Có một Văn Miếu Quốc Tử Giám bị lãng quên...
Dự án tôn tạo di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm trên khuôn viên hàng chục hecta đất, trước đây là một nhà máy chế biến thức ăn gia súc gọi là “Ấp 7 tầng”. Khi có dự án, khu “Ấp 7 tầng” bị phá bỏ để thực hiện thi công công trình Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Công trình tôn tạo quy mô hoành tráng bị bỏ phí.
Theo một người cao tuổi đã sống lâu năm tại thôn Văn Miếu xã Đường Lâm cho biết, ngày xưa nơi đây là địa điểm đặt Ban giám hiệu trường Đại học đầu tiên của Việt Nam - Quốc Tử Giám. Trường học và trường thi thì đặt tại nội thành Hà Nội.
Trong kháng chiến chống Pháp, quân Pháp đã dùng bom mìn tàn phá khu Văn Miếu vì nghi là có cán bộ cách mạng ẩn náu ở nơi này. Công trình bị tàn phá gần như hoàn toàn. Mãi tận sau này, cách đây 3 năm, Sở Văn hóa Hà Nội phối hợp với UBND TX Sơn Tây cho xây dựng và tôn tạo lại di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám để phục vụ tham quan du lịch của nhân dân.
Nhưng cho đến nay công trình đã thi công được gần 2 năm đã bị bỏ dở dang và để hoang hóa hoàn toàn công trình. Khi bước vào cổng của công trình tôn tạo di tích là một không khí ảm đảm, heo hút và lạnh tanh, bởi ở đây không một bóng người qua lại, cỏ cây mọc um tùm, ngổn ngang các vật liệu thi công bỏ dở. Một cảnh tưởng hoang tàn rêu mốc bao phủ lên tường gạch, nền đá và lối đi.
Cỏ mọc um tùm khắp nơi.
Chắc hẳn ai vào đây cũng không khỏi sự tiếc nuối và nóng ruột bởi sự phí phạm và bỏ đi của tài sản hàng tỉ đồng phơi giữa nắng gió và mưa, bụi. Các hạng mục công trình hiện đang thi công dang dở, lối vào của di tích chỉ là con đường rẽ tắt của cổng chính nhà máy thức ăn gia súc ngày xưa, đường chính vào chưa được thi công. Công trình trùng tu di tích nằm hoàn tàn lặng lẽ sau bóng của những nhà dân. Nếu không phải là người dân địa phương thì có lẽ ít ai biết đến nơi đây.
Vật liệu xây dựng ngổn ngang
Không ai chăm sóc, bảo dưỡng, trùng tu nên vẻ heo hút và lạnh tanh của công trình càng đáng ghê sợ. Công trình biến thành nơi làm tổ và ẩn náu của chuột. Các cột gỗ to và giá trị không được che chắn nên đã có sự xuống cấp, nứt toác. Những cột đèn bằng đá khối được chạm trổ tinh xảo, cầu kì cũng sứt mẻ ngổn ngang, cỏ mọc tại các khe đá tường gạch đá ong. Cửa của gian chính chỉ được khóa bằng một khóa dây đơn giản.
Gian chính được khóa bằng khóa dây đơn giản
Vật liệu giá trị cũng chỉ để bỏ quên...
Đến bây giờ người dân cũng không hiểu tại sao công trình lại dừng thi công và bỏ hoang như vậy. Nhiều hộ gia đình thấy đất bỏ phí, Nhà nước không sự dụng đến nên họ tranh thủ trồng ít cây rau, bầu bí để tránh lãng phí đất.
Người dân trồng rau để không bỏ phí đất
Rất nhiều người dân sống gần khu vực Văn Miếu đã tỏ ra ngao ngán và và tiếc của cho công trình bạc tỉ bỏ hoang hóa và xuống cấp. Tiền bạc phơi giữa trời, không ai ngó ngàng đến - theo như một số người nói cho công trình này thi công theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”. Công trình được xây dựng vốn đầu tư hàng chục tỉ đồng, phơi nắng, phơi mưa và hoang tàn, xuống cấp nghiêm trọng, phí phạm ngân sách của nhà nước liệu đến bao giờ thì mới thực sự hoàn thành?
Hồng Lĩnh
-
[P-Magazine] Các công trình tiêu biểu của ngành Dầu khí được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KHCN
-
Đến 2025, Hà Nội sẽ xây mới, cải tạo 38 khu chợ dân sinh
-
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng kiểm tra tiến độ nhiều công trình trọng điểm
-
"An toàn lao động là quan tâm hàng đầu của chúng tôi!"
-
TRACODI và DECOFI ký kết hợp tác chiến lược trong lĩnh vực xây dựng - cơ sở hạ tầng
-
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
-
Toàn cảnh lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ
-
Chủ tịch nước Lương Cường: Cải cách tư pháp phải gần dân, sát dân, bảo vệ dân
-
Hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, thu hút đầu tư
-
Nga duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng