Nợ xấu vẫn tăng cao
Cụ thể, tổng giá trị nợ xấu của 21 ngân hàng trên thời điểm cuối 30/6/2019 ở mức 85.748 tỷ đồng, tăng thêm gần 7.000 tỷ. Nếu xét riêng 21 ngân hàng này, trong khi tổng dư nợ cho vay tăng 7,99% thì tổng giá trị nợ xấu có mức tăng cao hơn với 8,7%.
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Trong đó, nợ nhóm 3 tăng mạnh nhất với 22%. Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng thêm 2.300 tỷ tương đương tăng 5,2%.
Xét về giá trị, BIDV là ngân hàng có nợ xấu tăng nhiều nhất trong kỳ khi tăng thêm 2.318 tỷ. Tuy nhiên xét về tỷ lệ Nợ xấu/Dư nợ cho vay, NCB là ngân hàng có mức tăng lớn nhất khi tỷ lệ này đã tăng từ 1,67% đầu năm lên 2,75% cuối quý II, trong đó chủ yếu tăng ở nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) từ 168 tỷ đồng lên 443 tỷ.
Tại top 9 ngân hàng có dư nợ cho vay tăng trưởng trên 10% trong 6 tháng, có 8 ngân hàng kèm thông tin nợ xấu. Tổng giá trị nợ xấu của nhóm này tăng 15% trong vòng 6 tháng lên mức 34.758 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu tăng tại 4 nhà băng gồm Techcombank, TPBank, SHB và Vietcombank.
Thống kê cho thấy, hiện có trên 25 ngân hàng thương mại cổ phần đã công bố báo cáo tài chính cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, nhiều ngân hàng đã chạy tốc lực và đẩy tăng trưởng tín dụng lên cao.
Có 9/25 ngân hàng có mức tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cao trên 10% trong vòng 6 tháng dù theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước, mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành năm 2019 vào khoảng 14%.
Điều này đồng nghĩa với việc, để đáp ứng theo "ngưỡng chặn" mà Ngân hàng Nhà nước giao, hoặc các ngân hàng phải "kìm chân" tín dụng trong nửa cuối năm hoặc được chấp thuận việc nới thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đã giao.
M.T
![]() |
![]() |
![]() |
-
Giá vàng hôm nay (22/4): Tiếp đà tăng mạnh
-
Giá vàng hôm nay (15/4): Thị trường thế giới giảm mạnh
-
Nghiên cứu, sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách nhà nước
-
Hội đồng Vàng thế giới: Dòng tiền đầu tư đang chảy mạnh vào vàng
-
PVcomBank và Bệnh viện An Bình ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế