Tiêm vắc xin giúp giảm nguy cơ xuất hiện hội chứng "Covid kéo dài"
![]() |
![]() |
Covid kéo dài là tình trạng một bệnh nhân đã khỏi bệnh Covid-19 nhưng vẫn gặp các triệu chứng như khó thở, cơ bắp yếu, mệt mỏi, tâm thần không ổn, rối loạn nhịp tim... Những triệu chứng này xuất hiện nhiều tháng sau khi người bệnh xét nghiệm âm tính với virus. Cho đến nay, Covid kéo dài vẫn là một bí ẩn của đại dịch, đang được các nhà khoa học khắp thế giới tập trung nghiên cứu.
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Một nghiên cứu được các nhà khoa học Israel công bố mới đây cho thấy bên cạnh tác dụng giảm nguy cơ bệnh nặng, việc tiêm phòng còn có thể mang lại hiệu quả bảo vệ trước nguy cơ xuất hiện các triệu chứng "Covid kéo dài" (Long Covid).
Các tác giả nêu rõ việc tiêm ít nhất 2 mũi vaccine phòng bệnh có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ xuất hiện những triệu chứng thường gặp sau thời gian mắc Covid-19 nặng. Nghiên cứu thực hiện với 3.000 người tham gia, bằng cách điền vào một phiếu khảo sát trực tuyến. Theo đó, so với những người chưa tiêm phòng mà mắc bệnh, nhóm 637 người đã tiêm phòng và mắc bệnh ít xảy ra những triệu chứng như choáng váng, đau đầu, yếu và đau cơ dai dẳng.
Các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu về tác động của hội chứng "Covid kéo dài" - các triệu chứng vẫn xuất hiện ít nhất 1 tháng sau khi người bệnh được xác nhận nhiễm Covid-19- và tìm cách khắc phục hội chứng này. Dù những kết quả nghiên cứu trên rất đáng khích lệ nhưng hiện các chuyên gia vẫn chưa thể đưa ra kết luận chắc chắn.
Chuyên gia khả biến thần kinh Ashok Gupta đã nghiên cứu về hội chứng "Covid kéo dài" và cho rằng nghiên cứu mới nhất từ Israel, dù chưa được đánh giá chéo, nhưng có kết luận khá tương đồng với các nghiên cứu khác và là tín hiệu đáng khích lệ. Theo giải thích của chuyên gia Gupta, nhờ tiêm phòng, cơ thể có hệ thống cảnh báo sớm tình trạng nhiễm virus và có thể nhận diện virus, ngăn chặn hiệu quả hơn. Bệnh không nặng thì ít nguy cơ xuất hiện các triệu chứng "Covid-19 kéo dài".
Tiến sĩ Allison McGeer từ Hệ thống y tế Sinai ở Toronto (Canada) cũng cho rằng có những bằng chứng chỉ ra triệu chứng "Covid kéo dài" ít xuất hiện ở những người đã tiêm phòng nếu bị nhiễm bệnh do các biến thể trước đây như Delta. Một nghiên cứu đã qua đánh giá chéo của Anh, được công bố trên tạp chí y khoa Lancet hồi tháng 9/2021, cũng chỉ ra việc tiêm 2 mũi vaccine phòng bệnh có thể giúp giảm nguy cơ xuất hiện các triệu chứng kéo dài ít nhất 28 ngày sau khi được các nhận nhiễm bệnh.
Hiện vẫn chưa có cách định nghĩa tiêu chuẩn về "Covid kéo dài" và giới khoa học cho rằng vẫn cần thêm thời gian nghiên cứu đánh giá để có thể đưa ra một cách chẩn đoán hội chứng này. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), "tình trạng hậu Covid-19" xảy ra ở những cá nhân có tiền sử nghi nhiễm hoặc đã xác nhận nhiễm virus SARS-CoV-2, thường kéo dài khoảng 3 tháng kể từ khi nhiễm bệnh, với các triệu chứng có thể kéo dài ít nhất 2 tháng và vẫn chưa thể lý giải bằng một các chẩn đoán khác.
WHO từ năm ngoái đã bày tỏ vô cùng lo ngại về tình trạng này, gọi đây là một trong những “góc khuất” của đại dịch chưa được tìm ra, đồng thời kêu gọi những người đang chịu đựng "Covid kéo dài", dù đã hồi phục sau giai đoạn cấp tính, nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Báo cáo chuyên đề về "Covid kéo dài" được WHO công bố năm ngoái cho thấy tình trạng này có thể khiến sức khoẻ con người bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội của người bị mắc Covid-19, họ bị ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội. Nguy cơ này đặc biệt đáng quan ngại khi số liệu của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) công bố cuối năm ngoái cho thấy ở Anh, số người trẻ tuổi mắc hội chứng "Covid kéo dài" cao gần gấp đôi so với những người trên 70 tuổi.
G.M (t/h)
-
Nên đi khám hậu Covid-19 nếu mệt mỏi kéo dài kèm 4 triệu chứng sau
-
Không nên lạm dụng chụp X-quang phổi hậu Covid-19
-
Hậu COVID-19 "loạn" thực phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khỏe
-
Mất ngủ "hậu Covid-19": Những giải pháp có thể thực hiện tại nhà
-
Chăm sóc cho trẻ bị ho dai dẳng hậu Covid-19
-
Bị ù tai, nghe kém sau mắc COVID-19, cần làm gì?
- Cách nhận biết thịt quá hạn sử dụng và 5 sai lầm thường gặp khi chế biến thịt
- Bộ Y tế: Hướng dẫn phòng một số bệnh đang gia tăng tại các địa phương
- Vì sao bạn không thể ăn trái cây thay rau?
- 45% học sinh học trực tuyến gặp vấn đề về sức khỏe
- Viêm gan bí ẩn ở trẻ em có thể liên quan tới siêu kháng nguyên COVID-19
- TP HCM chuẩn bị tiêm vaccine mũi 4 cho hơn 1,8 triệu người
- Hộ chiếu vaccine của Việt Nam chính thức được EC công nhận
- Đi bộ thấy 3 dấu hiệu này cần đến bệnh viện thăm khám ngay
- Chủ động ứng phó bệnh viêm gan cấp ở trẻ em
- Uống cà phê hàng ngày có thể giúp phòng bệnh gút
- Nghiên cứu ở Vũ Hán hé lộ di chứng của những bệnh nhân Covid-19 đầu tiên
- Các địa phương đề xuất nhu cầu vaccine tiêm mũi 4 trước ngày 25/5
-
Cách nhận biết thịt quá hạn sử dụng và 5 sai lầm thường gặp khi chế biến thịt
-
Bộ Y tế: Hướng dẫn phòng một số bệnh đang gia tăng tại các địa phương
-
Vì sao bạn không thể ăn trái cây thay rau?
-
45% học sinh học trực tuyến gặp vấn đề về sức khỏe
-
Viêm gan bí ẩn ở trẻ em có thể liên quan tới siêu kháng nguyên COVID-19

Con người có thể trồng cây… trên Mặt Trăng
- Tử vi ngày 22/5/2022: Tuổi Dần lợi nhuận vượt bậc, tuổi Mão nhân duyên tốt lành
- Tử vi ngày 22/5/2022 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ đào hoa, Ma Kết tài chính ổn định
- Tử vi ngày 21/5/2022: Tuổi Mùi tài lộc khởi sắc, tuổi Dậu đường tiến sáng rõ
- Tử vi ngày 21/5/2022 của 12 cung hoàng đạo: Song Tử tràn đầy năng lượng, Bảo Bình nóng vội
- Tử vi ngày 20/5/2022: Tuổi Tý việc không như ý, tuổi Ngọ cơ hội phát tài
- Tử vi ngày 20/5/2022 của 12 cung hoàng đạo: Kim Ngưu cơ hội tỏa sáng, Sư Tử cô đơn
- Tử vi ngày 19/5/2022: Tuổi Sửu may mắn sự nghiệp, tuổi Thìn làm gì cũng thuận
- Tử vi ngày 19/5/2022 của 12 cung hoàng đạo: Cự Giải nhạy cảm, Bọ Cạp nhiệt tình