Tin tức kinh tế ngày 25/7: Việt Nam lên tiếng về việc Ấn Độ điều tra chống bán phá giá thép
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 16,67 tỷ USD
Mặc dù Trung Quốc chỉ là thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ nhưng kim ngạch trong 6 tháng đầu năm vẫn tiếp tục tăng trưởng. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 16,67 tỷ USD, tăng 0,34% so với cùng kỳ năm 2018.
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Trong đó có 4 nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt trên 1 tỷ USD bao gồm: máy vi tính sản phẩm điện tử, điện thoại các loại và linh kiện, rau quả, xơ sợi dệt các loại trong đó máy vi tính sản phẩm điện tử là nhóm hàng đạt kim ngạch cao nhất 3,98 tỷ USD, tăng 7,83% kế đến là điện thoại trên 1,5 tỷ USD, nhưng so với cùng kỳ giảm 26,27%; rau quả đạt 1,4 tỷ USD giảm 0,97% và xơ sợi dệt đạt 1,15 tỷ USD, tăng 7,34% so với cùng kỳ 2018.
Ngoài ra, các mặt hàng xuất khẩu khác của Việt Nam cũng tăng trưởng rất tốt có thể kể đến như là máy ảnh, máy quay phim đạt 967,33 triệu USD tăng 5,48%; Giày dép đạt 802,18 triệu USD, tăng 20,17%; hàng dệt may đạt 694,15 triệu USD tăng 9,73%.
Giải ngân vốn ODA vẫn tốc độ “rùa bò”
Bộ KH&ĐT vừa cho biết tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước, trong đó nguồn vốn ODA cấp phát năm 2019 đã được Quốc hội quyết định tại Nghị quyết số 70/2018/QH14 là 60.000 tỷ đồng. Đến nay, Bộ đã giao kế hoạch đầu tư nguồn vốn ODA là gần 32.950 tỷ đồng, đạt 54,9% kế hoạch.
Tuy nhiên, tốc độ giải ngân lại rất chậm chạp. 6 tháng đầu năm, giải ngân vốn ODA ước đạt gần 4.180 tỷ đồng, bằng 6,9% kế hoạch Quốc hội giao và 12,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Theo thông tin từ Bộ KH&ĐT, mức giải ngân này thấp hơn cùng kỳ năm 2018; trong đó, có 8 trong số 59 địa phương được giao kế hoạch vốn nước ngoài có tỷ lệ giải ngân trên 30%. 11 bộ ngành Trung ương được giao kế hoạch vốn đều giải ngân dưới 30%; 28 địa phương chưa giải ngân nguồn vốn này.
Việt Nam lên tiếng về việc Ấn Độ điều tra chống bán phá giá thép
Ngày 25/7, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Ấn Độ tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Việt Nam luôn thực thi nghiêm túc, đầy đủ các cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới cũng như các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký. Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ nói chung, trong đó quan hệ kinh tế - thương mại nói riêng đang phát triển tốt đẹp”.
![]() |
(Ảnh minh họa) |
“Các vấn đề thương mại giữa hai nước cần được xem xét một cách khách quan, công bằng, phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, các thỏa thuận thương mại song phương và đa phương mà hai nước cùng tham gia, bảo đảm lợi ích chính đáng của doanh nghiệp cũng như của người tiêu dùng hai nước” - người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói.
Trước đó, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 3/7 vừa qua, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã khởi xướng điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn không gỉ cán phẳng nhập khẩu từ một số nước trong đó có Việt Nam.
Sản phẩm bị điều tra là thép cuộn không gỉ cán phẳng gồm các sản phẩm thuộc phân nhóm HS 7219, 7220 theo đạo luật thuế quan Hải quan năm 1975 trừ các sản phẩm trong phạm vi loại trừ cụ thể trong thông báo.
Ngân sách nhà nước sẽ dành kinh phí để hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 45/2019/TT-BTC quy định quản lý tài chính thực hiện Đề án 844 “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo Thông tư, kinh phí thực hiện Đề án 844 được bảo đảm từ nhiều nguồn. Trong đó, nguồn ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển khoa học và công nghệ được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Nguồn ngân sách nhà nước chi sự nghiệp khoa học và công nghệ được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo phân cấp quản lý của Luật Ngân sách nhà nước để thực hiện một số nội dung cụ thể.
Trong đó, có hỗ trợ một phần kinh phí đối với các dự án sửa chữa lần đầu (gồm sửa chữa, cải tạo, mua sắm lắp đặt trang thiết bị của dự án), lắp đặt hạ tầng công nghệ thông tin trong trường hợp đơn vị đã có sẵn mặt bằng, cơ sở hạ tầng cho Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách hàng năm, Bộ trưởng các bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định phê duyệt cụ thể các dự án. Mức hỗ trợ tối đa không quá 1 tỷ đồng/dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/9/2019.
Bị siết điều kiện nhập khẩu, nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc giảm nhanh
Theo Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương), trong nửa đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 16,67 tỷ USD, tăng 0,34% so với cùng kỳ năm 2018. Với kết quả này thì Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ.
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Tính từ đầu năm 2019 đến hết tháng 6-2019, có 4 nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt từ 1 tỷ USD trở lên chiếm 50,14% tỷ trọng, bao gồm: máy vi tính sản phẩm điện tử, điện thoại các loại và linh kiện, rau quả, xơ sợi dệt các loại.
“Tuy nhiên, cùng với điện thoại, nhóm hàng rau quả xuất khẩu dù đạt 1,4 tỷ USD song vẫn sụt giảm 0,97% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tốc độ xuất khẩu sang quốc gia này chỉ tăng có 0,34% so với cùng kỳ năm 2019”- đại diện Bộ Công Thương cho biết.
Xu hướng sụt giảm xuất khẩu nhóm hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc đã bắt đầu từ cuối năm 2018. Những tháng đầu năm 2019, xu hướng này vẫn tiếp diễn. Nguyên nhân của tình trạng này được cho là gần đây, Trung Quốc đã siết chặt tiêu chuẩn hàng hóa, đặc biệt là rau quả nhập khẩu thông qua hàng rào kỹ thuật nên chỉ mặt hàng nào của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu mới vào được thị trường Trung Quốc.
M.L(t/h)
-
Thủ tướng: 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho phát triển kinh tế trong thời gian tới
-
Đà Nẵng điều chỉnh chỉ tiêu thu ngân sách năm 2025 lên hơn 30.000 tỷ đồng
-
Điện hạt nhân Ninh Thuận: Bước nhảy vọt cho kinh tế Nam Trung Bộ
-
Hàn Quốc sẽ sử dụng LNG nhập khẩu từ Hoa Kỳ như một con bài mặc cả
-
Đòn bẩy phát huy hiệu quả ổn định kinh tế vĩ mô từ chính sách tài khóa và tiền tệ
-
Bộ Tài chính: Phần lớn hàng hóa Mỹ xuất sang Việt Nam chịu thuế 15% hoặc thấp hơn
-
Cổ phiếu Nike, Adidas và Puma giảm mạnh sau khi Mỹ áp mức thuế quan mới
-
Tin tức kinh tế ngày 3/4: Giá USD ngân hàng lên mức cao nhất từ trước tới nay
-
Canada vạch ra con đường thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ
-
Nhập khẩu dầu khí vào Hoa Kỳ có bị đánh thuế không?