Tính toán của Trung Quốc khi đệ đơn gia nhập hiệp định CPTPP

16:17 | 19/09/2021

118 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Giới quan sát đã chỉ ra những tính toán khác nhau đằng sau việc Trung Quốc trong tuần này chính thức đệ đơn gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Tính toán của Trung Quốc khi đệ đơn gia nhập hiệp định CPTPP - 1
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm ngoái từng tuyên bố, Trung Quốc sẵn sàng gia nhập CPTPP (Ảnh: Tân Hoa Xã).

Trung Quốc ngày 16/9 thông báo đã chính thức đệ đơn gia nhập CPTPP - một hiệp định tự do thương mại vốn do Mỹ lập ra trong một nỗ lực nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Bắc Kinh, song cuối cùng Washington lại rút khỏi thỏa thuận.

Quyết định đệ đơn gia nhập này là kết quả của nhiều tháng thảo luận ở sau hậu trường của giới chức Trung Quốc với một số nước thành viên TPP sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm ngoái tuyên bố, Trung Quốc muốn tham gia vào hiệp định.

Với quyết định này, Trung Quốc là nước thứ hai đệ đơn gia nhập hiệp định có 11 thành viên. Đầu năm nay, Anh cũng đã đệ đơn gia nhập và được chấp thuận bắt đầu quá trình đàm phán.

Mở rộng ảnh hưởng

Tại cuộc họp báo ngày 18/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết: "Tôi muốn nhấn mạnh, Trung Quốc ủng hộ tự do hóa thương mại và tham gia vào hợp tác, hội nhập ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việc Trung Quốc đệ đơn gia nhập một lần nữa cho thấy quyết tâm mở cửa và thúc đẩy hợp tác khu vực".

Trung Quốc nộp đơn gia nhập CPTPP chỉ một ngày sau khi Mỹ, Anh và Australia thông báo thỏa thuận an ninh quốc phòng (gọi tắt là AUKUS) - một thỏa thuận được cho là nhằm kiềm chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.

Giới quan sát cho rằng, nếu trở thành thành viên của CPTPP, Trung Quốc sẽ có một số đòn bẩy địa chính trị bằng cách tạo ra sức mạnh kinh tế đối trọng với liên minh quân sự. Nói cách khác, theo New York Times, đây là cách để Bắc Kinh thu hút các đồng minh truyền thống của Washington vào quỹ đạo kinh tế của họ.

Tính toán của Trung Quốc khi đệ đơn gia nhập hiệp định CPTPP - 2
Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng bằng sức mạnh kinh tế (Ảnh minh họa: Getty).

Nếu gia nhập thành công, Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn nhất trong số các thành viên CPTPP và đó sẽ là bước đi quan trọng để Bắc Kinh tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sau Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Gao Lingyun, chuyên gia thuộc Học Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, bình luận với Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) rằng, quyết định xin gia nhập CPTPP là một bước đi quan trọng đối với sự tham gia của Trung Quốc trong việc thiết lập các thỏa thuận kinh tế, thương mại. Chuyên gia Gao nói, nó có thể giúp Bắc Kinh có vị thế tốt hơn trong việc quyết định các quy tắc thương mại trong tương lai.

"Đây là một tính hợp lý của Trung Quốc. Trong bối cảnh thị trường Trung Quốc đang thúc đẩy sự phục hồi của kinh tế thế giới hiện nay, họ đang có một ưu thế lớn", Hosuk Lee-Makiyama, Giám đốc Trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế ở Brussels, nhận định.

SCMP dẫn nhận định của giới chuyên gia cho rằng, quyết định của Trung Quốc có thể gây sức ép với Mỹ phải thúc đẩy chiến lược thương mại ở châu Á - Thái Bình Dương bằng cách gia nhập trở lại CPTPP hoặc lập một hiệp định mới ngang tầm.
Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama đã lập ra Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, hay tiền thân của CPTPP). Tuy nhiên, năm 2017, chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận này.

Hiện chưa rõ chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden có quyết định quay trở lại hiệp định hay không, nhưng Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm 16/9 bình luận: "Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các quốc gia khác trong khu vực về các mối quan hệ, đối tác kinh tế, và nếu có cơ hội đàm phán, chúng tôi có thể tham gia".

Những trở ngại

Tính toán của Trung Quốc khi đệ đơn gia nhập hiệp định CPTPP - 3
Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu cho biết, Nhật Bản sẽ xem xét kỹ lưỡng và tham vấn các nước sau khi Trung Quốc đệ đơn gia nhập CPTPP (Ảnh: Reuters).

Đơn xin gia nhập CPTPP của Trung Quốc cho thấy tình hình địa chính trị ngày càng phức tạp ở châu Á, nơi Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn nhất và là đối tác thương mại chính của nhiều quốc gia, song sự cạnh tranh với Mỹ ngày càng gay gắt. Australia, Singapore, New Zealand, Nhật Bản đều là thành viên của CPTPP, là đồng minh thân cận của Mỹ, nhưng cùng với Trung Quốc, các nước này cũng là thành viên của RCEP.

Căng thẳng ngoại giao, quân sự giữa Trung Quốc và Nhật Bản - chủ tịch luân phiên hiện tại của CPTPP, cũng đang leo thang. Phản ứng về đơn xin gia nhập của Trung Quốc, Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu cho biết, Tokyo sẽ xem xét kỹ lưỡng và tham vấn các nước để xác định liệu Trung Quốc đã sẵn sàng đáp ứng tiêu chuẩn cao của CPTPP hay chưa.

Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan hôm 17/9 cho biết, nước này sẽ phản đối việc Trung Quốc gia nhập CPTPP cho đến khi Bắc Kinh chấm dứt các đòn tấn công thương mại nhằm vào Australia và tuân thủ các cam kết trong hiệp định một cách thiện chí.

CPTPP được ký kết năm 2018, gồm 11 thành viên là Nhật Bản, Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Trung Quốc hiện có tranh chấp thương mại với một số thành viên CPTPP, trong đó có Australia. Việc Trung Quốc nộp đơn gia nhập CPTPP làm dấy lên hoài nghi về sự sẵn sàng của Bắc Kinh trong việc tuân thủ các điều khoản trong hiệp định.

Theo Dân trí

Cơ hội vào thị trường Nam Mỹ qua PeruCơ hội vào thị trường Nam Mỹ qua Peru
CPTPP - Cơ hội mở rộng thị trường châu Mỹ cho hàng xuất khẩu Việt NamCPTPP - Cơ hội mở rộng thị trường châu Mỹ cho hàng xuất khẩu Việt Nam
Sau 2 năm thực thi Hiệp định CPTPP: Gia tăng áp lực lên doanh nghiệpSau 2 năm thực thi Hiệp định CPTPP: Gia tăng áp lực lên doanh nghiệp
CPTPP có trở thành “chiến trường” mới cho Mỹ - Trung?CPTPP có trở thành “chiến trường” mới cho Mỹ - Trung?
"Cửa sáng" cho Anh khi xin gia nhập CPTPP
Anh nộp đơn gia nhập CPTPPAnh nộp đơn gia nhập CPTPP
Lợi ích lớn nhất không phải là những con sốLợi ích lớn nhất không phải là những con số

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 118,900 120,900
AVPL/SJC HCM 118,900 120,900
AVPL/SJC ĐN 118,900 120,900
Nguyên liệu 9999 - HN 10,830 11,250
Nguyên liệu 999 - HN 10,820 11,240
Cập nhật: 06/07/2025 03:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 114.800 117.400
TPHCM - SJC 118.900 120.900
Hà Nội - PNJ 114.800 117.400
Hà Nội - SJC 118.900 120.900
Đà Nẵng - PNJ 114.800 117.400
Đà Nẵng - SJC 118.900 120.900
Miền Tây - PNJ 114.800 117.400
Miền Tây - SJC 118.900 120.900
Giá vàng nữ trang - PNJ 114.800 117.400
Giá vàng nữ trang - SJC 118.900 120.900
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 114.800
Giá vàng nữ trang - SJC 118.900 120.900
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 114.800
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 114.800 117.400
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 114.800 117.400
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 114.100 116.600
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 113.980 116.480
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 113.270 115.770
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 113.030 115.530
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 80.100 87.600
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 60.860 68.360
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 41.160 48.660
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 104.410 106.910
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 63.780 71.280
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 68.440 75.940
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 71.940 79.440
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 36.380 43.880
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 31.130 38.630
Cập nhật: 06/07/2025 03:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,270 11,710
Trang sức 99.9 11,260 11,700
NL 99.99 10,850
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 10,840
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,470 11,770
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,470 11,770
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,470 11,770
Miếng SJC Thái Bình 11,890 12,090
Miếng SJC Nghệ An 11,890 12,090
Miếng SJC Hà Nội 11,890 12,090
Cập nhật: 06/07/2025 03:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16611 16880 17475
CAD 18701 18979 19604
CHF 32300 32683 33345
CNY 0 3570 3690
EUR 30185 30459 31504
GBP 34919 35312 36264
HKD 0 3202 3406
JPY 174 178 184
KRW 0 18 20
NZD 0 15550 16152
SGD 19985 20268 20809
THB 723 786 842
USD (1,2) 25902 0 0
USD (5,10,20) 25942 0 0
USD (50,100) 25971 26005 26360
Cập nhật: 06/07/2025 03:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,990 25,990 26,350
USD(1-2-5) 24,950 - -
USD(10-20) 24,950 - -
GBP 35,342 35,438 36,328
HKD 3,275 3,285 3,384
CHF 32,596 32,697 33,515
JPY 177.99 178.31 185.87
THB 771.36 780.88 835.42
AUD 16,913 16,974 17,452
CAD 18,967 19,028 19,583
SGD 20,159 20,222 20,899
SEK - 2,691 2,784
LAK - 0.93 1.29
DKK - 4,062 4,202
NOK - 2,553 2,642
CNY - 3,605 3,702
RUB - - -
NZD 15,540 15,684 16,143
KRW 17.73 18.49 19.96
EUR 30,389 30,413 31,655
TWD 816.31 - 987.42
MYR 5,792.07 - 6,533.33
SAR - 6,861.31 7,221.27
KWD - 83,422 88,692
XAU - - -
Cập nhật: 06/07/2025 03:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 26,010 26,010 26,350
EUR 30,234 30,355 31,484
GBP 35,175 35,316 36,313
HKD 3,270 3,283 3,388
CHF 32,425 32,555 33,488
JPY 177.34 178.05 185.45
AUD 16,872 16,940 17,483
SGD 20,199 20,280 20,834
THB 788 791 827
CAD 18,952 19,028 19,563
NZD 15,655 16,166
KRW 18.42 20.23
Cập nhật: 06/07/2025 03:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 26000 26000 26350
AUD 16806 16906 17479
CAD 18901 19001 19558
CHF 32579 32609 33495
CNY 0 3618.3 0
CZK 0 1190 0
DKK 0 4120 0
EUR 30473 30573 31345
GBP 35227 35277 36388
HKD 0 3330 0
JPY 177.81 178.81 185.33
KHR 0 6.267 0
KRW 0 18.8 0
LAK 0 1.152 0
MYR 0 6400 0
NOK 0 2590 0
NZD 0 15663 0
PHP 0 438 0
SEK 0 2760 0
SGD 20162 20292 21020
THB 0 753.3 0
TWD 0 900 0
XAU 11700000 11700000 12090000
XBJ 10800000 10800000 12090000
Cập nhật: 06/07/2025 03:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 26,000 26,050 26,300
USD20 26,000 26,050 26,300
USD1 26,000 26,050 26,300
AUD 16,854 17,004 18,070
EUR 30,513 30,663 31,841
CAD 18,851 18,951 20,273
SGD 20,242 20,392 20,865
JPY 178.35 179.85 184.5
GBP 35,327 35,477 36,265
XAU 11,928,000 0 12,132,000
CNY 0 3,503 0
THB 0 789 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 06/07/2025 03:00