Thương mại dầu mỏ giữa Nga và Ấn Độ khiến phương Tây lo lắng

18:44 | 22/05/2023

1,091 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Việc Ấn Độ tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực năng lượng với Nga một lần nữa bị soi xét khi Giám đốc Chính sách Đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell gần đây gợi ý rằng EU nên có một đường lối cứng rắn hơn đối với việc Ấn Độ đưa dầu của Nga vào châu Âu dưới hình thức nhiên liệu tinh chế, bao gồm cả dầu diesel.
Nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ từ Nga tiếp tục tăng nhẹ trong tháng 4Nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ từ Nga tiếp tục tăng nhẹ trong tháng 4
Dầu giá rẻ của Nga đẩy tỷ trọng nhập khẩu dầu từ OPEC của Ấn Độ xuống thấp kỷ lụcDầu giá rẻ của Nga đẩy tỷ trọng nhập khẩu dầu từ OPEC của Ấn Độ xuống thấp kỷ lục
Thương mại dầu mỏ giữa Nga và Ấn Độ khiến phương Tây lo lắng
Ảnh minh họa

Ông nói: “Việc Ấn Độ mua dầu của Nga, đó là điều bình thường… Nhưng nếu họ sử dụng việc đó để trở thành trung tâm tinh chế dầu của Nga và các sản phẩm phụ được bán cho chúng ta…  Chúng ta phải hành động”.

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã nhanh chóng phản ứng bằng cách khuyên các nhà hoạch định chính sách của EU xem xét luật của chính họ. Thu hút sự chú ý đến Quy định 833/2014 của Hội đồng châu Âu, ông lập luận rằng: “Dầu thô của Nga được chuyển đổi đáng kể ở nước thứ ba và không được coi là của Nga nữa”.

Trong bối cảnh châu Âu ngày càng lo ngại rằng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga cho đến nay vẫn chưa có tác dụng như mong muốn và cuộc xung đột tại Ukraine chưa có hồi kết, quan hệ thương mại của Ấn Độ với Nga sẽ tiếp tục bị soi xét.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là mặc dù vẫn còn những khác biệt giữa châu Âu và Ấn Độ về cuộc xung đột Nga - Ukraine, mối quan hệ song phương cho đến nay vẫn chưa bị ảnh hưởng, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Margrethe Vertage tuyên bố.

Ông Borrell cũng nhận thức được bản thân châu Âu có liên quan như thế nào trong toàn bộ vụ việc này. Xét cho cùng, các quốc gia châu Âu đang mua loại dầu này từ các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ.

Ông ám chỉ điều này khi nói rằng: “Nếu họ [người Ấn Độ] bán, đó là vì ai đó đang mua. Và chúng ta phải xem ai đang mua”. EU có thể nhắm đến những quốc gia đang mua dầu này từ Ấn Độ và giải quyết vấn đề, nhưng họ nhận ra rằng nói luôn dễ hơn làm.

Các nền kinh tế châu Âu, vốn đã chịu áp lực do cuộc xung đột đang diễn ra, không muốn thắt chặt hơn nữa thắt lưng buộc quanh bụng của mình. Trong khi công chúng châu Âu cho đến nay chủ yếu ủng hộ các nỗ lực đấu tranh của Ukraine và sự hỗ trợ đồng thời từ các thủ đô châu Âu là cần thiết, các nhà hoạch định chính sách nhận ra rằng điều này có thể thay đổi nhanh chóng và cần có một hành động cân bằng tinh tế để giữ nguyên sự hỗ trợ này.

Quan hệ Ấn Độ - Nga

Ngay từ đầu cuộc xung đột, mối quan hệ Ấn Độ - Nga đã bị chú ý và New Delhi đã mạnh mẽ bảo vệ mối quan hệ của mình.

Năm ngoái, Bộ trường Jaishankar đã nhắc nhở châu Âu rằng “thương mại của Ấn Độ với Nga ở mức rất nhỏ - 12-13 tỷ USD so với các nước châu Âu. Chúng tôi cũng đã cung cấp cho người Nga một số các sản phẩm… Tôi cho rằng mọi người không nên coi điều này là gì khác ngoài những mục đích chính đáng của bất kỳ quốc gia nào để tăng cường thương mại”.

Kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xung đột với Ukraine vào tháng 2 năm ngoái, nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ từ Nga đã tăng gấp gần 10 lần theo một số ước tính, do đó khiến Nga trở thành nguồn cung cấp hàng đầu của Ấn Độ, đồng thời đưa Ấn Độ trở thành một trong những nhà cung cấp dầu thô lớn nhất sang các quốc gia châu Âu. Từ khoảng 2% vào năm 2021, thị phần của Nga trong nhập khẩu dầu thô hàng năm của Ấn Độ đã tăng đáng kể lên gần 20%.

Cho đến nay, phương Tây đã cố gắng đánh vào xuất khẩu dầu thô từ Nga nhưng không đạt được nhiều thành công. Các quốc gia Nhóm các nước phát triển công nghiệp hàng đầu G7 cũng đặt mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô của Nga nhưng điều đó cuối cùng lại khiến Ấn Độ và Trung Quốc hưởng lợi lớn. Đối với một nền kinh tế mới nổi phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ nhập khẩu như Ấn Độ, tránh xa dầu mỏ của Nga chưa bao giờ là một lựa chọn. Nga cũng đã vượt qua Ả Rập Xê-út để trở thành nhà cung cấp dầu hàng đầu của Trung Quốc vào đầu năm nay.

Cuộc gặp G7

Khi các quốc gia G7 gặp nhau tại Nhật Bản, Ukraine vẫn là tâm điểm chú ý của họ với việc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng đích thân tham dự hội nghị thượng đỉnh để kêu gọi G7 tiếp tục ủng hộ quốc gia của mình. Mỹ đã thúc đẩy gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga và Vương quốc Anh đã dẫn đầu bằng cách tuyên bố cấm xuất khẩu kim cương, đồng, nhôm và niken của Nga, với hy vọng nhắm vào khả năng tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine của Moscow.

Nhấn mạnh cam kết ngừng cung cấp cho Nga công nghệ, thiết bị công nghiệp và dịch vụ từ các quốc gia G7, các nhà lãnh đạo đã quyết định thực hiện các biện pháp hạn chế xuất khẩu các mặt hàng “quan trọng đối với Nga trên chiến trường”.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng sẽ có mặt tại cuộc họp G7 với tư cách là một trong những khách mời đặc biệt cùng với Australia, Brazil, Hàn Quốc, Việt Nam, Indonesia, Comoros (đại diện cho Liên minh châu Phi) và Quần đảo Cook (đại diện cho Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương).

Mặc dù không có khả năng New Delhi sẽ được yêu cầu trực tiếp thay đổi chính sách với Nga, nhưng thông điệp từ G7 sẽ là một thông điệp có thể hiện sự liên kết với Ukraine khi họ thắt chặt hơn nữa chế độ trừng phạt đối với Nga.

Ấn Độ sẽ ở đó để nhắc nhở phương Tây một lần nữa rằng họ đang đóng một vai trò quan trọng trong thị trường dầu mỏ toàn cầu trong việc không chỉ giữ giá ở trạng thái ổn định mà còn chắc chắn rằng Trung Quốc - thách thức chiến lược quan trọng nhất đối với phương Tây trong dài hạn - không được trở thành người hưởng lợi duy nhất khi phương Tây rút khỏi Nga.

Đỗ Khánh