VietinBank tiên phong và trách nhiệm trên con đường phát triển bền vững

09:40 | 10/09/2024

315 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Đảng ta đã thể hiện quan điểm xuyên suốt và thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển bền vững. Bối cảnh thị trường tài chính bền vững tại Việt Nam hiện nay cũng đặt ra yêu cầu phát triển bền vững đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các ngân hàng thương mại trong đó có VietinBank. Trong suốt hành trình phát triển, VietinBank luôn chú trọng thực hiện cam kết về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, theo đuổi các giá trị bền vững bằng nhiều hành động thiết thực với mong muốn góp phần xây dựng, thúc đẩy sự phát triển bền vững và phồn vinh của đất nước.
VietinBank tiên phong và trách nhiệm trên con đường phát triển bền vững
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)

Quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về phát triển bền vững không ngừng được bổ sung, hoàn thiện và đổi mới phù hợp với bối cảnh đất nước và xu thế phát triển của thế giới

Từ Đại hội VI đến Đại hội lần thứ X, quan điểm phát triển kinh tế nhanh, bền vững đã từng bước được Đảng ta xác định rõ ràng. Ngay từ đại hội lần thứ VI của Đảng năm 1986 đã thể hiện quan điểm phát triển mang tính ổn định và bền vững: “Ổn định và phát triển gắn liền với nhau trong quá trình vận động tiến lên, ổn định để phát triển và có phát triển mới ổn định được”. Sau đó đến Đại hội lần thứ VII năm 1991, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển bền vững của Đảng được thể hiện qua việc xác định: “Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững” trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1991 – 2000. Đại hội lần thứ VIII năm 1996 của Đảng cũng khẳng định: “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái”. Đại hội lần thứ IX năm 2001 của Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Bên cạnh đó, Bộ Chính trị cũng tiếp tục ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 15-11-2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Tại Đại hội lần thứ X năm 2006 của Đảng đã thể hiện quan điểm gắn tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội với phát triển con người: “Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn, gắn với phát triển con người”; “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người”. Việc gắn phát triển kinh tế - xã hội với phát triển con người có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, vì con người vừa là mục tiêu, động lực vừa là bảo đảm quan trọng nhất của phát triển bền vững.

Quan điểm phát triển bền vững của Đảng ta tiếp tục được khẳng định rõ tại Đại hội Đảng lần thứ XI năm 2011 và Đại hội Đảng lần thứ XII năm 2016, thể hiện rõ bước phát triển mới trong tư duy, nhận thức của Đảng về phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Đại hội XI năm 2011, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Đảng ta khẳng định: “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược”. Vấn đề này càng rõ hơn tại Đại hội lần thứ XII năm 2016 của Đảng. Đảng ta khẳng định rõ: “Bảo đảm phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở bền vững kinh tế vĩ mô và không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh”. “Phát triển nhanh và bền vững (hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc); giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường”.

Đặc biệt hơn nữa, tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng năm 2021, quan điểm phát triển kinh tế nhanh và bền vững đã được khẳng định toàn diện, đó là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc; khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước”.

Như vậy, Đảng ta đã thể hiện quan điểm xuyên suốt và thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển bền vững trên cơ sở đáp ứng đầy đủ ba nguyên tắc cơ bản đó là: (1) Phát triển bền vững về kinh tế, tăng trưởng kinh tế ổn định, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và không làm hại đến xã hội, môi trường; (2) Phát triển bền vững về xã hội nhằm đảm bảo sự công bằng trong xã hội, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo mọi người đều được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản mà không gây hại đến kinh tế và môi trường; (3) Phát triển bền vững về môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh, duy trì đa dạng sinh học, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030), tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam đã cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, trong đó đưa ra các mục tiêu cụ thể về kinh tế (tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7%/năm giai đoạn 2021 – 2030, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 6,5%/năm), mục tiêu xã hội (duy trì chỉ số phát triển con người HDI trên 0,7 và một số mục tiêu về tỷ lệ lao động, tỷ lệ đào tạo,…) và mục tiêu môi trường (giảm 25% lượng phát thải khí nhà kính năm 2030 và giảm 45% năm 2050, năm 2030 đạt các mục tiêu phát triển bền vững về tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, chống sa mạc hóa,…). Việt Nam cũng đã xây dựng 17 mục tiêu phát triển bền vững, dựa trên các mục tiêu được công bố bởi Liên Hợp Quốc và sẽ vẫn phải tiếp tục kiên định để hoàn thành đẩy đủ các mục tiêu.

Với nỗ lực và những hành động cụ thể, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong phát triển bền vững, đó là đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trưởng đi đôi với đời sống nhân dân được cải thiện không ngừng, sự nghiệp xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả rõ rệt và được thế giới thừa nhận, việc bảo vệ môi trường được quan tâm, quốc phòng an ninh được giữ vững, chính trị xã hội ổn định. Đây cũng là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong đó không thể thiếu quan điểm chỉ đạo xuyên suốt và thống nhất của Đảng ta trong mọi lĩnh vực.

VietinBank xác định phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình hội nhập quốc tế thông qua bộ tiêu chí ESG

ESG là một bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng, tác động của doanh nghiệp đến cộng đồng. Các thành phần trong bộ tiêu chí ESG bao gồm: (1) Môi trường - Environmental: Đánh giá các vấn đề liên quan đến tác động của doanh nghiệp đến môi trường sống, như phát thải khí nhà kính, quản lý nước và chất thải, nguồn cung nguyên liệu thô, tác động từ biến đổi khí hậu…; (2) Xã hội - Social: Đánh giá các vấn đề liên quan đến sự đa dạng, công bằng và hòa nhập của doanh nghiệp trong nội bộ và với các bên liên quan, như quản lý lao động, an ninh và bảo mật dữ liệu, quan hệ cộng đồng…; (3) Quản trị - Governance: Đánh giá các vấn đề liên quan đến quản trị công ty, đạo đức kinh doanh, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tuân thủ các quy định pháp luật… Tiêu chuẩn ESG được xem là một công cụ để giúp đánh giá mức độ thực hành ESG của doanh nghiệp, là cơ sở để nhận biết các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội. Các doanh nghiệp sẽ báo cáo mức độ thực hành ESG của mình dựa trên các bộ khung báo cáo phát triển bền vững.

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp hiện nay đang ngày càng quan tâm đến vấn đề xây dựng chiến lược phát triển bền vững với nhận thức rằng, chiến lược phát triển bền vững sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị lâu dài, kiểm soát tốt các rủi ro, linh hoạt thích ứng, tăng cường hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, đồng thời nâng cao hình ảnh thương hiệu và thiện cảm của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đóng góp tích cực đến cộng đồng và môi trường xã hội. Xét ở góc độ nào đó, phát triển bền vững là con đường sáng, tất yếu mà doanh nghiệp phải đi bởi điều đó có ảnh hưởng quan trọng, không chỉ thể hiện trách nhiệm xã hội mà còn là yếu tố quyết định thành công và bền vững của một doanh nghiệp.

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27-9-2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với quan điểm chỉ đạo: Chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tất yếu khách quan, theo đó chuyển đổi số trong kinh tế, xã hội, quản trị, môi trường là điều tất yếu xảy ra. Trong bối cảnh đó, việc áp dụng chiến lược phát triển bền vững thông qua bộ tiêu chí quản trị ESG là một hướng đi đúng, giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ cộng đồng và thị trường, góp phần quan trọng vào việc hình thành một môi trường kinh doanh tích cực và bền vững tại Việt Nam mà trong đó các ngân hàng thương mại là doanh nghiệp tiên phong, đi đầu bởi mức độ và tầm quan trọng trong nền kinh tế cả nước. Các ngân hàng gần đây đã đặt ra các mục tiêu liên quan đến giảm lượng khí thải carbon, đầu tư vào dự án năng lượng tái tạo và thúc đẩy sự tiên phong trong việc xây dựng một hệ thống tài chính đi kèm trách nhiệm đối với môi trường.

VietinBank tiên phong và trách nhiệm trên con đường phát triển bền vững
Một buổi ra quân truyền thông các sản phẩm số của VietinBank Thăng Long

Tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại đóng vai trò tiên phong trong việc thực thi bộ chỉ số ESG trong đó có VietinBank. Các trụ cột chính trong triển khai ESG tại các ngân hàng nói chung bao gồm: Hệ thống quy định nội bộ; Sản phẩm dịch vụ tài chính bền vững; Giám sát, báo cáo, công bố thông tin; và Hợp tác với đối tác. Tại VietinBank, chiến lược kinh doanh hướng tới phát triển bền vững thể hiện ở việc phát triển bền vững song song cả 02 trụ cột: (i) Trở thành ngân hàng phát triển bền vững theo chuẩn quốc tế; (ii) Nâng cao tỷ trọng tài trợ danh mục phát triển bền vững, đat mục tiêu trở thành ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực phát triển bền vững tại Việt Nam vào năm 2025, thông qua 03 nhóm hành động chính: Chủ động xanh hóa, giảm khí thải từ hoạt động ngân hàng; Thiết lập cơ cấu quản trị và nguồn nhân lực chuyên trách phục vụ “nhu cầu ESG” của khách hàng; Cam kết hỗ trợ tài chính cho mục tiêu phát triển bền vững.

Hướng tới việc trở thành ngân hàng phát triển bền vững theo chuẩn quốc tế và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam cũng như định hướng của Chính phủ, VietinBank đã đưa ra các cam kết phát triển bền vững, đó là: Thứ nhất, luôn đồng hành cùng Chính phủ, các tổ chức trong nước và quốc tế, khách hàng giải quyết các vấn đề về môi trường – xã hội, thúc đẩy tài chính bền vững thông qua các hoạt động: (i) Xây dựng chính sách, sản phẩm tạo cơ chế linh hoạt trong tài trợ các dự án bền vững; (ii) Giảm tài trợ dự án có tác động tiêu cực tới môi trường xã hội, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học; (iii) Ưu tiên nguồn lực để tài trợ các dự án phát triển bền vững, các hành vi tiêu dùng góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và thực hiện các trách nhiệm xã hội. Thứ hai, truyền thông về các mục tiêu và kết quả triển khai các hành động phát triển bền vững cho tất cả cán bộ nhân viên VietinBank và các bên liên quan. Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, phát triển các kênh giao dịch điện tử, các dịch vụ, phương thức thanh toán mới trên nền tảng công nghệ hiện đại góp phần hướng tới mục tiêu xanh hóa hoạt động hệ thống ngân hàng. Thứ tư, minh bạch báo cáo với các mục tiêu liên quan đến phát triển bền vững cho các đối tác trong và ngoài nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cổ đông và các bên có liên quan.

Trên cơ sở cam kết đã đưa ra, VietinBank đặt ra 03 mục tiêu: (i) Phát triển bền vững là một trong các chiến lược trọng tâm của VietinBank. Môi trường và biến đổi khí hậu là mục tiêu quan trọng cần hướng tới, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng kế hoạch hành động để có thể đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo tuyên bố tại Hội nghị COP26, COP27, là cơ hội để VietinBank thực hiện tái cấu trúc hoạt động kinh doanh theo hướng phát triển bền vững; (ii) VietinBank sẽ triển khai phát triển bền vững theo đúng định hướng của Chính phủ, thực hiện cam kết về môi trường xã hội, góp phần cải thiện môi trường xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, phát triển cơ sở hạ tầng, tăng trưởng tín dụng xanh và chống biến đổi khí hậu, nâng cao năng lực cạnh tranh, vị thế của Việt Nam; (iii) VietinBank đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy việc huy động dòng tài chính bền vững, chuyển giao công nghệ xanh, công nghệ các – bon thấp thích ứng với biến đỏi khí hậu.

Xây dựng một mô hình quản trị hướng đến phát triển bền vững

Mô hình phát triển bền vững của VietinBank có sự tham gia của các cấp và cán bộ nhân viên toàn hệ thống từ Hội đồng quản trị, Ban điều hành, các Khối/Phòng/Ban Trụ sở chính, công ty con, các Chi nhánh cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong hệ thống. Điều đó khẳng định cam kết của VietinBank về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và theo đuổi các giá trị bền vững nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho cổ đông, nhà đầu tư, đối tác, khách hàng, cán bộ nhân viên và cộng đồng, xã hội.

Năm 2023, VietinBank đã thành lập và kiện toàn nhân sự cho Ban chỉ đạo phát triển bền vững của ngân hàng. Đây là ban chỉ đạo chuyên trách các vấn đề phát triển bền vững tại VietinBank, có quy chế tổ chức và hoạt động rõ ràng. Lãnh đạo Ban chỉ đạo phát triển bền vững của VietinBank bao gồm thành viên hội đồng quản trị và thành viên ban điều hành nhằm đảm bảo mục tiêu, kế hoạch hành động của Ban chỉ đạo phù hợp với chiến lược và kế hoạch kinh doanh, quản trị rủi ro của ngân hàng. Các thành viên còn lại của Ban chỉ đạo đến từ các đơn vị có chức năng xây dựng chiến lược, kinh doanh, quản trị rủi ro, phê duyệt tín dụng, quản trị tài sản,… để đảm bảo đủ nguồn lực vừa xây dựng ngân hàng bền vững, vừa thúc đẩy tài chính bền vững cho khách hàng.

Các vấn đề trọng yếu trong phát triển bền vững được VietinBank nghiên cứu, xác định và cấp nhận thường xuyên để đảm bảo việc quản trị được chặt chẽ phù hợp với xu hướng và biến động thị trường trên cơ sở tham khảo ý kiến tư vấn của các cổ đông chiến lược, các chuyên gia và thông qua các diễn đàn, tọa đàm chuyên ngành như: diễn đàn kinh tế tuần hoàn, Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, Khối phát triển bền vững của ngân hàng MUFG Nhật Bản,…, trong đó vấn đề trọng yếu về môi trường gồm: sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, quản lý nước bền vững và công trình xanh; vấn đề trọng yếu xã hội gồm: tương tác với cộng đồng, quan hệ lao động và trách nhiệm xã hội; vấn đề trọng yếu về quản trị gồm: hệ thống quản trị nội bộ, tuân thủ pháp luật, quy trình kiểm soát, ra quyết định hiệu quả và đáp ứng nhu cầu cổ đông.

Biến các cam kết thành hành động cụ thể

VietinBank đã biến những cam kết phát triển bền vững thành các hành động cụ thể trong đó năm 2023 là năm ghi dấu một loạt các hoạt động phát triển bền vững mang lại kết quả tích cực của VietinBank. Với các hoạt động đồng hành cùng Chính phủ, VietinBank thể hiện vai trò là ngân hàng tiên phong có trách nhiệm cao trên con đường phát triển bền vững thông qua thực hiện tốt 02 nhiệm vụ lớn, đó là: Hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, bền vững; đồng thời tích cực đi đầu triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Chính phủ và Nhà nước. Hiểu rõ quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện các cam kết khí hậu, VietinBank đã đồng hành cùng cơ quan nhà nước trong nhiều hoạt động như: Ký thỏa thuận hợp tác với Bộ Tài nguyên và Môi trường, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng phát triển các – bon thấp; Tham gia tổ chức thành công Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn 2023 với Bộ Tài nguyên và Môi trường với sự tham gia và chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Nhà nước, các bộ/ban/ngành liên quan nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam; Tham gia xây dựng Kế hoạch huy động nguồn lực nhằm hiện thực hóa Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (Tuyên bố JEPT) trị giá 15,5 tỷ USD mà nhóm đối tác quốc tế đã cam kết hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

VietinBank cũng có hàng loạt các hoạt động huy động nguồn lực từ hợp tác quốc tế trên cơ sở nhận thức được tính toàn cầu của các vấn đề biến đổi khí hậu nhằm huy động nguồn lực tối đa cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp tại Việt Nam như: VietinBank ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với MUFG Bank tại Hội nghị COP28, theo đó, MUFG Bank sẽ hỗ trợ VietinBank thu xếp lên tới 1 tỷ USD nhằm phục vụ các dự án phát triển bền vững, mang lại lợi ích môi trường, xã hội và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. VietinBank cũng ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JIBIC) tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam – Nhật Bản do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam phối hợp với Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) trong đó có nội dung hỗ trợ quá trình giảm phát thải các – bon và chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam. VietinBank cũng là thành viên duy nhất đến từ Việt Nam tham gia Nhóm nghiên cứu tài chính chuyển đổi Châu Á với mục tiêu là ngân hàng tiên phong tại Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ phát triển bền vững.

Với những cam kết chống biến đổi khí hậu mạnh mẽ của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, VietinBank đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp trong hành trình hướng tới phát thải ròng bằng 0, là điểm tựa tài chính vững mạnh cho các doanh nghiệp có mục tiêu phát triển bền vững. VietinBank đã ra mắt Gói tài chính xanh GREEN UP trị giá 5.000 tỷ đồng với lãi suất và phí ưu đãi dành cho các phương án, dự án mang lại lợi ích về môi trường và xã hội thuộc các lĩnh vực: năng lượng xanh, xuất khẩu xanh (dệt may, vải, da giày, cà phê, gạo, gỗ, thủy sản), công trình xanh. VietinBank cũng là ngân hàng tiên phong phát triển danh mục sản phẩm toàn diện cho phát triển bền vững, từ các lĩnh vực huy động vốn, tín dụng xanh cho đến tư vấn ESG.

Các hoạt động kinh doanh của VietinBank luôn gắn với mục tiêu hướng đến môi trường và xã hội, VietinBank xác định trách nhiệm với cộng đồng, xã hội là yếu tố gắn kết chặt chẽ song hành với hoạt động kinh doanh, đóng góp vào sự phát triển bền vững của kinh tế, an sinh xã hội đất nước với các hoạt động trong lĩnh vực phát triển tín dụng xanh, các dự án hỗ trợ phát triển, nguồn vốn ODA,…VietinBank luôn là đơn vị đi đầu đóng góp tích cự cho ngân sách Nhà nước (liên tục trong nhiều năm VietinBank nằm trong top đầu của bảng xếp hạng 1.000 doanh nghiệp đóng thuế lớn nhất Việt Nam). Tính đến 31-12-2023, tổng dư nợ tín dụng xanh của VietinBank đạt hơn 47.000 tỷ đồng với gần 1.000 khách hàng và tăng liên tục từ 2018 đến nay. Bên cạnh đó, VietinBank luôn duy trì trong nhóm các ngân hàng thương mại chiếm thị phần trọng yếu về huy động, quản lý và giải ngân các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn quốc tế hàng năm và tiếp tục được lựa chọn là đơn vị cho vay lại cũng như ngân hàng phục vụ, quản lý quỹ và quản lý nhiều chương trình tín dụng quốc tế như: Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 3 Nhổn – Ga Hà Nội; Dự án đường sắt đô thị Hồ Chí Minh tuyến số 2 Bến Thành – Tham Lương; Dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi,…

Trên con đường phát triển bền vững, VietinBank kiên định và thống nhất các hành động khác như: tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, hoạt động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí từ công tác lập và quản lý kế hoạch chi phí đến các hoạt động cụ thể như đầu tư xây dựng, mua sắm, sử dụng tài sản, phương tiện đi lại đến công tác tổ chức bộ máy, quản lý và sử dụng lao động cũng như thời gian lao động. Kết quả khâu mua sắm tài sản riêng năm 2023 đã tiết kiệm được hơn 150 tỷ đồng, năng suất lao động toàn hàng 2023 được cải thiện. Hội đồng quản trị VietinBank cũng đã ban hành nghị quyết về việc triển khai thí điểm hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái cho một số đơn vị, chi nhánh trên toàn hệ thống, góp phần vào việc bảo tồn năng lượng sơ cấp, giảm phát khí thải nhà kính. Nhờ những biện pháp thực hành tiết kiệm, quản lý chi phí hiệu quả, tỷ lệ CIR (tỷ lệ chi phí hoạt động/doanh thu) lũy kế của VietinBank năm 2023 đạt 29% giảm so với năm 2022 và nằm trong nhóm những ngân hàng có tỷ lệ CIR thấp nhất.

Có thể nói, VietinBank nhất quán cao trong cam kết, mục tiêu và hành động cụ thể. Không những thế, các hoạt động phát triển bền vững tại VietinBank được thực hiện toàn diện trên mọi mặt, lĩnh vực trên cơ sở đúng định hướng của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Việc thực hiện nhất quán, đồng bộ và toàn diện phát triển bền vững tại VietinBank đã mang lại những thay đổi tích cực, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững đối với các tổ chức, doanh nghiệp và của cả nước.

VietinBank tiên phong và trách nhiệm trên con đường phát triển bền vững
Vietinbank Thăng Long tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ kinh doanh 6 tháng cuối năm 2024

Đảng bộ VietinBank Thăng Long cùng với các đơn vị trong toàn hệ thống VietinBank sẵn sàng, tuân thủ và trách nhiệm trong triển khai thực hiện các hoạt động phát triển bền vững

Trên tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW: “Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, tuyển dụng nhân tài vào làm việc trong hệ thống chính trị; thể chế chủ trương của Ðảng về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung”, Hội đồng quản trị VietinBank đã điều động, bổ nhiệm đồng chí Bí thư Chi bộ VietinBank Thăng Long nhiệm kỳ 2020 - 2025 và giữ chức vụ Giám đốc Chi nhánh Thăng Long thông qua kết quả cuộc thi giám đốc chi nhánh tại VietinBank. Với nhận thức nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cụ thể là Chi bộ VietinBank Thăng Long, đồng chí Bí thư Chi bộ đã làm tốt công tác xây dựng đảng cụ thể là công đảng viên. Tháng 9-2022, Đảng ủy VietinBank đã phê duyệt nâng cấp Chi bộ VietinBank Thăng Long thành Đảng bộ VietinBank Thăng Long, là đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ VietinBank. Đến nay Đảng bộ VietinBank Thăng Long có 44 đảng viên, chiếm hơn 50% tổng số cán bộ nhân viên toàn Chi nhánh và sinh hoạt theo 4 chi bộ trực thuộc. Đội ngũ đảng viên đông đảo là nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, bảo đảm tính hiệu quả trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của chi nhánh và của hệ thống VietinBank trong đó có chiến lược phát triển bền vững.

Với nhận thức rằng, chuyển đổi số tại VietinBank không chỉ tạo năng lực cạnh tranh vượt trội cho ngân hàng và mang lại trải nghiệm tối ưu cho khách hàng, mà còn đóng góp to lớn vào mục tiêu giảm phát thải từ chính hoạt động vận hành của VietinBank, Đảng bộ VietinBank Thăng Long với vai trò tiên phong của người đứng đầu cấp ủy đã lãnh đạo triển khai thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số theo đúng định hướng của Đảng, Nhà nước, ngành Ngân hàng và chiến lược chuyển đổi số của VietinBank. Các sản phẩm dịch vụ có áp dụng các giải pháp công nghệ của VietinBank được quảng bá, giới thiệu và cung cấp đầy đủ đến khách hàng. Mục tiêu xuyên suốt đó là đẩy mạnh công tác chuyển dịch kênh qua efast, ipay nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng từ quản lý tài khoản, mở thẻ trực tuyến, cho vay thấu chi online, gửi tiết kiệm, thanh toán với hệ sinh thái đa dạng cho tới các dịch vụ tiện ích như tài khoản số đẹp, biệt danh tài khoản (Alias)… Mở rộng hệ sinh thái, tiến tới ngân hàng mở, cung cấp dịch vụ kết nối ERP doanh nghiệp, mở tài khoản, mở thẻ của VietinBank trên ứng dụng của Grab, Shopee, Sendo,...Bên cạnh đó, Chi nhánh triển khai áp dụng công nghệ số vào các hoạt động mang tính cốt lõi của ngân hàng như huy động vốn, tín dụng cũng góp phần tạo nên kết quả hoạt động kinh doanh hiệu quả và bền vững.

Tại VieitnBank Thăng Long, phát triển bền vững thể hiện ở nâng cao trách nhiệm với khách hàng, lấy khách hàng là trung tâm, chủ động hỗ trợ khách hàng phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện chất lượng dịch vụ để phục vụ khách hàng được tốt nhất. Chi nhánh thực hiện triển khai đầy đủ các biện pháp hỗ trợ cho khách hàng gồm cả phân khúc khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp, các hoạt động hỗ trợ như giảm lãi suất theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước với 5 đợt điều chỉnh giảm sàn lãi suất cho vay chung theo định hướng của VietinBank vào năm 2023. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng triển khai chương trình lãi suất cạnh tranh để đáp ứng các nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh và tiêu dùng thiết yếu. Đối với phân khúc khách hàng cá nhân, Chi nhánh thực hiện đầy đủ theo bộ tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ trên các kênh tiếp xúc khách hàng, từ đó mang đến chất lượng dịch vụ đồng nhất tại mọi điểm chạm trên hành trình khách hàng, gắn kết bền vững giữa khách hàng và VietinBank.

Một trong những hoạt động phát triển bền vững của VieitnBank Thăng Long đó là thực hành tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường như: tiết kiệm điện, nước, thu gom rác thải đúng quy định nhằm bảo vệ môi trường, phân loại rác thải ngay tại các vị trí người dùng; các hoạt động an sinh xã hội, hoạt động từ thiện, trích 01 ngày lương/quý để ủng hộ người nghèo, hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” thông qua giải ngân cho vay các khách hàng trong lĩnh vực kinh tế nông thôn.

Đối với hoạt động kinh doanh, toàn thể cán bộ nhân viên trong Chi nhánh ý thức được trách nhiệm với cộng đồng và xã hội là yếu tố gắn kết song hành với hoạt động kinh doanh cũng như ý thức trách nhiệm của mình trong việc đóng góp vào tính phát triển lâu dài, bền vững của cả hệ thống. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có hiệu quả mới có bền vững, có bền vững mới có thể đóng góp được vào hoạt động phát triển bền vững chung của VietinBank. Nhận thức điều đó, VietinBank Thăng Long “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” đã nỗ lực và quyết tâm cao độ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong công tác kinh doanh. Kết thúc năm 2023, tổng quy mô của Chi nhánh đạt gần 20.000 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2022, lợi nhuận đạt hơn 250 tỷ đồng, các chỉ tiêu đều hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Không những thế, quy mô của Chi nhánh tiếp tục được nâng cao, kết thúc 7 tháng đầu năm 2024, tổng quy mô của Chi nhánh đã đạt xấp xỉ 21.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt gần 200 tỷ đồng trong khi số lượng cán bộ toàn Chi nhánh không thay đổi, một con số ấn tượng và bứt phá. Chất lượng tín dụng luôn được đảm bảo, năng suất lao động liên tục cải thiện. Những kết quả đạt được của Chi nhánh Thăng Long đã góp phần vào kết quả chung của VietinBank, đóng góp vào sự phát triển bền vững và lâu dài của nền kinh tế nước nhà bởi VietinBank là một trong những ngân hàng được thành lập từ những ngày đầu của công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam, do đó sự phát triển của VietinBank đồng hành với thành công của khách hàng và sự thịnh vượng của nền kinh tế.

Giải pháp cho phát triển bền vững tại VietinBank

Thứ nhất, VietinBank tiếp tục xác định coi thực hành ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị) là nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tiếp theo. Thực hiện đào tạo đội ngũ nhân sự nòng cốt tại cả Trụ sở chính và toàn bộ các Chi nhánh, công ty con để triển khai thực hiện bộ tiêu chí ESG một cách đồng bộ, nhất quán và thông suốt cả về tư duy và hành động cụ thể, từ người đứng đầu cấp ủy các cấp đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong hệ thống. Cùng với đó là việc xây dựng lộ trình đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ nhân sự, xây dựng đội ngũ kế cận đảm bảo tính liên tục trong triển khai bởi nguồn nhân sự chất lượng là yếu tố quyết định trong việc thực thi thành công chiến lược phát triển bền vững.

Thứ hai, quan tâm đến công tác truyền thông về phát triển bền vững tại VietinBank bao gồm truyền thông trong nội bộ hệ thống VietinBank và truyền thông bên ngoài trong đó ưu tiên đến đối tượng khách hàng bên ngoài về hệ sinh thái ESG cũng như liên tục kiện toàn hệ sinh thái ESG.

Thứ ba, liên tục rà soát các quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường – xã hội để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế; thiết lập cây danh mục sản phẩm dịch vụ mục tiêu và đưa ra lộ trình kiện toàn, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn về môi trường, nghiên cứu phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để đáp ứng các yêu cầu cấp tín dụng xanh, huy động tài chính xanh.

Thứ tư, phát huy tinh thần trách nhiệm đối với người đứng đầu cấp ủy các cấp về tuân thủ và thực hiện các hoạt động phát triển bền vững của ngân hàng từ hoạt động kinh doanh, hoạt động vì cộng đồng xã hội, môi trường trong đó nâng cao trách nhiệm đối với khách hàng, cổ đông, đối tác và đối với người lao động trong đó ưu tiên hoạt động kinh doanh để tạo nguồn lực về tài chính cũng như các giá trị kinh tế trực tiếp để tiếp tục được phân bổ cho các hoạt động phát triển bền vững của VietinBank.

Thứ năm, từng cán bộ, đảng viên trong toàn hệ thống VietinBank thực hiện nghiêm túc theo bộ chuẩn mực hành vi văn hóa doanh nghiệp VietinBank. Các giá trị cốt lõi của văn hóa VietinBank sẽ trở thành những chuẩn mực đạo đức, lối sống của từng cá nhân và đơn vị, tạo môi trường văn hóa và môi trường làm việc lành mạnh, tinh thần, thái độ làm việc, các chuẩn mực, giao tiếp, ứng xử, đạo đức, lối sống, kỷ luật kỷ cương được thực hiện nhất quán góp phần hoàn thiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, đóng góp vào sự phát triển bền vững chung. Hệ thống VietinBank tiếp tục duy trì đảm bảo thông suốt các kênh tiếp nhận thông tin để phản ánh hành vi gian lận nội bộ/vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong ngân hàng và đảm bảo yếu tố bảo mật thông tin trong quá trình xử lý.

Có thể nói, toàn hệ thống VietinBank đã, đang và sẽ nỗ lực để luôn là ngân hàng có trách nhiệm trong hành trình hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững. Trong hành trình ấy, rất cần thiết ở từng cán bộ, đảng viên và người lao động trong đó người đứng đầu cấp ủy đóng vai trò đặc biệt quan trọng, đó là tư duy, ý chí và tinh thần quyết tâm, trách nhiệm cao, thực hiện “nói đi đôi với làm” trong mọi hành động, nhiệm vụ. Đảng bộ VietinBank Chi nhánh Thăng Long cùng với các đơn vị trong toàn hệ thống VietinBank luôn sẵn sàng, nhiệt huyết, tuân thủ và trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ để hướng tới một VietinBank tiên phong, đi đầu trên con đường phát triển bền vững.

Đỗ Thị Thu Khuyên - Nguyễn Quốc Hưng

Chi bộ 3 - Đảng bộ Vietinbank Thăng Long

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
  • bao-hiem-pjico
  • rot-von-duong-dai-agri
  • vpbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 83,000 ▲500K 85,000 ▲500K
AVPL/SJC HCM 83,000 ▲500K 85,000 ▲500K
AVPL/SJC ĐN 83,000 ▲500K 85,000 ▲500K
Nguyên liệu 9999 - HN 82,800 ▲350K 83,100 ▲350K
Nguyên liệu 999 - HN 82,700 ▲350K 83,000 ▲350K
AVPL/SJC Cần Thơ 83,000 ▲500K 85,000 ▲500K
Cập nhật: 14/10/2024 14:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 82.700 ▲400K 83.700 ▲400K
TPHCM - SJC 83.000 ▲500K 85.000 ▲500K
Hà Nội - PNJ 82.700 ▲400K 83.700 ▲400K
Hà Nội - SJC 83.000 ▲500K 85.000 ▲500K
Đà Nẵng - PNJ 82.700 ▲400K 83.700 ▲400K
Đà Nẵng - SJC 83.000 ▲500K 85.000 ▲500K
Miền Tây - PNJ 82.700 ▲400K 83.700 ▲400K
Miền Tây - SJC 83.000 ▲500K 85.000 ▲500K
Giá vàng nữ trang - PNJ 82.700 ▲400K 83.700 ▲400K
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 ▲500K 85.000 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 82.700 ▲400K
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 ▲500K 85.000 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 82.700 ▲400K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 82.600 ▲400K 83.400 ▲400K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 82.520 ▲400K 83.320 ▲400K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 81.670 ▲400K 82.670 ▲400K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 75.990 ▲360K 76.490 ▲360K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 61.300 ▲300K 62.700 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 55.460 ▲270K 56.860 ▲270K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 52.960 ▲260K 54.360 ▲260K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 49.620 ▲240K 51.020 ▲240K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 47.540 ▲230K 48.940 ▲230K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 33.440 ▲160K 34.840 ▲160K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 30.030 ▲150K 31.430 ▲150K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 26.270 ▲130K 27.670 ▲130K
Cập nhật: 14/10/2024 14:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 8,200 ▲30K 8,370 ▲20K
Trang sức 99.9 8,190 ▲30K 8,360 ▲20K
NL 99.99 8,270 ▲60K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 8,220 ▲30K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 8,290 ▲30K 8,380 ▲20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 8,290 ▲30K 8,380 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 8,290 ▲30K 8,380 ▲20K
Miếng SJC Thái Bình 8,300 ▲50K 8,500 ▲50K
Miếng SJC Nghệ An 8,300 ▲50K 8,500 ▲50K
Miếng SJC Hà Nội 8,300 ▲50K 8,500 ▲50K
Cập nhật: 14/10/2024 14:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,293.61 16,458.19 16,986.79
CAD 17,569.25 17,746.72 18,316.70
CHF 28,211.94 28,496.91 29,412.16
CNY 3,421.14 3,455.70 3,566.69
DKK - 3,569.92 3,706.76
EUR 26,439.60 26,706.67 27,890.30
GBP 31,592.47 31,911.58 32,936.50
HKD 3,114.90 3,146.36 3,247.41
INR - 294.60 306.38
JPY 160.56 162.18 169.90
KRW 15.83 17.59 19.09
KWD - 80,922.77 84,160.92
MYR - 5,722.93 5,847.95
NOK - 2,267.28 2,363.62
RUB - 246.76 273.17
SAR - 6,597.54 6,861.54
SEK - 2,343.37 2,442.95
SGD 18,525.15 18,712.28 19,313.27
THB 660.34 733.71 761.83
USD 24,630.00 24,660.00 25,020.00
Cập nhật: 14/10/2024 14:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 24,630.00 24,650.00 24,990.00
EUR 26,563.00 26,670.00 27,788.00
GBP 31,760.00 31,888.00 32,878.00
HKD 3,128.00 3,141.00 3,246.00
CHF 28,358.00 28,472.00 29,367.00
JPY 162.31 162.96 170.38
AUD 16,382.00 16,448.00 16,957.00
SGD 18,656.00 18,731.00 19,282.00
THB 726.00 729.00 762.00
CAD 17,670.00 17,741.00 18,276.00
NZD 14,866.00 15,371.00
KRW 17.57 19.37
Cập nhật: 14/10/2024 14:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24660 24660 25020
AUD 16353 16453 17023
CAD 17666 17766 18317
CHF 28531 28561 29368
CNY 0 3474.1 0
CZK 0 1028 0
DKK 0 3644 0
EUR 26677 26777 27649
GBP 31905 31955 33060
HKD 0 3180 0
JPY 163.46 163.96 170.47
KHR 0 6.032 0
KRW 0 18.1 0
LAK 0 1.0501 0
MYR 0 6104 0
NOK 0 2300 0
NZD 0 14913 0
PHP 0 420 0
SEK 0 2395 0
SGD 18617 18747 19479
THB 0 690.9 0
TWD 0 768 0
XAU 8300000 8300000 8500000
XBJ 7700000 7700000 8200000
Cập nhật: 14/10/2024 14:45