Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế nhập khẩu một số loại giày dép lên 30%
![]() |
![]() |
Theo giải thích của cơ quan này, các loại giày dép khác thuộc nhóm 64.02 (giày, dép có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic) đều là thành phẩm và có mức thuế suất MFN hiện hành là 30%, riêng các loại giày thuộc mã số 6402.99.10 (loại mũi giày được gắn kim loại để bảo vệ) và 6402.99.90 (loại khác) có thuế mức thuế suất MFN hiện hành là 0% (cam kết trần WTO 30%). Đây là mặt hàng trong nước đã sản xuất được. Do thuế suất thấp, chênh lệch thuế với các mặt hàng khác cùng nhóm lớn, khó phân biệt, dễ nhầm lẫn, dẫn đến gian lận thương mại.
![]() |
Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế nhập khẩu một số loại giày dép lên 30% |
Kim ngạch nhập khẩu nhóm sản phẩm này vào Việt Nam năm 2018 là 9,8 triệu USD, trong đó 2,2 triệu USD áp dụng thuế suất MFN. Sản phẩm được nhập khẩu chủ yếu từ các nước Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan… với thuế suất là 0%. Do đó Bộ Tài chính dự kiến tăng mức thuế 2 mã hàng 6402.99.10 và 6402.99.90 từ 0% lên 30% nhằm thống nhất mức thuế suất các mặt hàng khác trong cùng nhóm. Việc tăng thuế 2 mã hàng này dự kiến đưa số thu ngân sách Nhà nước tăng thêm 0,6 triệu USD, tương đương 15 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề xuất tăng thuế mặt hàng muối thuộc các mã hàng 2501.00.91, 2501.00.92, 2501.00.99 (trừ muối thực phẩm, muối mỏ chưa chế biến) có thuế suất MFN là 13% lên 15% như mức thuế của mã hàng 2501.00.50 (nước biển trong cùng nhóm 2501). Năm vừa qua kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này vào Việt Nam là 22 triệu USD, trong đó có 2,8 triệu USD kim ngạch nhập khẩu được áp dụng thuế suất MFN. Nếu tăng thuế nhập khẩu, dự kiến số thu thuế nhập khẩu tăng 56.687 USD, tương đương 1,3 tỉ đồng.
Nguyễn Hưng
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí
-
Tin tức kinh tế ngày 10/5: Ngân hàng tích cực “bơm” vốn
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 5/5 - 10/5
-
Tạo hành lang pháp lý, cơ chế ưu đãi thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ số