VEC 2020: Tự chủ đại học - Từ chính sách đến thực tiễn

18:28 | 25/11/2020

194 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 25/11, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và một số cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) tổ chức thông tin về hội thảo Giáo dục 2020 (Vietnam Education Conference - VEC 2020) với chủ đề “Tự chủ đại học - Từ chính sách đến thực tiễn”. Hội thảo diễn ra vào ngày 27/11 tại Phòng Thăng Long, Nhà Quốc hội.
Bộ Giáo dục: Cơ chế thực hiện tự chủ đại học còn nhiều khó khănBộ Giáo dục: Cơ chế thực hiện tự chủ đại học còn nhiều khó khăn
Tự chủ đại học là xu thế tất yếuTự chủ đại học là xu thế tất yếu
Tự chủ để đại học là nơi sáng tạo ra tri thứcTự chủ để đại học là nơi sáng tạo ra tri thức
Vì một nền giáo dục đại học tự chủVì một nền giáo dục đại học tự chủ
VEC 2020: Tự chủ đại học - Từ chính sách đến thực tiễn
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phạm Tất Thắng phát biểu tại họp báo

VEC 2020 có sự tham gia của 250 đại biểu chính thức, bao gồm đại diện các cơ quan của Quốc hội; các bộ, ngành Trung ương; các đại biểu Quốc hội đang công tác trong lĩnh vực giáo dục đại học; các tổ chức quốc tế; các nhà quản lý cơ sở giáo dục đại học; các chuyên gia, nhà khoa học...

Mục tiêu hội thảo nhằm tạo diễn đàn tập hợp các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, các chuyên gia, nhà giáo, nhà khoa học trong và ngoài nước để cùng trao đổi, thảo luận về thực trạng triển khai tự chủ trong GDĐH, nhất là từ sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH được ban hành và có hiệu lực thi hành từ tháng 7/2019; trên cơ sở đó, đề xuất các ý tưởng, giải pháp thúc đẩy thực hiện tự chủ đại học, tạo điều kiện cho GDĐH phát triển, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế của đất nước.

VEC 2020 được chia thành 3 phiên chính, gồm 1 phiên về các vấn đề chung và 2 phiên chuyên đề sâu về: thể chế tự chủ trong GDĐH và tự chủ tài chính trong GDĐH. Hội thảo này được kỳ vọng mang lại những ý tưởng, giải pháp đổi mới giúp cho tự chủ GDĐH Việt Nam đi vào cuộc sống, thực chất, hiệu quả.

Đến nay, VEC 2020 đã nhận được sự hưởng ứng và đăng ký tham luận của các chuyên gia, nhà giáo, nhà quản lý, nhà khoa học trong và ngoài nước với tổng số hơn 100 bài tham luận gửi đến Ban Tổ chức. Nội dung của các bài tham luận bám sát chủ đề trọng tâm của hội nghị với nhiều góc nhìn khác nhau về thể chế, cơ chế thực hiện tự chủ đại học; mối quan hệ giữa trường đại học với cơ quan quản lý có thẩm quyền cũng như giữa các thiết chế quyền lực trong nội bộ nhà trường; trách nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH và đặc biệt là về vấn đề tài chính, sở hữu của cơ sở GDĐH công lập trong thực hiện tự chủ.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phạm Tất Thắng chia sẻ: Tự chủ đại học là điều kiện cần thiết để thực hiện các phương thức quản trị đại học tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo. Theo ông Phạm Tất Thắng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về GDĐH hiện ngày càng hoàn thiện, tạo sơ sở pháp lý cho GDĐH phát triển phù hợp với chủ trương, định hướng đổi mới của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên từ quy định chính sách đến thực tiễn còn nhiều rào cản cần tháo gỡ và khoảng cách cần thu hẹp.

N.H