Nhà biên kịch trẻ Lê Huyền

"Tôi viết bằng bản năng…"

07:30 | 10/11/2018

704 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong khi thị trường phim Việt đang “khát” những kịch bản hay thì nhà biên kịch tài năng vẫn như “sao buổi sớm”. Phóng viên Báo Năng lượng Mới có cuộc trò chuyện với nhà biên kịch trẻ Lê Huyền của phim “Yêu thì ghét thôi” để hiểu hơn về nghề “bếp núc” của một bộ phim.  

PV: Hiếm có bộ phim truyền hình Việt Nam nào kéo dài 2 phần vẫn được khán giả quan tâm như “Ghét thì yêu thôi” và giờ đây là “Yêu thì ghét thôi”. Xuất phát từ đâu mà chị có ý tưởng về bộ phim này?

toi viet bang ban nang

Biên kịch Lê Huyền: Ngay từ đầu, tôi không phải là người nghĩ ra ý tưởng. Phần 1, tôi không làm việc một mình mà một nhóm có 3 người làm. Cả ba chị em đã trăn trở suốt cả mấy tháng trời để cho ra bộ khung ý tưởng của “Ghét thì yêu thôi” rồi mới viết kịch bản. Dù sau này, mỗi người vì những lý do riêng mà không viết tiếp, nhưng tôi luôn nghĩ rằng, ý tưởng của bộ phim xuất phát từ sự “chém gió” tập thể hết sức đoàn kết và vui vẻ.

Sau hiệu ứng tốt từ phần 1, tôi được đặt hàng để viết phần 2, khi đó tôi làm một mình và cố gắng để “làm một bộ phim mới” chứ không đơn thuần chỉ là câu chuyện tiếp nối phần 1. Đó là một giai đoạn khác của cuộc đời nhân vật, câu chuyện, mâu thuẫn cũng hoàn toàn khác. Chính vì thế, phần 2 khi phát sóng có tên đảo ngược với tên cũ.

PV: Là một nhà biên kịch trẻ, không chuyên, có phim được phát trên khung giờ vàng, cảm xúc của chị thế nào?

Biên kịch Lê Huyền: Thực ra, mối quan tâm hàng đầu của tôi không phải là phim phát vào giờ nào, ngày nào, mà là tôi có được viết hay không mà thôi! Mỗi khi bắt đầu viết kịch bản một bộ phim, tôi thường để hết tâm trí vào đó và cố gắng để hoàn thành tốt nhất trong khả năng có thể của mình. Với tôi, mỗi sản phẩm là một sự nỗ lực hết mình, vì tôi viết bằng bản năng chứ hoàn toàn không được đào tạo bài bản.

Tôi đến với nghề biên kịch cũng tình cờ. Khi bộ sitcom “Camera công sở” được mua bản quyền từ Pháp, tôi chỉ mới là một nhân viên trợ lý lo giấy tờ, nhắc lịch, viết vài bài PR cho chương trình. Sau đó, vì thiếu người viết nên tôi được gọi vào tham gia và tôi bắt đầu viết kịch bản từ đó, tính đến nay cũng 10 năm rồi. Tôi may mắn được làm việc nhiều với đạo diễn Trịnh Lê Phong - đạo diễn của phim “Ghét thì yêu thôi”, “Yêu thì ghét thôi” và tôi học hỏi được ở anh rất nhiều. Tôi luôn cảm thấy may mắn và biết ơn vì điều đó.

PV: Môi trường điện ảnh Việt Nam có thuận lợi cho những biên kịch trẻ như chị phát triển?

Biên kịch Lê Huyền: Tôi nghĩ, những năm gần đây, điện ảnh Việt phát triển rất nhanh và nhiều thể loại, từ sitcom, phim ngắn, đến phim truyền hình, phim nhựa… Phim thì không chỉ chiếu ở rạp mà còn phát trên tivi, phát online trên các app, YouTube hay các mạng xã hội… Điều này chứng tỏ có rất nhiều cơ hội để các bạn trẻ được tiếp cận, tham gia viết kịch bản cho các dự án phim và thúc đẩy điện ảnh Việt ngày càng phát triển. Nhưng cũng vì thế, các biên kịch trẻ sẽ phải “cạnh tranh” nhiều hơn để cùng nhau phát triển.

PV: Nhiều người kêu ca nghề biên kịch chưa được trả công đúng mức bởi nhuận bút quá bèo bọt, chị có thấy thế không?

Biên kịch Lê Huyền: Rất khó định giá tiền bạc một cách chính xác cho một sản phẩm sáng tạo. Tuy nhiên, nhuận bút mà nhà biên kịch nhận được chưa thật sự xứng đáng với công sức của họ bỏ ra. Làm biên kịch mà muốn “sống khỏe” với nghề thì bắt buộc phải “cày” cật lực và phải rất yêu nghề viết may ra mới trụ nổi. Nhưng, việc “chưa được trả công đúng mức” chưa hẳn là về mặt tiền bạc, ở Việt Nam, thường vị trí của nhà biên kịch chưa được chú trọng lắm, nhiều người còn chẳng biết biên kịch là làm việc gì… Nói chung, nhà biên kịch phải bằng lòng với việc đứng sau hậu trường, thỏa mãn những trang viết của mình nhiều hơn là chờ đợi “ánh hào quang” từ khán giả.

PV: Thị trường phim Việt hiện nay nổi lên phong trào remake (làm lại) phim, Việt hóa kịch bản phim nước ngoài. Những kịch bản ấy không được đánh giá cao, vì đó chỉ là giải pháp tình thế. Theo chị, như vậy có đúng không?

Biên kịch Lê Huyền: Tôi nghĩ ngược lại, những nhà biên kịch viết kịch bản Việt hóa không hề dễ dàng, nhiều người nghĩ chỉ cần mỗi việc thay tên tiếng Việt vào là xong. Nhưng thực ra, cái khó lớn nhất của nhà biên kịch khi Việt hóa phim nước ngoài chính là những khác biệt về văn hóa trong mỗi bộ phim, đôi khi, chỉ vì để phù hợp với văn hóa Việt Nam, nhà biên kịch phải chuyển hướng hẳn một câu chuyện. Muốn Việt hóa tốt, nhà biên kịch phải nghiên cứu kỹ bản gốc rồi biến hóa lại sao cho phù hợp với văn hóa Việt Nam, đó thật sự là thách thức không nhỏ.

PV: Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện này!

Nhuận bút mà nhà biên kịch nhận được chưa thật sự xứng đáng với công sức của họ bỏ ra. Làm biên kịch mà muốn “sống khỏe” với nghề thì bắt buộc phải “cày” cật lực và phải rất yêu nghề viết may ra mới trụ nổi.

Huyền Anh

toi viet bang ban nangBao giờ hết “đốt đuốc” đi tìm biên kịch giỏi?
toi viet bang ban nang“Khát” biên kịch vàng
toi viet bang ban nangNhà biên kịch Đặng Thanh: "Fair-play” trong điện ảnh

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.