Tin tức kinh tế ngày 10/10: WB hạ dự báo tăng trưởng, nâng lạm phát của Việt Nam

07:00 | 11/10/2019

393 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Việt Nam tăng liền 10 bậc năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới, thận trọng với tăng trưởng kinh tế, 5 nhóm hàng xuất khẩu vượt 10 tỉ USD, WB hạ dự báo tăng trưởng, nâng lạm phát của Việt Nam... là những thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 10/10/2019.

Việt Nam tăng 10 bậc năng lực cạnh tranh toàn cầu

tin tuc kinh te ngay 1010 viet nam tang 10 bac nang luc canh tranh
Năng lực cạnh toàn cầu của Việt Nam tăng vượt bậc nhưng vẫn chỉ dưới mức trung bình.

"Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019", vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố, Việt Nam đứng thứ 67 trong 141 nền kinh tế năm nay. Mức tăng 10 bậc và 3,5 điểm của Việt Nam là nhiều nhất (về điểm số) và cũng là duy nhất trên thế giới.

WEF đã ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của một số nền kinh tế, trong đó có Việt Nam, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và thương mại đang khiến kinh tế thế giới trở nên bất ổn và có thể làm giảm tốc thương mại toàn cầu. Với vị trí xếp hạng trên, WEF cho rằng Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài để trở thành một trung tâm thương mại của khu vực.

Xét về các hạng mục chính, Việt Nam xếp hạng khá cao về chỉ số Market Size (quy mô thị trường) - đứng thứ 26. Các chỉ số còn lại dao động từ hạng 41 đến hạng 93. Về các chỉ số thành phần, Việt Nam nằm trong nhóm có nguy cơ khủng bố thấp nhất thế giới và lạm phát ổn định nhất thế giới. Cả 2 hạng mục này Việt Nam đạt trọn vẹn 100 điểm.

Trong 12 trụ cột của WEF, Việt Nam được đánh giá cao nhất ở Sức khỏe, với 81 điểm, đứng thứ 71. Dù được 57 điểm, nhưng trụ cột Kỹ năng của Việt Nam lại đứng thứ 93, thấp nhất trong 12 trụ cột. Nhìn chung, gần như tất cả lĩnh vực của Việt Nam đều tăng điểm.

Vị trí 67 cũng là vị trí cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay trên bảng xếp hạng của WEF. Mặt khác, Việt Nam cũng là quốc gia được đánh giá có mức tăng cao nhất trên thế giới (về điểm số) trong năm nay.

Việc Việt Nam tăng tới 10 bậc trong bảng xếp hạng năm nay của WEF càng có ý nghĩa khi từ năm ngoái, WEF sử dụng phương pháp mới để đánh giá toàn diện các động lực của nền kinh tế toàn cầu trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó nhấn mạnh đến đổi mới sáng tạo.

WB hạ dự báo tăng trưởng, nâng lạm phát của Việt Nam

tin tuc kinh te ngay 1010 viet nam tang 10 bac nang luc canh tranh
Ngân hàng thế giới tổ chức họp báo cập nhật kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương.

Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng, đồng thời nâng dự báo lạm phát của Việt Nam trong hai năm tiếp theo.

Tại buổi cập nhật kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) sáng10/10, WB nhận định trong trung hạn triển vọng kinh tế của Việt Nam vẫn tích cực, tăng trưởng GDP sẽ giảm từ 7,1% năm 2018 xuống quanh 6,6% năm 2019 do tăng trưởng xuất khẩu chậm lại và tăng trưởng sản xuất nông nghiệp yếu hơn.

Cơ quan này cho rằng, Việt Nam dường như hưởng lợi bởi chuyển dịch hướng xuất khẩu khi tranh chấp thương mại Mỹ - Trung leo thang. Trong nửa đầu năm 2019, xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ tăng 33% so với cùng kỳ, chiếm 22% tổng kim ngạch của cả nước. Theo WB, có lẽ Việt Nam được hưởng thêm thị phần của các mặt hàng của Trung Quốc suy giảm do bị Mỹ áp thuế khẩu cao hơn, chẳng hạn điện thoại và kinh kiện, máy tính, hàng may mặc, da giày, đồ gỗ, thép và nhựa.

Tuy nhiên, các chuyên gia WB cũng cảnh báo Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ bất định cao hơn và khả năng các chuỗi giá trị toàn cầu bị gián đoạn. Việt Nam còn có thể trở thành đối tượng của các biện pháp thuế quan và bảo vệ thương mại khác của Mỹ khi thặng dư thương mại với nước này ngày càng tăng lên.

Theo dự báo của cơ quan này, xuất khẩu của Việt Nam ước giảm từ 16,3% năm 2018 xuống 7,2% trong nửa đầu năm nay, tốc độ thấp nhất kể từ 2016. Dù vậy, tốc độ này vẫn cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu và Việt Nam vẫn đạt thặng dư thương mại 1,6 tỷ USD trong nửa đầu năm.

Về nông nghiệp, sản lượng nông nghiệp giảm tốc chủ yếu do dịch tả lợn châu Phi bùng phát và thời tiết khắc nghiệt. Bên cạnh đó, tăng trưởng công nghiệp và xây dựng cũng chững lại nhưng khu vực dịch vụ tiếp tục hưởng lợi khi tiêu dùng hộ gia đình vẫn ở mức cao nhờ việc làm và thu nhập được cải thiện. Chuyên gia WB cho rằng, đây chính là hai động lực của nền kinh tế.

WB cho rằng, yếu tố căng thẳng thương mại leo thang và suy giảm toàn cầu mạnh hơn so với dự kiến có thể gây áp lực cho đà tăng trưởng của Việt Nam. Trong nước, công cuộc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và khu vực ngân hàng chậm lại có thể tác động bất lợi về tài chính - vĩ mô và làm suy giảm tăng trưởng trong dài hạn.

Theo WB, tốc độ tăng trưởng dự kiến tiếp tục giảm trong hai năm tiếp theo là 2020 và 2021 xuống tốc độ bền vững hơn với 6,5%. Mức tăng trưởng này được cho là phù hợp hơn với sản lượng tiềm năng.

Còn về lạm phát, cơ quan này đã tăng dự báo cả hai năm 2020 và 2012 lên 3,5% (từ 3% năm 2019) nhưng giai đoạn 2019-2021 lạm phát dự kiến ở Việt Nam vẫn thấp hơn chỉ tiêu 4% mà Chính phủ đề ra.

Đề nghị điều chỉnh tăng giá dịch vụ cảng biển

tin tuc kinh te ngay 1010 viet nam tang 10 bac nang luc canh tranh
Nhiều cảng của Việt Nam vẫn còn chưa có tích lũy, khả năng cạnh tranh thấp.

Ngày 10/10, tại Tp Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), Hiệp hội cảng biển Việt Nam (VPA) đã tổ chức hội nghị thường niên 2019 với sự tham gia của lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, lãnh đạo các cảng biển trong cả nước.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Công, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải thừa nhận, giá dịch vụ cảng biển tại Việt Nam quá thấp, thấp hơn cả Campuchia và đồng tình với kiến nghị điều chỉnh tăng giá tiệm cận với khu vực của VPA đề xuất. Thứ trưởng Nguyễn Văn Công cũng cho biết, đối với những khó khăn trong thủ tục đổ vật chất nạo vét ở các cảng, luồng lạch, Bộ đã nhiều lần làm việc, họp với Chính phủ, Bộ Tài nguyên và môi trường, nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp triệt để.

Tại Hội nghị, ông Lê Công Minh, Chủ tịch VPA đánh giá đánh giá, một trong những vấn đề chính của cảng biển Việt Nam hiện nay vẫn là sự phát triển không đồng bộ giữa cảng biển với cơ sở hạ tầng, dịch vụ logistics. Ngoài ra, theo báo cáo của VPA, sự phát triển, gia tăng của các thành viên cũng có sự chênh lệch rõ rệt giữa các khu vực. Cụ thể, trong khi lượng hàng hóa thông qua các cảng ở khu vực miền Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long giảm thì các cảng ở TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa- Vũng Tàu) lại tăng cao và chiếm gần 60% thị phần cả nước.

Riêng hàng container qua Cái Mép - Thị Vải tăng 21% năm 2018, 6 tháng đầu năm 2019 tăng 26%. Theo ông Minh, tới đây khi sân bay Long Thành hình thành và kết nối với cụm cảng Cái Mép - Thị Vải thì khu vực này sẽ trở thành trung tâm hàng hải, hàng không tầm cỡ quốc tế.

Dù tăng trưởng chung nhưng theo đánh giá của VPA, nhiều cảng vẫn còn gặp khó khăn trong cạnh tranh, kinh doanh và không đủ tích lũy để phát triển lên hiện đại như: giá dịch vụ container còn thấp, bao cấp cho vận tải biển nước ngoài khi vận tải nội địa, phát triển cảng manh mún…

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn thu hút FDI

tin tuc kinh te ngay 1010 viet nam tang 10 bac nang luc canh tranh
Thu hút đầu tư nước ngoài đạt hơn 26 tỷ USD trong 9 tháng.

Nhận định tại buổi họp báo, ông Jacques Morisset - Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, bức tranh chung của kinh tế Việt Nam là “mặt trời vẫn đang chiếu sáng”, chứ không phải đang trong "cơn bão tăm tối". Triển vọng trong trung hạn vẫn tích cực dù vẫn còn những rủi ro theo hướng suy giảm.

Ngày 10/10, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức họp báo công bố Báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương ấn bản tháng 10/2019, với tiêu đề "Thích ứng rủi ro".

Theo báo cáo này, WB dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương sẽ giảm từ 6,3% năm 2018 xuống còn 5,8% năm 2019; 5,7% và 5,6% cho năm 2020 và 2021, do tăng trưởng xuất khẩu, các hoạt động chế tạo, chế biến giảm đồng loạt.

Báo cáo nêu rõ, căng thẳng thương mại tăng lên gây nguy cơ dài hạn cho tăng trưởng trong khu vực. Mặc dù một số nước trước đây hy vọng được hưởng lợi từ sự sắp xếp lại của trật tự thương mại toàn cầu, nhưng sự thiếu linh hoạt trong các chuỗi giá trị toàn cầu là yếu tố hạn chế sự vươn lên của các quốc gia tại khu vực trong ngắn hạn.

Ông Andrew Mason, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận định, mặc dù các doanh nghiệp đang tìm cách né thuế quan, nhưng các quốc gia đang phát triển ở Đông Á và Thái Bình Dương khó có thể thay thế vai trò của Trung Quốc ở các chuỗi giá trị toàn cầu trong ngắn hạn do hạ tầng còn hạn chế và quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ.

Cũng theo ông Mason, trong bối cảnh này, các nền kinh tế cần phải hội nhập sâu sắc hơn, tập trung vào các hiệp định thương mại tự do như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) - tập hợp các quốc gia ASEAN và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Cùng với đó là các biện pháp thuế quan và phi thuế quan, nhằm giúp tăng cường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Các chuyên gia Ngân hàng thế giới cũng nhất trí cho rằng, trong trung hạn và dài hạn, những cải cách cơ cấu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh thương mại và đầu tư, khuyến khích đổi mới sáng tạo, là điều kiện cần để nâng cao năng suất và tăng trưởng.

Với những diễn biến tích cực như vậy trong thời gian qua, WB vẫn giữ nguyên dự báo kinh tế của Việt Nam như kỳ dự báo trước.

Tăng tưởng GDP theo giá so sánh dự báo sẽ giảm đà từ 7,1% năm 2018 xuống mức trên dưới 6,6% năm 2019 (do tăng trưởng xuất khẩu chậm lại và tăng trưởng sản xuất nông nghiệp yếu hơn) và giảm còn khoảng 6,5% năm 2020, 2021.

Đây là tốc độ được coi là bền vững, phù hợp với mức sản lượng tiềm năng của Việt Nam.

Về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong 9 tháng năm 2019, ông Jacques Morisset, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài và thu hút nhiều FDI hơn so với các quốc gia khác trong khu vực.

5 nhóm hàng xuất khẩu “chục tỷ USD”

tin tuc kinh te ngay 1010 viet nam tang 10 bac nang luc canh tranh
Xuất khẩu điện thoại di động và linh kiện dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu với hơn 38 tỷ USD.

Tính đến hết tháng 9/2019, có 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên, theo thông tin Tổng cục Hải quan vừa công bố chiều ngày 10/10.

Theo Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm 2019 đạt gần 382 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng hơn 29 tỷ USD.

Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu hơn 194,6 tỷ USD và tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 187,5 tỷ USD. Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa trong 9 tháng đầu năm 2019 đạt mức thặng dư cao nhất từ trước tới nay, với con số xuất siêu lên đến hơn 7 tỷ USD.

Trong lĩnh vực xuất khẩu, hết tháng 9 có 5 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên gồm: Điện thoại và linh kiện đạt 38,8 tỷ USD, tăng 5,7%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 25,6 tỷ USD, tăng 17,7%; dệt may đạt 24,6 tỷ USD, tăng 9,6%; giày dép đạt 13,25 tỷ USD, tăng 12,9%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 13 tỷ USD, tăng 8,4%.

Xét về kim ngạch tăng thêm, 9 tháng đầu năm có 6 nhóm hàng xuất khẩu có trị giá tăng thêm hơn 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 3,83 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 2,1 tỷ USD; hàng dệt may tăng 2,15 tỷ USD; giày dép các loại tăng 1,5 tỷ USD; đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 1,37 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 1,08 tỷ USD.

VEPR: Tăng trưởng kinh tế cần "chất lượng" hơn

tin tuc kinh te ngay 1010 viet nam tang 10 bac nang luc canh tranh
Cần thận trọng hơn khi đánh giá tăng trưởng kinh tế.

Ngày 10/10, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam quý III/2019. Trong đó, các chuyên gia thống nhất chung về việc cần thận trọng khi đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế nước ta.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý III/2019 đạt mức 7,31%, tổng 9 tháng đầu năm đạt 6,98%. Điểm đáng chú ý trong quý là việc Tổng cục Thống kê tính toán lại GDP đưa quy mô tăng tới 25% do bổ sung thông tin từ tổng điều tra. Theo đó: 76 nghìn doanh nghiệp được đưa vào danh sách; điều chỉnh lại ngành nghề cho đúng với thực tế; bổ sung thông tin từ điều tra hành chính; cập nhật mới hệ thống tài khoản quốc gia; rà soát, cập nhật phân ngành kinh tế và cập nhật cơ cấu kinh tế. 4 lý do đầu của Tổng cục Thống kê (GSO) đã khiến GDP tăng, riêng việc cập nhật cơ cấu kinh tế lại khiến GDP giảm.

Đại diện nhóm nghiên cứu, PGS Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng VEPR cho rằng, việc ước lượng lại GDP là điều nên làm nhưng câu chuyện tính toán của GSO lại gây ra một số băn khoăn như việc đánh giá lại GDP nhờ các nguyên nhân giúp cả tăng và giảm chỉ số đã đẩy GDP tăng tới 25%, trong đó phần lớn là nhờ sự góp mặt mới của 76 nghìn doanh nghiệp, nếu đóng góp của họ lớn như vậy thì nguồn thu về ngân sách Nhà nước năm nay liệu có tăng hay không và tăng như thế nào? Và các chỉ tiêu vĩ mô như tỷ lệ nợ công, vay nợ Chính phủ… có được nới lỏng hay không?

Câu chuyện về tính toán GDP nên được giải thích một cách hợp lý khoa học thì những con số về tăng trưởng mới thực sự có ý nghĩa.

Tính chung trong 9 tháng đầu năm, khu vực dịch vụ tăng trưởng ở mức 6,85%. Trong đó, bán buôn và bán lẻ tăng trưởng tốt tới 8,31%; tương tự là hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng trưởng tương đương; ngành vận tải, kho bãi cũng tăng khoảng 7,825%. Khách du lịch Quốc tế đến nước ta đạt gần 12,9 triệu lượt người, tăng 10,8%.

Ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp tăng trưởng yếu chỉ ở mức hơn 2%. Dịch tả lợn châu Phi trên diện rộng cùng tác động của biến đổi khí hậu khiến sản lượng nông nghiệp giảm sút. Mặt khác, các thị trường nhập khẩu nông sản chủ lực của nước ta như Trung Quốc, châu Âu, Philippines đều sụt giảm sức mua.

Khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng tới 9,56%. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với mức tăng trưởng hơn 11%, đóng góp tới 2,42 điểm phần trăm vào kinh tế chung. Ngành khai khoáng tăng 2,68% đóng góp 0,17 điểm phần trăm. Chỉ số sản xuất công nghiệp IPU tăng 9,6%, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 9,5%.

Bình luận về bức tranh tổng thể của tăng trưởng kinh tế nước ta trong quý III, PGS Phạm Thế Anh cho rằng có những điểm cần lưu ý về chất lượng tăng trưởng kinh tế, vẫn còn nhiều vấn đề như tăng trưởng công nghiệp và xây dựng dẫn đầu tăng trưởng cả nước nhưng trong đó sự tăng trưởng trở lại của ngành khai khoáng, cụ thể là khai thác than đá, sau nhiều năm gần đây liên tục suy giảm cho thấy tốc độ phát triển 9 tháng vẫn chưa thực sự ổn định, nền kinh tế vẫn phụ thuộc vào công nghiệp khai khoáng.

Mặt khác, chỉ số tồn kho bình quân tăng cao theo đà từ năm 2018 lên tới 17,2% cho thấy tiềm ẩn rủi ro về đình trệ sản xuất tạm thời và doanh nghiệp sẽ thu hẹp quy mô sản xuất. Điều này cũng thể hiện rõ trong chỉ số PMI (chỉ số quản trị nhà mua hàng) suy giảm trong quý III và kết thúc tại 50,5 điểm vào cuối tháng 9, mức thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Chỉ số này cho thấy số lượng đơn hàng mới tăng cho các doanh nghiệp Việt Nam thấp nhất trong 3 năm qua, doanh thu bán hàng ở nước ngoài cũng giảm nhẹ do lo ngại về nhu cầu thị trường. Các đối tác quan trọng về xuất khẩu của Việt Nam như Mỹ, châu Âu… có mức tăng trưởng kinh tế thấp, sức mua suy yếu, kinh tế bất ổn là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thu hẹp sản xuất của doanh nghiệp.

Có thể thấy rằng, mặc dù mức tăng trưởng kinh tế quý III và dự báo báo tốc độ tăng trưởng cả năm 2019 sẽ đạt từ 6,6-6,8%, khả thi theo mục tiêu Quốc hội đề ra. Tuy nhiên trước căng thẳng thương mại đang lan rộng trên phạm vi toàn thế giới sẽ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, giá trị đồng tiền và tài sản. Bởi vậy, dự báo tương lai nền kinh tế Việt Nam trong cuối năm 2019 sẻ trở nên bất định hơn do có thể chịu ảnh hưởng bởi các cú sốc từ thị trường thế giới.

Thành Công

tin tuc kinh te ngay 1010 viet nam tang 10 bac nang luc canh tranh

Tin tức kinh tế 9/10: Tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước gấp 3 khối FDI
tin tuc kinh te ngay 1010 viet nam tang 10 bac nang luc canh tranh

Tin tức kinh tế ngày 8/10: Thủ tướng Chính phủ chốt nghỉ Tết 7 ngày

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 81,650 83,650
AVPL/SJC HCM 81,700 83,700
AVPL/SJC ĐN 81,700 83,700
Nguyên liệu 9999 - HN 75,000 76,100
Nguyên liệu 999 - HN 74,900 76,000
AVPL/SJC Cần Thơ 81,650 83,650
Cập nhật: 20/04/2024 01:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 74.800 76.800
TPHCM - SJC 81.800 83.800
Hà Nội - PNJ 74.800 76.800
Hà Nội - SJC 81.800 83.800
Đà Nẵng - PNJ 74.800 76.800
Đà Nẵng - SJC 81.800 83.800
Miền Tây - PNJ 74.800 76.800
Miền Tây - SJC 82.000 83.800
Giá vàng nữ trang - PNJ 74.800 76.800
Giá vàng nữ trang - SJC 81.800 83.800
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 81.800 83.800
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 74.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 74.700 75.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 55.380 56.780
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.920 44.320
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 30.160 31.560
Cập nhật: 20/04/2024 01:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,465 7,670
Trang sức 99.9 7,455 7,660
NL 99.99 7,460
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,440
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,530 7,700
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,530 7,700
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,530 7,700
Miếng SJC Thái Bình 8,190 8,370
Miếng SJC Nghệ An 8,190 8,370
Miếng SJC Hà Nội 8,190 8,370
Cập nhật: 20/04/2024 01:45
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 81,800 83,800
SJC 5c 81,800 83,820
SJC 2c, 1C, 5 phân 81,800 83,830
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 74,800 76,700
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 74,800 76,800
Nữ Trang 99.99% 74,700 76,000
Nữ Trang 99% 73,248 75,248
Nữ Trang 68% 49,335 51,835
Nữ Trang 41.7% 29,345 31,845
Cập nhật: 20/04/2024 01:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,781.47 15,940.87 16,452.24
CAD 17,962.12 18,143.56 18,725.59
CHF 27,431.25 27,708.34 28,597.19
CNY 3,438.94 3,473.67 3,585.64
DKK - 3,552.42 3,688.45
EUR 26,307.40 26,573.13 27,749.81
GBP 30,708.07 31,018.25 32,013.29
HKD 3,165.97 3,197.95 3,300.53
INR - 302.93 315.05
JPY 160.50 162.12 169.87
KRW 15.82 17.58 19.18
KWD - 82,281.90 85,571.24
MYR - 5,255.57 5,370.18
NOK - 2,249.33 2,344.82
RUB - 257.39 284.93
SAR - 6,760.49 7,030.75
SEK - 2,259.94 2,355.88
SGD 18,152.89 18,336.25 18,924.46
THB 609.62 677.36 703.30
USD 25,133.00 25,163.00 25,473.00
Cập nhật: 20/04/2024 01:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 15,981 16,001 16,601
CAD 18,171 18,181 18,881
CHF 27,422 27,442 28,392
CNY - 3,442 3,582
DKK - 3,537 3,707
EUR #26,203 26,413 27,703
GBP 30,917 30,927 32,097
HKD 3,116 3,126 3,321
JPY 160.29 160.44 169.99
KRW 16.24 16.44 20.24
LAK - 0.7 1.4
NOK - 2,224 2,344
NZD 14,703 14,713 15,293
SEK - 2,249 2,384
SGD 18,106 18,116 18,916
THB 637 677 705
USD #25,150 25,150 25,473
Cập nhật: 20/04/2024 01:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,170.00 25,172.00 25,472.00
EUR 26,456.00 26,562.00 27,742.00
GBP 30,871.00 31,057.00 32,013.00
HKD 3,176.00 3,189.00 3,292.00
CHF 27,361.00 27,471.00 28,313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15,933.00 15,997.00 16,486.00
SGD 18,272.00 18,345.00 18,880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18,092.00 18,165.00 18,691.00
NZD 14,693.00 15,186.00
KRW 17.52 19.13
Cập nhật: 20/04/2024 01:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25245 25295 25470
AUD 16131 16181 16583
CAD 18297 18347 18753
CHF 27805 27855 28267
CNY 0 3479 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26851 26901 27412
GBP 31459 31509 31976
HKD 0 3140 0
JPY 162.71 163.21 167.75
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.3 0
LAK 0 1.0396 0
MYR 0 5440 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14795 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18528 18528 18889
THB 0 649.9 0
TWD 0 779 0
XAU 8200000 8200000 8370000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 20/04/2024 01:45