Thúc đẩy bình đẳng giới trong kỷ nguyên số và hội nhập

08:11 | 19/07/2018

764 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày 18/7, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức diễn đàn đa phương "Thúc đẩy bình đẳng giới trong kỷ nguyên số và hội nhập", thảo luận những vấn đề mới phát sinh về bình đẳng giới, thách thức và giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam.
thuc day binh dang gioi trong ky nguyen so va hoi nhapSửa đổi một số mục tiêu về bình đẳng giới
thuc day binh dang gioi trong ky nguyen so va hoi nhapNạn nhân bị cưỡng bức khó tiếp cận công lý
thuc day binh dang gioi trong ky nguyen so va hoi nhapNỗ lực xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng giới

Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong 20 năm qua. Tình trạng bất bình đẳng giới của Việt Nam được cải thiện nhanh, thể hiện ở việc chỉ số phát triển giới (GDI), chỉ số khoảng cách giới (GGI) và chỉ số bất bình đẳng giới (GII) đều ở mức khá tốt.

Theo báo cáo phát triển con người năm 2016, chỉ số GII của Việt Nam là 0,337, xếp thứ 71/188 quốc gia; chỉ số GGI là 0,700 xếp thứ 65/183 quốc gia và chỉ số GDI là 1,010 thuộc nhóm 1 trong 5 nhóm (188 quốc gia) xếp hạng về bình đẳng giới trong giá trị chỉ số phát triển con người.

thuc day binh dang gioi trong ky nguyen so va hoi nhap
Toàn cảnh diễn đàn

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh: "Trong những năm qua, hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam về bình đẳng giới không ngừng được xây dựng, sửa đổi, bổ sung phù hợp với xu thế hội nhập. Nhiều chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động liên quan đến lĩnh vực này được ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả".

Đến nay, tỉ lệ phụ nữ tham gia thị trường lao động tại Việt Nam đạt trên 70%; tỉ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp và chủ cơ sở kinh doanh đạt 31,6%. Các chỉ số phát triển giới, chỉ số khoảng cách giới và chỉ số bất bình đẳng giới đều đạt ở mức trung bình cao...

thuc day binh dang gioi trong ky nguyen so va hoi nhap
Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà phát biểu tại diễn đàn.

Theo Thứ trưởng Hà, dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng, song Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức về bình đẳng giới. Sự tham gia của phụ nữ trong quản lý và lãnh đạo ở các cấp vẫn còn thấp; trình độ chuyên môn kỹ thuật của nữ vẫn thấp hơn nam giới; lao động nữ có thu nhập bình quân thấp hơn nam giới khoảng 10%; lao động nữ là đối tượng dễ bị rủi ro và tổn thương hơn khi doanh nghiệp có nhu cầu cắt giảm nhân công…

"Có tới 98% số doanh nghiệp do nữ làm chủ có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ, tập trung vào lĩnh vực thương mại, lợi nhuận thấp... Nữ chủ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn, kỹ năng quản trị doanh nghiệp và gặp khó khăn trong tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức" - bà Hà nói.

Ngoài ra, phụ nữ còn gặp phải những vấn đề khác như bạo lực gia đình, nạn nhân của buôn bán người, bóc lột lao động, xâm hại tình dục. Một trong những nguyên nhân của tình trạng bất bình đẳng giới được xác định chính là những định kiến về giá trị và cách suy nghĩ truyền thống của xã hội đối với cách ứng xử, vai trò của nam giới, phụ nữ. Những suy nghĩ, định kiến này đang cản trở những tiềm năng phát triển của cả nam giới và phụ nữ.

Thảo luận tại diễn đàn, các chuyên gia cho rằng, kỷ nguyên số, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với ứng dụng nhanh chóng, rộng rãi các tiến bộ công nghệ sẽ tác động to lớn đến nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội, tạo ra cơ hội cho cả nam và nữ tham gia vào thị trường lao động, thúc đẩy bình đẳng giới thực chất.

thuc day binh dang gioi trong ky nguyen so va hoi nhap
Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội Đào Quang Vinh trình bày tham luận tại diễn đàn

Dẫn nghiên cứu mới đây của ILO được tiến hành tại 5 nước ASEAN, Tiến sĩ Đào Quang Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho rằng, trong kỷ nguyên số, các nguyên tắc về tổ chức nơi làm việc, khái niệm việc làm sẽ thay đổi, thậm chí bản chất nghề nghiệp cũng có sự thay đổi, bị tác động.

Kết quả nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, trong 10 năm tới, 70% số việc làm có rủi ro cao, có thể bị thay thế bằng các máy móc, tự động hóa. Trong đó, rủi ro cao nhất thuộc các nhóm ngành nông - lâm - thủy sản (với 83,3% số việc làm có độ rủi ro cao); có tới 74,4% số việc làm thuộc ngành công nghiệp chế biến và 84,1% số việc làm ngành bán lẻ có độ rủi ro cao...

Theo ông Đào Quang Vinh, lao động có trình độ càng thấp, làm những việc giản đơn thì nguy cơ bị máy móc thay thế càng lớn. Lao động chỉ có thể tận dụng được các cơ hội trong kỷ nguyên số và hội nhập khi họ được trang bị kỹ năng tốt, được tiếp cận các cơ hội việc làm, kinh doanh bình đẳng, được hỗ trợ từ chính sách công một cách công bằng và hiệu quả.

thuc day binh dang gioi trong ky nguyen so va hoi nhap
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại diễn đàn

Còn theo Tiến sĩ Dương Kim Anh - Phó Giám đốc Học viện phụ nữ, cách mạng công nghiệp 4.0 tạo thuận lợi cho khởi nghiệp, giúp phụ nữ và các đối tượng yếu thế có thể tự tin khởi sự, điều hành doanh nghiệp với số vốn đầu tư không lớn nhưng vẫn có thể mang lại lợi nhuận cao. Phụ nữ sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với công nghệ cao, với tiến bộ và công bằng xã hội. Nhưng mặt trái cách mạng 4.0 có thể gây ra sự bất bình đẳng, nó có thể phá vỡ thị trường lao động khi tự động hóa thay thế lao động chân tay, robot có thể thay thế con người trong nhiều lĩnh vực.

Hiện cả nước có khoảng 200.000 doanh nghiệp do phụ nữ thành lập. Dưới áp lực của sự phát triển công nghệ, nền kinh tế mỗi ngày một tự động hóa cao, nhiều ngành nghề sẽ biến động lao động, việc làm rất lớn.

Phú Văn