Ukraine bổn cũ soạn lại với Dòng chảy phương Bắc-2

13:34 | 11/11/2018

2,332 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 10/11, Chủ tịch Quốc hội Ukraine, ông Andrei Paruby cảnh báo châu Âu không nên tham gia vào việc xây dựng đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc-2 (Nord Stream-2). Đây không phải là lần đầu Ukraine phản đối các đường ống dẫn khí của Nga sang châu Âu bỏ qua lãnh thổ nước này.  

Trang Ukrinform dẫn lời ông Paruby cho biết: “Bởi vì hơn ai hết, chúng tôi biết rõ Nga có thể sử dụng ‘chiếc roi năng lượng’ vào hoạt động tham nhũng và gây ảnh hưởng đến giới tinh hoa chính trị".

Ngoài ra, ông Parubiy còn đề xuất Mỹ sử dụng hệ thống trung chuyển khí đốt (GTS) của Ukraine để bảo vệ nước này trước mối đe dọa của Nga.

"Bản thân tôi có đề xướng là hệ thống trung chuyển khí đốt của Ukraine, hiện đang là yếu tố trung chuyển chính, cần có nền tảng để sử dụng chung với các đồng nghiệp Mỹ của chúng ta. Bằng cách này chúng ta sẽ ngăn chặn để Nga không còn cách nào thực hiện được chiến lược năng lượng của mình nhằm nắm quyền kiểm soát hệ thống trung chuyển khí đốt của Ukraine", Chủ tịch quốc hội Ukraine giải thích.

Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng là người cực lực phản đối dự án Dòng chảy Phương bắc- 2 của Nga và kêu gọi các nước châu Âu ngừng hợp tác với Moscow trong dự án này.

ukraine bon cu soan lai voi dong chay phuong bac 2

Từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng khí đốt rồi khủng hoảng chính trị giữa Nga và Ukraine, Moscow đã quyết định cùng với các đối tác châu Âu xây dựng các tuyến đường ống dẫn khí từ Nga sang châu Âu bỏ qua vai trò trung chuyển của Ukraine. Hai trong số những đường ống đang được Nga và các nước châu Âu, trong đó có Đức, xây dựng là Dòng chảy phương Bắc-2 và Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.

Từ trước đến nay, dòng khí của Nga qua châu Âu thường phải đi qua Ukraine. Kiev vừa được mua khí đốt giá rẻ từ Nga vừa được tiền dịch vụ trung chuyển. Nhưng nay mọi chuyện đã kết thúc, Ukraine phải mua giá năng lượng theo giá thị trường và lượng khí đốt của Nga trung chuyển qua Ukraine đã giảm mạnh. Thậm chí Nga dự tính sẽ giảm về 0 mức khí chuyển qua Ukraine trước khi sang châu Âu. Tuy nhiên, Moscow đã phải nhượng bộ Đức khi phải duy trì lượng khí tối thiểu trung chuyển qua Ukraine, như một điều kiện tiên quyết để Berlin chấp thuận cho Nga xây dựng Dòng chảy Phương bắc- 2.

ukraine bon cu soan lai voi dong chay phuong bac 2Mỹ tung đòn đánh cuối cùng với Dòng chảy phương Bắc-2 của Nga?
ukraine bon cu soan lai voi dong chay phuong bac 2Dòng chảy phương Bắc-2 bắt đầu đi vào lãnh hải Đức
ukraine bon cu soan lai voi dong chay phuong bac 2Mỹ quyết chặn Dòng chảy phương Bắc-2 của Nga

Nh.Thạch

Sputnik