Trung Quốc công bố Sách Trắng, nhấn mạnh tiến trình chuyển đổi năng lượng

09:22 | 30/08/2024

3,284 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc ngày 29/8 đã ban hành Sách Trắng với tựa đề "Chuyển đổi năng lượng của Trung Quốc".
một trang trại gió ngoài khơi huyện Bình Đàm, tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Phúc Kiến đã đẩy nhanh quá trình phát triển năng lượng sạch, bao gồm năng lượng gió và năng lượng hạt nhân, để thúc đẩy sự phát triển xanh và ít carbon của xã hội - Ảnh: THX
Một trang trại gió ngoài khơi huyện Bình Đàm, tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc. (Ảnh: THX)

Nội dung Sách Trắng nêu bật trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã giảm được 3 tỷ tấn khí thải CO2 trong nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi xanh.

Đối với giai đoạn này, Trung Quốc đã tiết kiệm được lượng điện tương đương mức tiêu thụ khoảng 1,4 tỷ tấn than tiêu chuẩn, trong bối cảnh quá trình tái cấu trúc và nâng cấp công nghiệp, các công nghệ giảm carbon ngày càng phát triển để tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Xu hướng này được phản ánh rõ rệt trong các lĩnh vực chủ chốt từ sản xuất công nghiệp đến xây dựng và giao thông vận tải.

Theo Sách Trắng, Trung Quốc cũng tích cực thúc đẩy các mô hình năng lượng xanh, với nỗ lực khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, thúc đẩy quá trình điện khí hóa và chuyển đổi sang năng lượng carbon thấp. Minh chứng cho điều này là việc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022 và Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu 2023 do Trung Quốc tổ chức đều sử dụng 100% nguồn điện xanh.

Nhà chức trách Trung Quốc cũng đã đề ra quy hoạch phát triển trung và dài hạn đối với quá trình chuyển đổi năng lượng.

Cụ thể, đến năm 2035, các phương thức sản xuất và sử dụng năng lượng xanh sẽ phổ biến hơn. Đến giữa thế kỷ này, Trung Quốc sẽ hoàn thành việc xây dựng hệ thống năng lượng sạch mới, có mức phát thải carbon thấp.

Với năng lượng phi hóa thạch trở thành nguồn năng lượng chính, đây chính là chìa khóa giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060.

Bình An

Global