6 thách thức lớn của ngành tiêu thụ nông sản

15:41 | 14/03/2019

436 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trước biến động khó lường của kinh tế thế giới do tác động của tình hình chính trị, tiêu thụ nông sản của Việt Nam năm 2019 liệu có thể tiếp tục vượt khó một cách ngoạn mục như năm 2018 với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 40 tỷ USD? Phóng viên Báo điện tử Petrotimes có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quốc Toản, quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) về vấn đề này.
6 thach thuc lon cua nganh tieu thu nong sanTiêu thụ nông sản không phải là câu chuyện của riêng ngành nông nghiệp
6 thach thuc lon cua nganh tieu thu nong sanTháo gỡ khó khăn để không còn chuyện “giải cứu” nông sản tái diễn
6 thach thuc lon cua nganh tieu thu nong sanMô hình thí điểm tiêu thụ nông sản: Nông dân được lợi nhiều
6 thach thuc lon cua nganh tieu thu nong san
Ông Nguyễn Quốc Toản, quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NN&PTNN

Xác định khó khăn, chủ động ứng phó

P.V: Thưa ông, được biết năm 2018 là một năm ngành nông nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do tác động từ cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Vậy ông có thể cho biết, những khó khăn đó như thế nào?

Ông Nguyễn Quốc Toản: Năm 2018, kinh tế thế giới tiếp tục đà tăng trưởng với tốc độ 3,1%. Tuy nhiên, tình hình thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất lợi như cạnh tranh gay gắt ngay trong khu vực và cả trên thế giới do xung đột thương mại Mỹ - Trung, sự gia tăng bảo hộ hàng hóa nông sản thông qua các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của các thị trường nông sản lớn nhất của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Thêm vào đó, giá các mặt hàng cây công nghiệp sụt giảm mạnh, ảnh hưởng tới nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có lợi thế của Việt Nam. Bên cạnh dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, nhất là nguy cơ xâm nhập dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam. Những yếu kém nội tại về sản xuất nhỏ, phân tán của nông nghiệp Việt Nam mặc dù đã được khắc phục, chuyển biến nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế. Cùng với đó là thách thức, nguy cơ từ tác động của biến đổi khí hậu, môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất trong nước và tình hình cung cầu nông sản.

P.V: Với những khó khăn đó, chúng ta đã ứng phó như thế nào thưa ông?

Ông Nguyễn Quốc Toản: Ngay từ đầu năm 2018, Bộ NN&PTNN đã nhìn ra những vấn đề đó và chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó. Thứ nhất là tập trung vào các giải pháp then chốt về đổi mới công tác xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ nông sản trong nước, tập trung tháo gỡ các rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật gắn với các mặt hàng và thị trường cụ thể. Thứ hai là nâng cao năng lực nắm bắt và xử lý thông tin thị trường, chú trọng công tác nghiên cứu và dự báo cung cầu, cung cấp thông tin kịp thời bằng nhiều phương tiện cho các địa phương, doanh nghiệp và người dân để điều chỉnh sản xuất phù hợp. Thứ ba là chủ động nghiên cứu, dự báo để tận dụng tốt cơ hội do tác động của tranh chấp thương mại Mỹ - Trung đem lại, tận dụng lợi thế từ các Hiệp định FTA được ký kết.

Với kế hoạch ứng phó và nỗ lực thực hiện kế hoạch, không những tiêu thụ nông sản vượt khó mà còn xuất khẩu đạt hơn 40 tỷ USD, một mức kỷ lục từ trước tới nay, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển bền vững của kinh tế, xã hội đất nước.

6 thach thuc lon cua nganh tieu thu nong san
Hội chợ nông sản an toàn tổ chức tại Hà Nội

P.V: Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, xuất khẩu nông sản của chúng ta đạt kết quả khả quan như vậy trong khi thị trường trong nước lại bỏ ngỏ. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Nguyễn Quốc Toản: Không phải như vậy bởi phát triển thị trường trong nước cũng là một chủ trương của ngành nông nghiệp, phải coi đây như mục tiêu số 1. Do xu hướng tất cả các nền kinh tế phát triển đều phải lấy nội nhu làm trọng, làm mục tiêu chính, làm nền tảng cho sự phát triển, từ đó mới có thể bứt phá, mở rộng một cách chắc chắn ra các thị trường khác, chính vì vậy, năm 2018, Bộ NN&PTNN đã xây dựng và phát triển hệ thống tiêu thụ trong nước với gần 1.500 sản phẩm và hơn 3.000 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi nông sản an toàn thực phẩm, thành lập mới số doanh nghiệp nông lâm thủy sản là 2.200 doanh nghiệp, thành lập gần 2.000 hợp tác xã (cả nước có 13.400 hợp tác xã), kết nối hơn 25.000 hộ sản xuất nông nghiệp với các đơn vị sản xuất được cấp chứng nhận VietGap…

Bên cạnh đó Bộ NN&PTNN cũng kết nối với các địa phương, doanh nghiệp tổ chức diễn đàn, kết nối tiêu thụ và quảng bá các mặt hàng nông sản là thế mạnh của các địa phương, doanh nghiệp, đồng thời kết nối doanh nghiệp tiêu thụ, phân phối với doanh nghiệp, người sản xuất để giảm thiểu các khâu trung gian và nâng cao thu nhập cho người sản xuất… Với những kết quả trên, ngành nông nghiệp xác định rõ vẫn phải tiếp tục phát triển thị trường trong nước hơn nữa để đáp ứng nhu cầu, phục vụ cho gần 100 triệu dân.

Khó khăn sẽ tiếp nối khó khăn?

6 thach thuc lon cua nganh tieu thu nong san
Thanh Long xuất khẩu

P.V: Thưa ông, năm 2019 liệu những khó khăn thách thức có giảm bớt, nhất là trong bối cảnh chúng ta đã có “nền” thành tựu đạt được trong năm 2018 và kinh nghiệm xử lý các khó khăn?

Ông Nguyễn Quốc Toản: Chúng tôi xác định rõ có 6 khó khăn, thách thức lớn đó là quy mô sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn nhỏ, lại phân tán nên chưa đáp ứng được yêu cầu về sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế. Thứ hai là nguy cơ từ tác động của biến đổi khí hậu, môi trường, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất trong nước và tình hình cung cầu nông sản. Thứ ba là do các nước trên thế giới đều quay lại tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp, kể cả các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, khối các nước châu Âu, Trung Quốc… nên các mặt hàng nông sản của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Thứ tư, các nước nhập khẩu nông sản lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,… đều gia tăng bảo hộ hàng hóa nông sản thông qua các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, yêu cầu truy xuất nguồn gốc. Riêng thị trường EU vẫn giữ cảnh báo thẻ vàng đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam và chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ… Thứ năm là xung đột thương mại Mỹ - Trung, những bất ổn xung quanh vấn đề Brexít, những bất ổn địa chính trị trên thế giới cũng ảnh hưởng tới việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam. Cuối cùng là Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực từ ngày 14/1/2019 và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU sẽ có hiệu lực trong tương lại mở ra cơ hội cho nhiều mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức.

P.V: Vậy với 6 thách thức như vậy trong năm 2019, ông có thể cho biết Bộ NN&PTNT đã xây dựng những giải pháp ứng phó như thế nào?

Ông Nguyễn Quốc Toản: Để giải quyết những khó khăn, thách thức trên, ngành nông nghiệp đã xây dựng 9 giải pháp quan trọng, trong đó đáng chú ý là cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để huy động nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sản xuất. Đồng thời đơn giản hóa thủ tục hành chính, thuộc phạm vi Bộ NN&PTNN quản lý, để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân tổ chức việc sản xuất, kinh doanh…

Bên cạnh đó tiếp tục đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu quốc gia… Tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường chính ngạch, tháo gỡ các rào cản kỹ thuật cho các sản phẩm hoa tươi, rau, thủy sản sang các thị trường có yêu cầu chất lượng cao. Duy trì và phát triển bền vững thị trường Trung Quốc, mở rộng thị trường nông sản sang những nền kinh tế có cơ cấu bổ sung với Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu, Trung Đông… Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, tăng cường các biện pháp chống gian lận xuất xứ để bảo vệ hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam trước rủi ro của những vụ kiện chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại hiện đang có nguy cơ leo thang trở lại, đặc biệt do ảnh hưởng của việc Mỹ và các quốc gia tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại và trừng phạt gian lận thương mại để kiểm soát nguy cơ gia tăng nhập khẩu do hàng hóa xuất khẩu dư thừa của Trung Quốc và Mỹ…

P.V: Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Tú Anh

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
AVPL/SJC HCM 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
AVPL/SJC ĐN 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
Nguyên liệu 9999 - HN 73,450 ▲200K 74,400 ▲200K
Nguyên liệu 999 - HN 73,350 ▲200K 74,300 ▲200K
AVPL/SJC Cần Thơ 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
Cập nhật: 26/04/2024 09:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.200 ▲200K 74.950 ▲150K
TPHCM - SJC 82.300 84.300
Hà Nội - PNJ 73.200 ▲200K 74.950 ▲150K
Hà Nội - SJC 82.300 84.300
Đà Nẵng - PNJ 73.200 ▲200K 74.950 ▲150K
Đà Nẵng - SJC 82.300 84.300
Miền Tây - PNJ 73.200 ▲200K 74.950 ▲150K
Miền Tây - SJC 82.400 ▲400K 84.600 ▲300K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.200 ▲200K 74.950 ▲150K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.200 ▲200K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.200 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.150 ▲250K 73.950 ▲250K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.210 ▲180K 55.610 ▲180K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.010 ▲140K 43.410 ▲140K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.510 ▲100K 30.910 ▲100K
Cập nhật: 26/04/2024 09:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,315 ▲10K 7,520 ▲10K
Trang sức 99.9 7,305 ▲10K 7,510 ▲10K
NL 99.99 7,310 ▲10K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,290 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,380 ▲10K 7,550 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,380 ▲10K 7,550 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,380 ▲10K 7,550 ▲10K
Miếng SJC Thái Bình 8,260 ▲30K 8,460 ▲30K
Miếng SJC Nghệ An 8,260 ▲30K 8,460 ▲30K
Miếng SJC Hà Nội 8,260 ▲30K 8,460 ▲30K
Cập nhật: 26/04/2024 09:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,600 ▲600K 84,800 ▲500K
SJC 5c 82,600 ▲600K 84,820 ▲500K
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,600 ▲600K 84,830 ▲500K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,250 ▲150K 74,950 ▲150K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,250 ▲150K 75,050 ▲150K
Nữ Trang 99.99% 73,050 ▲150K 74,150 ▲150K
Nữ Trang 99% 71,416 ▲149K 73,416 ▲149K
Nữ Trang 68% 48,077 ▲102K 50,577 ▲102K
Nữ Trang 41.7% 28,574 ▲63K 31,074 ▲63K
Cập nhật: 26/04/2024 09:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,112.17 16,274.92 16,797.08
CAD 18,090.44 18,273.17 18,859.45
CHF 27,072.22 27,345.68 28,223.04
CNY 3,429.67 3,464.31 3,576.00
DKK - 3,579.44 3,716.52
EUR 26,496.28 26,763.92 27,949.19
GBP 30,880.63 31,192.55 32,193.34
HKD 3,156.04 3,187.92 3,290.20
INR - 303.48 315.61
JPY 157.98 159.58 167.21
KRW 15.95 17.72 19.33
KWD - 82,209.56 85,496.44
MYR - 5,249.99 5,364.51
NOK - 2,265.53 2,361.72
RUB - 261.73 289.74
SAR - 6,740.29 7,009.77
SEK - 2,281.68 2,378.56
SGD 18,179.62 18,363.26 18,952.42
THB 605.24 672.49 698.24
USD 25,118.00 25,148.00 25,458.00
Cập nhật: 26/04/2024 09:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,301 16,401 16,851
CAD 18,317 18,417 18,967
CHF 27,321 27,426 28,226
CNY - 3,459 3,569
DKK - 3,597 3,727
EUR #26,730 26,765 28,025
GBP 31,309 31,359 32,319
HKD 3,163 3,178 3,313
JPY 159.59 159.59 167.54
KRW 16.64 17.44 20.24
LAK - 0.89 1.25
NOK - 2,274 2,354
NZD 14,871 14,921 15,438
SEK - 2,280 2,390
SGD 18,198 18,298 19,028
THB 632.14 676.48 700.14
USD #25,140 25,140 25,458
Cập nhật: 26/04/2024 09:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,155.00 25,475.00
EUR 26,606.00 26,713.00 27,894.00
GBP 30,936.00 31,123.00 32,079.00
HKD 3,170.00 3,183.00 3,285.00
CHF 27,180.00 27,289.00 28,124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16,185.00 16,250.30 16,742.00
SGD 18,268.00 18,341.00 18,877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18,163.00 18,236.00 18,767.00
NZD 14,805.00 15,299.00
KRW 17.62 19.25
Cập nhật: 26/04/2024 09:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25145 25145 25458
AUD 16340 16390 16895
CAD 18357 18407 18858
CHF 27501 27551 28116
CNY 0 3465.4 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26927 26977 27688
GBP 31436 31486 32139
HKD 0 3140 0
JPY 160.83 161.33 165.84
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.033 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14911 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18436 18486 19047
THB 0 643.9 0
TWD 0 779 0
XAU 8250000 8250000 8420000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 26/04/2024 09:00