Sẽ siết chặt quản lý hoạt động thương mại điện tử để tránh gian lận
Tại Việt Nam, với sự tác động của Internet, từ năm 2016 thương mại điện tử đã bước sang giai đoạn phát triển mạnh. Số liệu công bố của hãng nghiên cứu thị trường của Đức Statista cho thấy, năm 2018 doanh thu thương mại điện tử Việt Nam đạt 2,26 tỷ USD và nằm trong top 6 nền thương mại điện tử phát triển nhất.
Trước thực tế phát triển nói trên, mục tiêu của đề án nhằm đảm bảo việc quản lý toàn diện của nhà nước trong thương mại điện tử, nhằm kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định pháp luật tránh việc lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để trốn thuế, vi phạm các chính sách mặt hàng, sở hữu trí tuệ, xuất xứ, vận chuyển hàng cấm vào Việt Nam và ngược lại.
![]() |
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, do nguồn lực về con người, thời gian, kinh phí còn hạn chế, đề án chỉ tập trung nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát, tạo thuận lợi cho các giao dịch thương mại điện tử được thực hiện trên các sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc các website thương mại điện tử bán hàng.
Tại đề án này tạm thời chưa nghiên cứu đến việc giao dịch đặt hàng, bán hàng trên các ứng dụng như Zalo, Facebook...
Đối tượng điều chỉnh của đề án gồm Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động thương mại điện tử: cơ quan hải quan, cơ quan thuế, cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan quản lý hoạt động thương mại điện tử...; người mua hàng (tổ chức, cá nhân).
Ngoài ra có đối tượng người bán hàng, chủ các sàn giao dịch thương mại điện tử, các doanh nghiệp thực hiện việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, doanh nghiệp là đại lý cho các sàn giao dịch thương mại điện tử, website thương mại điện tử bán hàng, doanh nghiệp là đại lý làm thủ tục hải quan.
Đề án sẽ tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Việt Nam, nêu rõ thực trạng, những bất cập, khó khăn, vướng mắc từ hoạt động thương mại điện tử của các đối tượng tham gia giao dịch đến công tác quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, các cơ chế chính sách…
Trên cơ sở thực trạng sẽ đề xuất mô hình và giải pháp quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo từng đối tượng tham gia hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam.
-
P4G 2025: Việt Nam khẳng định vai trò tiên phong trong chuyển đổi tài chính xanh
-
Tin tức kinh tế ngày 15/4: Thanh long soán ngôi “vua” trái cây
-
Doanh nghiệp nhà nước nộp gần 400 nghìn tỷ đồng vào ngân sách năm 2024, đẩy mạnh chuyển đổi số
-
Nghiên cứu, sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách nhà nước
-
Làm gì để thương mại điện tử phát triển bền vững?
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4