Xây dựng các công trình cân bằng năng lượng đang trở thành xu thế

13:22 | 18/11/2021

184 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Công trình cân bằng năng lượng đã và đang trở thành một giải pháp được quốc tế đón nhận bởi sự kết hợp hài hòa giữa thiết kế tối ưu nhu cầu sử dụng năng lượng và hệ thống năng lượng tái tạo đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng...

Chính phủ mới đây đã yêu cầu Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, hoàn thiện Quy hoạch điện VIII theo hướng đảm bảo cao nhất cân bằng cung cầu nội vùng, cân đối dự phòng công suất nguồn điện và tiếp thu thông điệp của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) vừa qua. Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, dự thảo này cần đưa năng lượng tái tạo phát triển nhanh hơn, bên cạnh việc loại bỏ bớt các dự án điện than.

Trao đổi với báo chí, ông Chu Bá Thi - chuyên gia năng lượng của World Bank cho rằng, cùng với xu hướng chuyển dịch năng lượng, hướng tới phát thải bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam cần tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo, giảm thải nhà kính bằng các biện pháp loại bỏ dần nhiệt điện than. Nếu Việt Nam dừng phát triển điện than vào năm 2025, thay thế bằng các dạng năng lượng tái tạo và tăng công suất lên lưới bằng các nguồn lưu trữ thì có thể giảm phát thải tới 80%.

Bên cạnh việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo, giảm nhiệt điện than, việc xây dựng các công trình cân bằng năng lượng (CTCBNL) đã và đang trở thành một giải pháp được quốc tế đón nhận bởi sự kết hợp hài hòa giữa thiết kế tối ưu nhu cầu sử dụng năng lượng và hệ thống năng lượng tái tạo đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng.

Xây dựng các công trình cân bằng năng lượng đang trở thành xu thế

Công trình cân bằng năng lượng tại Trung tâm hợp tác và phát triển Joyce tại Đại học Mohawk (Canada). Nguồn ảnh: Archdaily

Tại Tuần lễ “Chương trình năng lượng hiệu quả”, do Mạng lưới Năng lượng hiệu quả Việt Nam (EEN Việt Nam) và WWF tại Việt Nam phối hợp với các bên liên quan vừa tổ chức, bà Trần Thị Thu Phương - sáng lập EEN Việt Nam đã nhấn mạnh, với cam kết mạnh mẽ của Chính phủ, sự hợp tác, hỗ trợ của quốc tế trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững toàn cầu, cách mạng công nghệ 4.0 diễn ra mạnh mẽ…, các bên có liên quan cùng Chính phủ nỗ lực vào cuộc, mục tiêu cam kết trong lộ trình giảm phát thải và hướng tới zezo-carbon của Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được.

Với các CTCBNL, việc tích hợp hai yếu tố (nhu cầu sử dụng năng lượng và hệ thống năng lượng tái tạo) cũng góp phần đảm bảo tính hiệu quả về mặt chi phí của các dự án đầu tư cũng như giải quyết vấn đề lượng khí thải carbon trong lĩnh vực xây dựng nói chung và các công trình thương mại nói riêng ngày càng tăng cao.

Việc tận dụng giá trị gia tăng các hàm lượng nội địa, đi kèm với các điều kiện về khung pháp lý được cải thiện, có thể giúp Việt Nam xây dựng và phát triển thị trường cho các CTCBNL.

Chia sẻ về vấn đề này tại tọa đàm “Giải mã Công trình Thương mại Net-zero - Điện mặt trời mái nhà và Hiệu quả năng lượng”, ông Nathan Moore - Giám đốc Dự án CIRTS (GIZ) tái khẳng định, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển điện mặt trời mái nhà, trong khi đó, việc sử dụng điện mặt trời trong ngành công nghiệp và thương mại lại đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế do sự linh hoạt về thời gian lắp đặt và vốn đầu tư.

Xây dựng các công trình cân bằng năng lượng đang trở thành xu thế
Ông Nathan Moore - Giám đốc Dự án CIRTS (GIZ).

Đại diện GIZ cũng khẳng định, với các dự án chuyên sâu về điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam, GIZ hướng tới cải thiện các điều kiện cho sự phát triển lâu dài và ổn định của thị trường điện mặt trời mái nhà, qua đó, góp phần hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam để đạt được các mục tiêu về năng lượng và môi trường.

Nói về các yếu tố chính của một CTCBNL, TS Christoph Luerssen - Cố vấn kỹ thuật của GIZ cho biết, các CTCBNL thương mại được cộng hưởng bởi các biện pháp tối ưu hiệu quả năng lượng và ứng dụng năng lượng tái tạo. Cụ thể, điện mặt trời mái nhà được coi là giải pháp vừa đáp ứng nhu cầu năng lượng mà vẫn đảm bảo hiệu quả năng lượng cho các tòa nhà thương mại thấp hoặc trung tầng. Bên cạnh đó, một số dự án tiêu biểu ở Singapore và tổng quan về ứng dụng công nghệ số cho các CTCBNL đã được trình bày như một khuyến nghị cho Việt Nam để giải quyết những thách thức chính hiện nay.

Ví dụ, công trình SDE4 (Singapore) là một CTCBNL kết hợp thiết kế kiến trúc nhiệt đới để tạo ra một môi trường sống tiện nghi cao và đồng thời tiết kiệm năng lượng một cách đáng kể. Công trình sử dụng 1.200 tấm quang điện lắp đặt trên mái nhà, thể hiện khả năng thiết kế “net-zero” để tối ưu hóa năng lượng tiêu thụ và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tận thu điện mặt trời từ các hộ gia đình chịu ảnh hưởng về thời tiết, thời gian và cơ sở chưa đồng bộ
Một công trình điện mặt trời mái nhà ở Việt Nam.

Về các yêu cầu kỹ thuật đối với việc quản lý chất lượng và an toàn của hệ thống điện mặt trời mái nhà, ông Mathias G. Kothe - Sáng lập và Chủ tịch của TONA Syntegra Solar cho biết, chất lượng và an toàn là điều bắt buộc trong một hệ thống điện mặt trời bền vững với tuổi thọ được đảm bảo trên 20 năm và tuổi thọ kỹ thuật trên 30 năm. Do đó, các tòa nhà sử dụng điện mặt trời mái nhà cần có một quy trình đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng chuyên dụng theo quy trình và được thực hiện nghiêm túc.

Theo ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), Việt Nam cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng để giảm nhu cầu năng lượng. Việc phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo cần tiếp tục thực hiện với một lộ trình khả thi phù hợp với chi phí đầu tư công nghệ năng lượng tái tạo và giá bán điện.

“Phát triển triệt để các nguồn điện năng lượng tái tạo là một xu thế tất yếu nhưng cũng cần cân nhắc đến các vấn đề về đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện, đa dạng hóa các loại hình nguồn điện và đảm bảo giá điện ở mức chấp nhận được, có khả năng chi trả. Điều này đảm bảo lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trong hoạt động sản xuất và kinh doanh", ông Dũng cho hay.

Dự án Điện mặt trời mái nhà trong ngành Thương mại và Công nghiệp (CIRTS) có mục tiêu cải thiện các điều kiện tiền đề cho sự phát triển bền vững của thị trường này. Dự án tập trung vào việc hoàn thiện khung pháp lý và chính sách, nâng cao năng lực và cải thiện cơ sở thông tin. Dự án do Tổ chức Hợp tác phát triển Đức GIZ phối hợp thực hiện cùng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thuộc Bộ Công Thương. Dự án được Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ) tài trợ.
Năng lượng tái tạo là xu thế, nhưng...Năng lượng tái tạo là xu thế, nhưng...
Năng lượng từ gió và mặt trời có thể cung cấp hầu hết nhu cầu năng lượng của thế giớiNăng lượng từ gió và mặt trời có thể cung cấp hầu hết nhu cầu năng lượng của thế giới
Bản tin Năng lượng xanh: COP26 không thể đạt cam kết mang tính ràng buộcBản tin Năng lượng xanh: COP26 không thể đạt cam kết mang tính ràng buộc
Giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng khi điện than dừng đầu tưGiải pháp đảm bảo an ninh năng lượng khi điện than dừng đầu tư
Từ thiếu bỗng thừa, lãng phí nhưng giá điện lại không giảmTừ thiếu bỗng thừa, lãng phí nhưng giá điện lại không giảm
Không thể phụ thuộc vào nguồn điện “đỏng đảnh” gió và mặt trờiKhông thể phụ thuộc vào nguồn điện “đỏng đảnh” gió và mặt trời
Bản tin năng lượng xanh: điện mặt trời rẻ hơn điện thanBản tin năng lượng xanh: điện mặt trời rẻ hơn điện than
Anh sử dụng AI để dự đoán ảnh hưởng của mây đối với sản lượng điện mặt trờiAnh sử dụng AI để dự đoán ảnh hưởng của mây đối với sản lượng điện mặt trời

Xuân Hinh