Tin thị trường: dầu thâm hụt, khí không khan hiếm trong dài hạn
![]() |
Cùng với nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu phục hồi, thâm hụt cung cầu trong quý IV/2021 sẽ tăng lên 2,2 triệu bpd. Trong khi đó, biến chủng coronavirus mới Delta và Delta Plus đang có dấu hiệu phát tán nhanh chóng trên toàn thế giới khiến nhiều quốc gia phải lùi tiến trình mở cửa biên giới.
Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Đức tái áp dụng hạn chế đi lại (du lịch), thậm chí, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Úc áp dụng lockdown nhằm giảm thiểu rủi ro bùng phát dịch mới làm dấy lên lo ngại về đà phục hồi nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu. Mỹ tạm lùi thời gian nối lại đường bay với Anh. Giá dầu thế giới bị ảnh hưởng, giảm gần 3% xuống vùng 74 USD/thùng. Diễn biến tình hình dịch bệnh một lần làm khó OPEC+ trong việc đưa ra quyết định tăng sản lượng (dự kiến 250.000 - 500.000 bpd) vào ngày 01/07 tới.
![]() |
Biểu đồ: Thâm hụt nguồn cung dầu thế giới trong năm 2021 (triệu thùng/ngày). Dự báo của OPEC. |
Theo số liệu sơ bộ, sản lượng khai thác dầu thô khối OPEC trong tháng 6 đã tăng 740.000 bpd so với tháng 5 lên 26,24 triệu bpd, tỷ lệ tuân thủ hạn ngạch giảm 7% xuống còn 115% chủ yếu do KSA tăng sản lượng 500.000 bpd khôi phục một phần từ khối lượng nước này cắt giảm tự nguyện 1 triệu bpd. Tiếp đến là Nigeria tăng 70.000 bpd, UAE +40.000 bpd, Kuwait +30.000 bpd, Iran và Venezuela nằm trong danh sách miễn trừ cũng tăng sản lượng 80.000 và 50.000 bpd.
Theo S&P Global, các dự báo về khan hiếm nguồn cung khí đốt trên thị trường thế giới trong vòng 5-10 năm tới có thể không trở thành hiện thực do các dự án LNG được triển khai với tốc độ nhanh hơn, trung bình chỉ 3-4 năm so với 5-6 năm trước đây tại nhiều dự án LNG Mỹ.
Viễn Đông
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
-
Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay tăng nhẹ