33 mặt hàng nhập khẩu trên 1 tỷ USD trong 8 tháng
Số liệu nhập khẩu các mặt hàng trong 8 tháng qua do Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, đã có 33 mặt hàng nhập khẩu vượt 1 tỷ USD, trong đó một số mặt hàng tăng so với cùng kỳ năm trước.
Đơn cử, nhập khẩu nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 33,6 tỷ USD, chiếm 20,2% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 21%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 24 tỷ USD, tăng 12,9%; nhập khẩu vải đạt 8,8 tỷ USD, tăng 4,8%; chất dẻo đạt 6 tỷ USD, tăng 2%; ô tô đạt 4,9 tỷ USD, tăng 60,3%.
![]() |
33 mặt hàng nhập khẩu trên 1 tỷ USD trong 8 tháng |
Một số mặt hàng ghi nhận có giá trị nhập khẩu giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2018, bao gồm: Điện thoại và linh kiện đạt 8,7 tỷ USD, giảm 5,9%; sắt thép đạt 6,4 tỷ USD, giảm 4,4%; kim loại thường đạt 4,2 tỷ USD, giảm 19%.
Như vậy, 8 tháng, nhập khẩu hàng hóa 166,58 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ, vẫn trong tầm kiểm soát. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu 70,43 tỷ USD, tăng 13,9% và khu vực FDI nhập khẩu 96,15 tỷ USD, tăng 4,8%.
Thị trường nhập khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam trong 8 tháng qua không có nhiều thay đổi. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 49,2 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước, tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 31 tỷ USD, giảm 0,3%; thị trường ASEAN đạt 21,6 tỷ USD, tăng 4,6%; Nhật Bản đạt 12,4 tỷ USD, tăng 0,6%; thị trường EU đạt 9,9 tỷ USD, tăng 11,8%; Hoa Kỳ đạt 9,4 tỷ USD, tăng 9%.
Nguyễn Hưng
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4