Tăng trưởng xanh - những vấn đề cần đặt ra:

Bài 4: Loạt bất cập triển khai tín dụng xanh tại ngân hàng

08:24 | 11/08/2024

3,291 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tín dụng xanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thành công Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Tuy nhiên qua thực tế triển khai, dù đã có những tín hiệu tích cực nhưng lĩnh vực này ở Việt Nam vẫn tồn tại những bất cập, chưa khai thác hết tiềm năng.

Khung pháp lý chưa hoàn thiện, ngân hàng gặp khó thẩm định cho vay

Hiện nay, xanh hóa nền kinh tế đang là xu hướng toàn cầu và ngày càng được quan tâm trong các chương trình nghị sự quốc tế, nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực từ tăng trưởng kinh tế đến môi trường và xã hội.

Bài 4: Loạt bất cập triển khai tín dụng xanh tại ngân hàng
Khung pháp lý chưa hoàn thiện khiến ngân hàng gặp khó khi thẩm định cho vay (Ảnh minh họa)

Trong đó, tín dụng xanh, ngân hàng xanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thành công Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, tạo nguồn lực giúp các doanh nghiệp đầu tư dự án, chương trình, cơ sở hạ tầng nhằm giảm thiểu phát thải, bảo vệ môi trường.

Thời gian qua, ngành ngân hàng cũng luôn tích cực và nỗ lực hướng đến các mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành nhiều văn bản quy định về tín dụng nhằm bảo vệ môi trường và giảm phát thải carbon như: Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 và Thông tư số 17/2022/TT-NHNN ngày 23/12/2022 đã hướng dẫn quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng. Ngoài ra, các yêu cầu về bảo vệ môi trường đã được lồng ghép vào quy định hiện hành về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016.

Tuy nhiên, thực tế khi triển khai tín dụng xanh vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Thống kê của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho thấy, hiện có 47 ngân hàng phát sinh dư nợ tín dụng xanh. Tuy vậy, dư nợ tín dụng xanh mới chiếm 4,5% tổng dư nợ nền kinh tế. Nguyên nhân khiến tỷ lệ tín dụng xanh còn khiêm tốn, theo lãnh đạo các ngân hàng thương mại, là do hành lang pháp lý chưa đầy đủ, bên cạnh đó danh mục phân loại xanh quốc gia cũng chưa rõ ràng…

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, mặc dù đã có những tín hiệu tích cực trong tăng trưởng tín dụng xanh, ngân hàng xanh, song vẫn chưa khai thác hết tiềm năng. Việc phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại các tổ chức tín dụng Việt Nam còn nhiều bất cập như: Cần nguồn lực rất lớn để triển khai; kiến thức, kinh nghiệm của các cán bộ ngân hàng thực hiện công tác thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng liên quan các vấn đề môi trường xã hội nhìn chung còn hạn chế. Một số ngân hàng rất chủ động, tiên phong nhưng số khác lại "dậm chân". Có ngân hàng chưa xây dựng được quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội, chưa có đơn vị/bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro với mảng này,…

Mới đây, tại Diễn đàn Tài chính xanh năm 2024, ông Nguyễn Bá Sơn - Phó Giám đốc Ban kinh doanh vốn và tiền tệ Ngân hàng BIDV chia sẻ, BIDV là tổ chức đầu tiên của Việt Nam phát hành trái phiếu xanh. "Qua thực tế triển khai trái phiếu xanh năm 2023, chúng tôi cho rằng cần sớm ban hành quy định phân loại và xác nhận dự án xanh, xem xét sự tương đồng giữa các tiêu chí xanh của Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế; các chính sách ưu đãi để thu hút nhà đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực về môi trường và xây dựng hệ thống dữ liệu về môi trường", ông Sơn chia sẻ.

Bài 4: Loạt bất cập triển khai tín dụng xanh tại ngân hàng
Ông Nguyễn Bá Sơn - Phó Giám đốc Ban Kinh doanh vốn và tiền tệ BIDV

''Rất cần các hoạt động nâng cao nhận thức và khuyến khích doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi xanh; duy trì, mở rộng các cơ chế hỗ trợ chi phí phát hành, tư vấn kỹ thuật và khuyến khích các doanh nghiệp đầu ngành tiên phong phát hành chứng khoán xanh. Riêng các doanh nghiệp nói chung, để tăng hiệu quả chuyển đổi xanh, cần xây dựng tổng thể chiến lược thực hiện, trong đó có xác lập kế hoạch phát hành trái phiếu ESG, lựa chọn trái phiếu phù hợp mục đích cụ thể của doanh nghiệp ở từng giai đoạn. Sau đó phải đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, đem lại các tác động tích cực cho môi trường, xã hội…'', ông Sơn khuyến nghị.

Tương tự, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank cho hay, dù rất muốn đẩy mạnh tín dụng xanh, song ngân hàng này vẫn đang loay hoay vì các chuẩn mực với dự án xanh chưa có. “Rất mong các bộ, ngành sớm xây dựng tiêu chí về dự án xanh để ngân hàng có tiêu chí triển khai”, ông Tùng kiến nghị.

Trong báo cáo kiến nghị mới đây, nhóm chuyên gia nghiên cứu Trường đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, để phát triển tín dụng xanh, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện khung pháp lý. Cụ thể, phải xây dựng các tiêu chí xác định dự án xanh. Đây là cơ sở để các tổ chức tín dụng căn cứ lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh cho các dự án.

Việc chưa hoàn thiện khung pháp lý, thiếu hướng dẫn cụ thể về danh mục xanh, dự án xanh khiến các tổ chức tín dụng khó khăn trong việc lựa chọn dự án, thẩm định cho vay.

“Cần xây dựng lộ trình cụ thể cho việc thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ các lĩnh vực, ngành nghề xanh về thuế, phí, vốn, kỹ thuật, thị trường, quy hoạch, chiến lược phát triển... một cách đồng bộ, nhằm thu hút và phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng xanh”, nhóm nghiên cứu đề xuất.

Cần đa dạnh hóa nguồn vốn để đẩy nhanh tín dụng xanh

Ngoài thiếu hành lang pháp lý, các ngân hàng thương mại cũng đang khó khăn trong việc tìm nguồn vốn xanh để cho vay. Thời gian qua, nhiều ngân hàng thành công trong việc huy động hàng tỷ USD từ các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, nguồn vốn này vẫn còn nhỏ so với nhu cầu thị trường.

Ông Võ Văn Quang - Phó Tổng giám đốc, Giám đốc Khối Đầu tư Bac A Bank cho biết, phần lớn nguồn vốn cho vay dự án xanh của các ngân hàng đến từ huy động vốn. Còn nguồn vốn tài trợ của Chính phủ có nhưng chưa nhiều. Vì thế, để triển khai chính sách tín dụng xanh, Bac A Bank cũng như nhiều ngân hàng khác phải tính toán căn cơ, cân đối hài hòa.

Còn theo bà Trần Tường Vân - Giám đốc tư vấn, Công ty cổ phần Tư vấn EY Việt Nam đánh giá các ngân hàng đang sẵn sàng cho vay xanh và rất muốn tìm kiếm khách hàng phù hợp. Nhưng để mở rộng cho vay thì các ngân hàng cũng đang rất trăn trở về tiêu chí phân loại xanh và nguồn vốn để cho vay xanh.

Bà Vân cho rằng, nguồn vốn xanh có thể đến từ các tổ chức quốc tế, vay ngân hàng đối tác... Nhiều ngân hàng đã thành công trong việc mở rộng danh mục xanh bởi đã có nguồn danh mục khách hàng sẵn có.

Trao đổi với PetroTimes, TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính, ngân hàng cho rằng, hiện có hơn 80% vốn huy động của các tổ chức tín dụng là ngắn hạn, trong khi tín dụng xanh chủ yếu là dự án dài hạn từ 5 - 10 năm hoặc lâu hơn. Trong bối cảnh NHNN siết chặt tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, các ngân hàng thương mại càng khó bố trí nguồn vốn dài hạn để cho vay. Chưa kể, rủi ro với cho vay các dự án này không nhỏ, trong khi thời gian thu hồi vốn dài.

“Tín dụng xanh ở nước ta còn quá khiêm tốn. Hiện tại, tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn xuống rất thấp, các ngân hàng đang bị "bó tay" bởi tỷ lệ đó. Chưa kể, đa phần dự án xanh đòi hỏi lãi suất cho vay thấp, tương đương với lợi nhuận thấp, trong khi rủi ro lớn. Nhiều dự án xanh (như trong lĩnh vực năng lượng), nếu không có sự bảo lãnh của Chính phủ, thì khả năng dự án vỡ nợ là có, đồng nghĩa rủi ro cho ngân hàng”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định.

TS. Hiếu phân tích và khẳng định, thời điểm này không thể kỳ vọng quá nhiều vốn ngân hàng tài trợ, đầu tư lĩnh vực xanh. Mà nên tìm đến nguồn tài trợ từ các tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức tài chính lớn như WB, IFC… tài trợ dự án tín dụng xanh ở Việt Nam.

Huy Tùng

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • vietinbank
  • bao-hiem-pjico
  • rot-von-duong-dai-agri
  • vpbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 76,500 78,500
AVPL/SJC HCM 76,500 78,500
AVPL/SJC ĐN 76,500 78,500
Nguyên liệu 9999 - HN 75,800 76,550
Nguyên liệu 999 - HN 75,700 76,450
AVPL/SJC Cần Thơ 76,500 78,500
Cập nhật: 11/08/2024 12:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 76.300 77.590
TPHCM - SJC 76.500 78.500
Hà Nội - PNJ 76.300 77.590
Hà Nội - SJC 76.500 78.500
Đà Nẵng - PNJ 76.300 77.590
Đà Nẵng - SJC 76.500 78.500
Miền Tây - PNJ 76.300 77.590
Miền Tây - SJC 76.500 78.500
Giá vàng nữ trang - PNJ 76.300 77.590
Giá vàng nữ trang - SJC 76.500 78.500
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 76.300
Giá vàng nữ trang - SJC 76.500 78.500
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 76.300
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 76.200 77.000
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 76.120 76.920
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 75.330 76.330
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 70.130 70.630
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 56.500 57.900
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 51.110 52.510
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 48.800 50.200
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 45.720 47.120
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 43.800 45.200
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 30.780 32.180
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 27.630 29.030
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 24.160 25.560
Cập nhật: 11/08/2024 12:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,515 7,705
Trang sức 99.9 7,505 7,695
NL 99.99 7,520
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,520
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,620 7,745
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,620 7,745
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,620 7,745
Miếng SJC Thái Bình 7,650 7,850
Miếng SJC Nghệ An 7,650 7,850
Miếng SJC Hà Nội 7,650 7,850
Cập nhật: 11/08/2024 12:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 76,500 78,500
SJC 5c 76,500 78,520
SJC 2c, 1C, 5 phân 76,500 78,530
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 76,250 77,600
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 76,250 77,700
Nữ Trang 99.99% 76,150 77,150
Nữ Trang 99% 74,386 76,386
Nữ Trang 68% 50,117 52,617
Nữ Trang 41.7% 29,825 32,325
Cập nhật: 11/08/2024 12:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,112.11 16,274.86 16,797.29
CAD 17,812.76 17,992.69 18,570.26
CHF 28,263.74 28,549.23 29,465.67
CNY 3,426.97 3,461.59 3,573.24
DKK - 3,606.16 3,744.32
EUR 26,711.68 26,981.49 28,176.84
GBP 31,216.61 31,531.93 32,544.12
HKD 3,137.52 3,169.21 3,270.94
INR - 298.19 310.12
JPY 165.29 166.96 174.94
KRW 15.92 17.69 19.29
KWD - 81,770.47 85,041.12
MYR - 5,611.68 5,734.18
NOK - 2,269.46 2,365.86
RUB - 271.43 300.48
SAR - 6,669.14 6,935.89
SEK - 2,335.33 2,434.53
SGD 18,488.60 18,675.35 19,274.84
THB 628.84 698.71 725.48
USD 24,900.00 24,930.00 25,270.00
Cập nhật: 11/08/2024 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 24,970.00 24,980.00 25,300.00
EUR 26,918.00 27,026.00 28,142.00
GBP 31,394.00 31,583.00 32,557.00
HKD 3,159.00 3,172.00 3,276.00
CHF 28,471.00 28,585.00 29,458.00
JPY 166.52 167.19 174.96
AUD 16,272.00 16,337.00 16,836.00
SGD 18,629.00 18,704.00 19,269.00
THB 695.00 698.00 727.00
CAD 17,973.00 18,045.00 18,579.00
NZD 14,906.00 15,406.00
KRW 17.60 19.24
Cập nhật: 11/08/2024 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24940 24940 25280
AUD 16361 16411 16923
CAD 18095 18145 18596
CHF 28744 28794 29348
CNY 0 3466.9 0
CZK 0 1037 0
DKK 0 3670 0
EUR 27188 27238 27941
GBP 31807 31857 32509
HKD 0 3230 0
JPY 168.75 169.25 173.8
KHR 0 6.2261 0
KRW 0 17.9 0
LAK 0 0.963 0
MYR 0 5800 0
NOK 0 2305 0
NZD 0 14929 0
PHP 0 412 0
SEK 0 2386 0
SGD 18781 18831 19382
THB 0 671.1 0
TWD 0 765 0
XAU 7650000 7650000 7850000
XBJ 7200000 7200000 7570000
Cập nhật: 11/08/2024 12:00