Xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 vẫn vướng việc thu giữ tài sản đảm bảo
Mới đây, tại Hội nghị tiếp xúc cử tri về kết quả thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42) và đề xuất kiến nghị trong thời gian tới, những kết quả đạt được cũng như những khó khăn về tình hình xử lý nợ xấu đã được các đại biểu tham dự phân tích, mổ xẻ.
Thống kê của ngành ngân hàng cho thấy, lũy kế đến 30/6/2019, hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã xử lý được trên 263,51 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42. Trong đó, trong 6 tháng đầu năm 2019, đã xử lý được 64,97 nghìn tỷ đồng. Xử lý nợ xấu nội bảng xác định theo Nghị quyết 42 chủ yếu thông qua hình thức khách hàng trả nợ.
![]() |
Xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 vẫn vướng việc thu giữ tài sản đảm bảo |
Điều này phản ánh ý thức trả nợ của khách hàng đã cải thiện khi TCTD, Công ty quản lý tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC) có quyền thu giữ tài sản bảo đảm (TSBĐ) theo Nghị quyết 42. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy Nghị quyết 42 đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD.
Riêng trên địa bàn TP. Hà Nội, lũy kế từ 15/8/2017 đến nay, nợ xấu đã xử lý theo Nghị quyết 42 của các TCTD trên địa bàn là trên 46 nghìn tỷ đồng. Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng là 16,38 nghìn tỷ đồng (chiếm 35,2%); xử lý các khoản nợ xấu đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán là 8,42 nghìn tỷ đồng (chiếm 18,1%); Nợ xấu đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 21,68 nghìn tỷ đồng (chiếm 46,7%).
Ngoài ra, đến thời điểm 30/6/2019 các TCTD trên địa bàn đã sử dụng 26,45 nghìn tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng theo Nghị quyết 42.
Ông Nguyễn Minh Tuấn – Giám đốc NHNN Chi nhánh TP. Hà Nội cho biết, sau hai năm Nghị quyết 42 đi vào thực tiễn, tỷ lệ nợ xấu có những bước chuyển biến rõ nét, góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cụ thể, tại thời điểm 31/7/2017 tỷ lệ nợ xấu là 2,8%/ tổng dư nợ; đến 30/6/2019 tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 2,02%/tổng dư nợ.
Tuy nhiên, theo các TCTD trên địa bàn, mặc dù Nghị quyết 42 đã triển khai gần hai năm nhưng vẫn gặp những khó khăn, vướng mắc trong thu giữ tài sản bảo đảm (TSBĐ); các cơ quan thực thi nhiệm vụ chưa vào cuộc quyết liệt.
Một khó khăn nữa là việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao TSBĐ và xử lý TSBĐ đang rất khó khăn; hay việc nhiều văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại Hà Nội chưa áp dụng thực hiện đối với trường hợp TSBĐ phát mại được tạm thời chưa thu thuế…
M.T
![]() |
![]() |
![]() |
-
Giá vàng hôm nay (22/4): Tiếp đà tăng mạnh
-
Giá vàng hôm nay (15/4): Thị trường thế giới giảm mạnh
-
Nghiên cứu, sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách nhà nước
-
Hội đồng Vàng thế giới: Dòng tiền đầu tư đang chảy mạnh vào vàng
-
PVcomBank và Bệnh viện An Bình ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế