9 7,295 ▼15K 7,500 ▼15K
NL 99.99 7,300 ▼15K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,280 ▼15K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,370 ▼15K 7,540 ▼15K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,370 ▼15K 7,540 ▼15K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,370 ▼15K 7,540 ▼15K
Miếng SJC Thái Bình 8,230 ▼10K 8,430 ▼10K
Miếng SJC Nghệ An 8,230 ▼10K 8,430 ▼10K
Miếng SJC Hà Nội 8,230 ▼10K 8,430 ▼10K
Cập nhật: 25/04/2024 18:45
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,000 ▼500K 84,300 ▼200K
SJC 5c 82,000 ▼500K 84,320 ▼200K
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,000 ▼500K 84,330 ▼200K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,100 74,800 ▼100K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,100 74,900 ▼100K
Nữ Trang 99.99% 72,900 74,000 ▼100K
Nữ Trang 99% 71,267 ▼99K 73,267 ▼99K
Nữ Trang 68% 47,975 ▼68K 50,475 ▼68K
Nữ Trang 41.7% 28,511 ▼42K 31,011 ▼42K
Cập nhật: 25/04/2024 18:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,132.31 16,295.26 16,818.06
CAD 18,084.86 18,267.53 18,853.61
CHF 27,078.76 27,352.28 28,229.82
CNY 3,428.68 3,463.32 3,574.97
DKK - 3,581.24 3,718.38
EUR 26,509.78 26,777.56 27,963.40
GBP 30,937.15 31,249.64 32,252.22
HKD 3,157.93 3,189.82 3,292.16
INR - 303.56 315.69
JPY 158.10 159.69 167.33
KRW 15.97 17.75 19.36
KWD - 82,247.73 85,536.02
MYR - 5,254.14 5,368.74
NOK - 2,269.41 2,365.76
RUB - 261.89 289.91
SAR - 6,745.43 7,015.11
SEK - 2,290.51 2,387.76
SGD 18,188.62 18,372.35 18,961.78
THB 605.39 672.66 698.42
USD 25,137.00 25,167.00 25,477.00
Cập nhật: 25/04/2024 18:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,226 16,246 16,846
CAD 18,219 18,229 18,929
CHF 27,240 27,260 28,210
CNY - 3,429 3,569
DKK - 3,555 3,725
EUR #26,328 26,538 27,828
GBP 31,150 31,160 32,330
HKD 3,108 3,118 3,313
JPY 158.78 158.93 168.48
KRW 16.25 16.45 20.25
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,235 2,355
NZD 14,844 14,854 15,434
SEK - 2,259 2,394
SGD 18,086 18,096 18,896
THB 631.59 671.59 699.59
USD #25,070 25,070 25,477
Cập nhật: 25/04/2024 18:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,155.00 25,475.00
EUR 26,606.00 26,713.00 27,894.00
GBP 30,936.00 31,123.00 32,079.00
HKD 3,170.00 3,183.00 3,285.00
CHF 27,180.00 27,289.00 28,124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16,185.00 16,250.30 16,742.00
SGD 18,268.00 18,341.00 18,877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18,163.00 18,236.00 18,767.00
NZD 14,805.00 15,299.00
KRW 17.62 19.25
Cập nhật: 25/04/2024 18:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25155 25155 25477
AUD 16349 16399 16909
CAD 18342 18392 18848
CHF 27509 27559 28112
CNY 0 3463.6 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26943 26993 27703
GBP 31492 31542 32200
HKD 0 3140 0
JPY 160.89 161.39 165.9
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0381 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14917 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18446 18496 19057
THB 0 644.5 0
TWD 0 779 0
XAU 8250000 8250000 8420000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 25/04/2024 18:45