Tổng thống Pháp xin Mỹ “tha cho” Iran
![]() |
![]() |
![]() |
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Mỹ Donald Trump tại trụ sở LHQ |
"Nếu Iran tiếp tục được bán dầu ra ngoài, điều đó không chỉ giúp giá dầu giảm mà còn giúp cho cả hòa bình thế giới”, Tổng thống Pháp Macron phát biểu tại một cuộc họp báo ở trụ sở Liên Hiệp Quốc (LHQ).
Trước đó không lâu, Tổng thống Trump khi phát biểu trên bục diễn giả tại LHQ, đã một lần nữa tố cáo các nhà xuất khẩu dầu mỏ OPEC duy trì giá dầu thô ở mức quá cao.
"Chúng tôi đang bảo vệ an ninh “miễn phí” cho nhiều quốc gia trong OPEC và họ đang lợi dụng điều đó để áp đặt giá dầu cao hơn", ông Trump nói, và dường như muốn ám chỉ các nước đồng minh Arập.
Tổng thống Pháp Macron cho rằng khi rút khỏi thỏa thuận về hạt nhân với Iran và tái lập các biện pháp trừng phạt, ông Donald Trump trước hết là muốn đẩy Tehran trở lại bàn đàm phán về một loạt các chủ đề, từ chương trình tên lửa đạn đạo của Iran đến sự ảnh hưởng của nước này với khu vực Trung Đông.
"Đây là một chiến lược đang được Hoa Kỳ tiến hành, về cơ bản là muốn làm giảm khả năng tài chính của Iran, từ đó thúc đẩy Tehran thay đổi chiến lược và trở lại bàn đàm phán”, ông Macron nói sau cuộc hội đàm với Tổng thống Donald Trump.
Tổng thống Pháp thừa nhận rằng các cơ chế mà các nước châu Âu đang cố gắng đưa ra để phá vỡ các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ không đủ để lấp đầy hậu quả mà chúng gây ra cho Iran.
"Các cơ chế của châu Âu không nhằm sửa đổi hay làm thay đổi quyết định của một số tập đoàn lớn của châu Âu hoặc quốc tế khi rút khỏi Iran trước sức ép của Mỹ" nhưng sẽ giúp "xây dựng các giải pháp thương mại và công nghiệp với các nước trong khu vực", Tổng thống Pháp cho biết.
Châu Âu muốn thiết lập một hệ thống hàng đổi hàng để bảo tồn thương mại của họ với Iran.
Sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015, Tổng thống Donald Trump đã khôi phục một loạt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty nước ngoài hoặc các quốc gia sẽ tiếp tục làm ăn buôn bán với Tehran.
Dưới sự đe dọa của Mỹ, nhiều tập đoàn lớn (Total, Daimler... ) đã ngừng hoạt động tại Iran do lo sợ trả đũa của Mỹ.
Đầu tháng 11 này, gói trừng phạt thứ hai của Mỹ nhắm trực tiếp vào nghành dầu khí Iran sẽ có hiệu lực. Cụ thể Washington cấm tất cả các nước mua dầu của Tehran.
Th.Long
AFP
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay tăng nhẹ
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 17/4: Ai Cập và Azerbaijan xem xét hợp tác dầu khí
-
Các nước xuất khẩu dầu nhỏ trước cơn sóng thần của thị trường
-
Cháy rừng tại Kim Bảng (Hà Nam) không ảnh hưởng đến hệ thống truyền tải điện quốc gia
-
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Ưu tiên sử dụng tối đa khí trong nước để phát điện
-
Giá phát điện tối đa cho nhiệt điện than năm 2025
-
Khung giá điện nhập khẩu từ Lào về Việt Nam giai đoạn 2025-2030
-
Triển khai dự án đường dây 500kV: Người dân đồng thuận nhường đất, dời nhà