Vụ 8B Lê Trực: Những vấn đề cảnh báo
![]() |
Nhà 8B Lê Trực. |
Những ngày gần đây, thông tin về việc chủ đầu tư dự án 8B Lê Trực gửi văn bản đề xuất với Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Thành ủy Hà Nội 3 phương án không phá dỡ phần sai phạm tại dự án này và đưa ra các hình thức xử lý đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội. Phá hay không phá phần sai phạm tại dự án 8B Lê Trực hiện đang là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Nếu phá thì phải như thế nào? Chất lượng, tuổi thọ công trình sẽ ra sao? Quyền lợi của những người dân mua nhà sẽ được giải quyết ra sao để bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của họ?… Còn nếu không phá thì sẽ xử lý phần sai phạm này ra sao?
Trong bài viết “Vụ 8B Lê Trực: Luận bàn 3 phương án không phá dỡ!”, chúng tôi đã đưa ra một số ý kiến luận bàn về 3 phương án đề xuất của chủ đầu tư dự án 8B Lê Trực. Theo đó, trong 3 phương án đề xuất trên, chúng tôi thấy phương án “dừng việc phá dỡ phần công trình vi phạm đang thực hiện để Nhà nước, Thành phố dùng phần công trình xây dựng này vào mục đích công ích có lợi cho cộng đồng hoặc phục vụ công tác đảm bảo an ninh, quốc phòng” là có tính khả thi nhất.
Thực hiện theo phương án này thì những lo lắng về chất lượng, tuổi thọ công trình sẽ được giải đáp. Và đặc biệt, một trong những lo ngại của dư luận là việc không phá phần sai phạm sẽ tạo ra một tiền lệ xấu trong việc quản lý trật tự xây dựng của Thủ đô cũng được giải quyết. Bởi một điều hết sức rõ ràng, sẽ chẳng có một chủ đầu tư nào lại đi bỏ ra hàng chục tỉ đồng để thi công phần sai phạm rồi cũng lại không được sử dụng, sở hữu cả. Tính nghiêm minh, răn đe của pháp luật như vậy sẽ được đảm bảo.
Và cũng phải thấy rằng, giữa lúc Hà Nội đang rất thiếu các khu vui chơi, giải trí cho người dân, nhiều tổ chức xã hội, từ thiện đang thiếu, thậm chí không có nhà, phải đi thuê nhà để làm trụ sở thì Hà Nội dùng phần diện tích sai phạm tại dự án 8B Lê Trực sẽ có lợi cho cộng đồng xã hội nhiều hơn. Tuy nhiên, với một dự án có vị trí đặc thù như 8B Lê Trực thì nếu được thực hiện theo phương án này, chúng tôi cho rằng việc dùng phần sai phạm tại dự án 8B Lê Trực để phục vụ công tác đảm bảo an ninh, quốc phòng là hợp lý nhất.
Nhưng ở chiều hướng ngược lại, để có được cái nhìn khách quan, công tâm nhất về hướng xử lý phần sai phạm tại dự án 8B Lê Trực, chúng ta cũng phải đặt tình huống nếu buộc phải phá dỡ phần sai phạm này thì sao?
Trước tiên chúng ta phải khẳng định với nhau rằng, dù có phá hay không phá dỡ phần sai phạm tại dự án 8B Lê Trực thì sai phạm của chủ đầu tư là điều không thể thay đổi. Việc xử phạt chủ đầu tư theo các quy định pháp luật hiện hành (Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ) cũng là điều không phải bàn cãi và thực tế chủ đầu tư đã bị xử phạt. Vấn đề là chúng ta sẽ xử lý phần sai phạm này như thế nào mà thôi. Nếu không phá thì phần sai phạm đó sẽ xử lý như thế nào? Dùng vào mục đích nào?... Và điều này chúng tôi đã đề cập ở trên, còn nếu phá thì các cơ quan chức năng cũng cần phải khẳng định với người dân, với dư luận xã hội về vấn đề chất lượng, tuổi thọ công trình có đảm bảo hay không?
![]() |
Công nhân làm nhiệm vụ phá dỡ phần công trình sai phạm tại dự án 8B Lê Trực. |
Ông Nguyễn Lương Bình – Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và Kiểm định xây dựng (CONINCO) khi đề cập đến chuyện phá dỡ phần sai phạm tại dự án 8B Lê Trực đã khẳng định là khó khăn và phức tạp. Bởi theo ông Bình, nhà cao tầng Việt Nam thường áp dụng giải pháp hệ kết cấu khung giằng, hệ thống vách lõi cứng chịu chủ yếu tải trọng ngang và có khả năng phân tán năng lượng lớn, hệ khung chủ yếu chịu tải trọng thẳng đứng.
Bên cạnh đó theo tính toán, hệ kết cấu chịu lực chính của công trình được thiết kế thường là kết cấu bê tông cốt thép toàn khối, liên kết chặt chẽ tạo thành một hệ khung không gian ổn định. Do vậy, công trình sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí không đảm bảo an toàn trước tác động của các loại tải trọng nếu cục bộ một cấu kiện hay bộ phận nào mất khả năng chịu lực hoặc bị biến dạng và chuyển vị. Và với tính chất của bê tông, khi phá dỡ các chấn động và rung động, chắc chắn sẽ làm om kết cấu bê tông cốt thép phần dưới, các cốt liệu bị rời rạc, cấu trúc bê tông cũng bị phá hủy. Bên cạnh đó, lượng thép trong kết cấu bê tông là dày và nhiều nên việc phá dỡ sẽ làm giảm khả năng liên kết thép, bê tông.
Với những phân tích như trên, ông Bình khẳng định việc phá dỡ sẽ làm thay đổi các cấu tạo theo thiết kế ban đầu. Trong phá dỡ, sẽ để lại kết cấu thừa, đây là nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn chịu lực và thẩm mỹ kiến trúc.
Cùng đề cập câu chuyện này, TS Trần Chung – nguyên Cục trưởng Cục Giám định chất lượng Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) nêu quan điểm, việc cắt ngọn công trình trên thế giới là hầu như không có. Thường thi người ta chỉ kéo sạp, phá hủy toàn bộ tòa nhà bằng thuốc nổ, mìn công nghệ cao…
Vậy nên TS Trần Chủng cho rằng, việc phá dỡ phần công trình sai phạm tại dự án 8B Lê Trực sẽ khiến tòa nhà tan tành bởi ngoài độ cao 16 mét vượt còn phải cắt khoảng lùi. Và như vậy, kết cấu công trình chắc chắn bị ảnh hưởng nghiêm trọng...
Đề cập như trên để thấy rằng, việc phá dỡ phần sai phạm tại dự án 8B Lê Trực chắc chắn ảnh hưởng đến kết cấu của tòa nhà, tuổi thọ của công trình sẽ không được đảm bảo. Đáng lo ngại hơn, với một tòa nhà cao tầng, trọng lượng sẽ vô cùng lớn thì việc kết cấu ngầm bên trong bị phá vỡ có thể khiến công trình sập xuống bất kỳ lúc nào. Đây là điều mà các cơ quan chức năng cần phải làm rõ bởi dù phá hay không phá thì khi đi vào vận hành sẽ có hàng trăm hộ dân, với hàng ngàn người sống ở trong đó.
Đây là những vấn đề mà chúng ta cần phải tính tới, cần phải nhìn nhận bởi không thể vì sai phạm của chủ đầu tư, sự yếu kém, thiếu trách nhiệm của một bộ phận làm nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng của thủ đô mà đặt những hộ dân sống trong tòa nhà 8B Lê Trực trước những rủi ro lớn như vậy!
8B
Vụ 8B Lê Trực: Luận bàn 3 phương án không phá dỡ! | |
Vụ 8B Lê Trực: Nếu hiến mà có lợi cũng hay! | |
Vụ 8B Lê Trực: Vẫn còn những câu hỏi ngỏ! |
Hà Lê
-
Hà Nội cắt xong tầng 18 nhà 8B Lê Trực, cho giữ lại phần giật cấp sai phép
-
Phá dỡ giai đoạn 2 công trình 8B Lê Trực: Người mua nhà tầng 17, 18 nói gì?
-
Thủ tướng yêu cầu Hà Nội xử lý dứt điểm dự án 8B Lê Trực
-
Hiến kế xử lý Tòa nhà 8B Lê Trực!
-
Nhiều cựu chiến binh không đồng tình việc mời bộ đội tháo dỡ nhà 8B Lê Trực
-
[E-Magazine] Giải pháp nào để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trong các quý tiếp theo?
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng