VCCI: Phải hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc.
Tại VBF 2015, ông Lộc nhấn mạnh rằng, cùng với nỗ lực ổn định đinh tế vĩ mô thì việc thúc đẩy đàm phá ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với các đối tác lớn hàng đầu thế giới, và chương trình cải cách thể chế, thủ tục hành chính theo Nghị quyết 19 đã mang lại niềm tin rất lớn cho công đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông Lộc cũng chỉ ra rằng, hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước còn rất hạn chế, chưa được cải thiện đáng kể.
Phân tích cụ thể câu chuyện này, ông Lộc thông tin, mặc dù đang đóng góp tới 50% GDP nhưng phần lớn trong đó, lên tới 33% là đóng góp của khu vực kinh tế cá thể; có tới 70% doanh nghiệp vẫn làm ăn không có lãi.
“Trong số các doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động thì doanh nghiệp lớn chỉ chiếm chưa đầy 2%, doanh nghiệp vừa chiếm 2%, còn lại 96% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Quy mô nhỏ, tính chất phi chính thức lớn, quản trị yếu kém, công nghệ thấp, khó tiếp cận nguồn vốn, khó tiếp cận thị trường, sức cạnh tranh không cao… đang là thực trạng phổ biến của các doanh nghiệp tư nhân trong nước”-Chủ tịch VCCI nói.
Trước đó, tại Diễn đàn CEO 2015 với chủ đề “Tạo dựng môi trường kinh doanh bình đẳng và lành mạnh”, các chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng, nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào hội chứng thiếu doanh nghiệp cỡ vừa để làm cầu nối kết nối vào giá trị toàn cầu. Trong khi đó, Việt Nam cũng lại đang rất thiếu doanh nghiệp cỡ lớn, có quy mô, đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Và cũng chính vì quá nhỏ, quy mô cũng lại khiêm tốn nên không đủ năng lực về vốn, công nghệ, quản trị để có thể đạt chuẩn giá trị quốc tế, tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu.
Vấn đề này một lần nữa được ông Vũ Tiến Lộc đề cập: Khu vực kinh tế tư nhân trong nước phải là động lực tăng trưởng chính, bảo đảm tính tự chủ của nền kinh tế và bảo đảm sự kết nối có hiệu quả giữa khu vực FDI và khu vực kinh tế nội địa.
Hệ thống cấp đông ở Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông.
Một điểm nữa, theo TS Nguyễn Đình Cung-Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra tại hội thảo với chủ đề “Doanh nghiệp nhà nước: Ràng buộc ngân sách, khung khổ quản trị rằng, tái cấu trúc, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là bắt buộc, là ưu tiên hàng đầu phải quyết liệt triển khai thực hiện khi tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế. Và để đạt mục tiêu này, bên cạnh các vấn đề như tái cấu trúc hệ thống quản trị doanh nghiệp, hoàn thiện thể chế… thì một yêu cầu tất yếu là phải thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển.
“Doanh nghiệp nhà nước đang nắm một nguồn lực, quy mô rất lớn và muốn tái cấu trúc, cơ cấu nguồn lực này thì khu vực kinh tế tư nhân đủ mạnh để nhận, phát triển nguồn lực này. Như thế, tái cấu trúc, tái cơ cấu nền kinh tế, doanh nghiệp nhà nước mới thực sự hiệu quả”-TS Nguyễn Đình Cung nói.
Nói như vậy để thấy rằng, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng như tái cấu trúc nền kinh tế là rất lớn. Việc tháo gỡ vướng mắc, khó khăn và tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển là đòi hỏi cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay.
Để thực hiện được những mục tiêu này, ông Vũ Tiến Lộc kiến nghị Chính phủ cần xây dựng chương trình hành động tổng thể thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong thời gian tới. Cụ thể: Xây dựng và thực hiện “Chương trình quốc gia khởi nghiệp” để định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh việc và trợ giúp thành lập các doanh nghiệp mới sáng tạo, doanh nghiệp hõ trợ hỗ trợ hoạt động của các ngành, lĩnh vực Việt Nam có lợi thế cạnh tra; đơn giản hoá tối đa các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính cho lĩnh vực thành lập doanh nghiệp; cần có chương trình cho vay vốn hiệu quả; tăng cường hệ thống thông tin về công nghệ và thị trường, kết nối hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước và hiệp hội doanh nghiệp, đẩy mạnh xúc tiến thương mại; đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính; bảo đảm an toàn cho doanh nghiệp; cung cấp kịp thời các cam kết, cơ hội, thách thức cụ thể từ các Hiệp định thương mại tự do; sớm ban hành các Luật cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa...
Thanh Ngọc (Năng lượng Mới)
-
Cải thiện môi trường kinh doanh - Chủ động tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
-
Năm 2024: Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế
-
Mở khóa dòng tiền từ khu vực kinh tế tư nhân
-
Giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024
-
Cần thúc đẩy hơn nữa việc cải thiện môi trường kinh doanh
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Tin tức kinh tế ngày 18/4: Thương mại Việt Nam - Lào lập kỷ lục trong quý I/2025