Tự lắp hệ thống điện mặt trời: Lợi bất cập hại

15:49 | 21/07/2019

6,528 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Với sức lan tỏa nhanh chóng của điện mặt trời, trên thị trường “chợ đen” cũng lập tức xuất hiện nhiều loại tấm pin không có nguồn gốc xuất xứ. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều người chỉ quan tâm đến giá cả mà chủ động mua những tấm pin chưa được kiểm định này để tự lắp. Theo các chuyên gia, cách đầu tư này chưa hẳn là hiệu quả, thậm chí có nguy cơ lỗ vốn khi tấm pin giảm hiệu suất rõ rệt hoặc hư hỏng chỉ trong 3-5 năm.    
Điện mặt trời trên mái nhà sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới
Đầu tư điện mặt trời như thế nào để không lỗ vốn?
Hiệu quả từ việc sử dụng điện mặt trời áp mái

Chất lượng của tấm pin mặt trời góp phần vô cùng quan trọng đối với tuổi thọ của toàn hệ thống. Với mức giá đưa ra chỉ từ 2/3, thậm chí chỉ bằng 1/2 so với giá thị trường, những sản phẩm kém chất lượng xuất hiện tràn khắp các chợ bán đồ công nghệ. Đủ mọi tấm pin kích thước lớn nhỏ đa dạng, người bán cam kết hoàn vốn chỉ trong 2 năm. Tuy nhiên, những tấm pin này sẽ mau chóng giảm hiệu suất và hư hỏng sau 2-3 năm sử dụng mặc dù tuổi thọ trung bình của một hệ thống điện mặt trời lên đến 20 năm.

Ngoài tấm pin, Inverter chính là thiết bị quan trọng đối với hệ thống điện mặt trời. Một Inverter chất lượng sẽ có từ 4 đến 6 MPPT (thuật toán dò công suất tối ưu trong các bộ điều khiển), được sử dụng để các tấm pin hấp thụ tối đa năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, thị trường lại xuất hiện những thiết bị Inverter chỉ có 1 MPPT, điều này dẫn đến kết quả nếu 1 tấm pin trong hệ thống bị hỏng hoặc bị che khuất thì hiệu suất của toàn hệ thống sẽ giảm mạnh.

Tự lắp hệ thống điện mặt trời: Lợi bất cập hại
Kỹ sư lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho người dân

Chưa kể, để có một hệ thống hoàn chỉnh, hệ thống điện mặt trời còn phải trang bị nhiều thiết bị khác như tủ điện, dàn khung đến dây dẫn. Đã có trường hợp người dân tự lắp điện mặt trời nhưng không được nối lưới điện vì hệ thống không đảm bảo chất lượng.

Hơn nữa, hệ thống điện mặt trời tự lắp không có sự tư vấn, khảo sát từ kỹ sư có chuyên môn sẽ dễ dẫn đến tình trạng không đảm bảo an toàn và hiệu suất hoạt động. Bên cạnh đó, các thiết bị không rõ nguồn gốc sẽ không được bảo trì, bảo hành, dẫn đến lỗ vốn cho nhà đầu tư.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, để đảm bảo hệ thống điện mặt trời của gia đình hoạt động hiệu quả và sinh lời lâu dài, khách hàng nên lựa chọn các nhà cung cấp có kinh nghiệm lâu năm và đội ngũ thi công lắp đặt chuyên nghiệp, hoặc tham khảo đề xuất những nhà cung cấp uy tín hiện nay từ EVN. Bên cạnh đó, để đảm bảo bài toán đầu tư, người dân nên chọn những đơn vị có cam kết sản lượng điện để giảm thiểu rủi ro.

M.P