Việt Nam vẫn nằm trong danh sách theo dõi khả năng thao túng tiền tệ của Bộ Tài chính Mỹ

15:00 | 19/01/2020

460 lượt xem
|
(PetroTimes) - Vừa qua, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố Báo cáo đánh giá gửi Quốc hội Mỹ về kinh tế vĩ mô và chính sách tỷ giá của các đối tác thương mại lớn của Mỹ vốn có kế hoạch được công bố vào tháng 10/2019.    
viet nam van nam trong danh sach theo doi kha nang thao tung tien te cua bo tai chinh myXuất nhập khẩu của Việt Nam vào châu Mỹ tăng mạnh
viet nam van nam trong danh sach theo doi kha nang thao tung tien te cua bo tai chinh myXuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt gần 23 tỷ USD
viet nam van nam trong danh sach theo doi kha nang thao tung tien te cua bo tai chinh myNhững mặt hàng chủ lực xuất sang Mỹ sẽ phải chịu giám sát chặt chẽ hơn

Trong đó, Việt Nam chỉ đáp ứng 1 tiêu chí trong Đạo luật 2015 – “Có thặng dư thương mại song phương lớn đối vối Mỹ”. Trong thời gian 4 quý tính đến tháng 6/2019, Việt Nam đã ghi nhận thặng dư thương mại 47 tỷ USD với Mỹ, cao hơn ngưỡng 20 tỷ USD. Trong khi đó, cán cân vãng lai của Việt Nam ở mức 1,7% GDP (trong 4 quý tính đến tháng 6/2019), thấp hơn ngưỡng 2,0%. Lượng ngoại hối mua ròng của Việt Nam chỉ ở mức 0,8% GDP (trong 4 quý tính đến tháng 6/2019), cũng thấp hơn ngưỡng 2,0%.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách theo dõi khi Bộ Tài chính Mỹ quyết định giữ các đối tác thương mại lớn ảnh hưởng đáng kể đến tổng thâm hụt thương mại lớn của Mỹ, kể cả khi các nền kinh tế đó chưa đáp ứng 2 trong 3 tiêu chí theo Đạo luật 2015.

viet nam van nam trong danh sach theo doi kha nang thao tung tien te cua bo tai chinh my
Xoài là một trong những loại trái cây Việt đã được xuất khẩu sang Mỹ

Các chuyên gia Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nhận định, Việt Nam sẽ đáp ứng ít nhất 2 trong 3 tiêu chí và nằm trong danh sách theo dõi của Bộ Tài chính Mỹ trong báo cáo tiếp theo. Theo Cục Thống kê Mỹ, Mỹ đã ghi nhận thâm hụt thương mại gần 51 tỷ USD với Việt Nam trong 11 tháng 2019 (có thể tăng lên 55 tỷ USD cho cả năm 2019), trong khi Ngân hàng Nhà nước đã mua ròng khoảng 20 tỷ USD cho dự trữ ngoại hối (7,5% GDP).

M.P