Thủ tướng: Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước phải là Uỷ ban chuyên nghiệp, hiện đại

19:24 | 30/09/2018

594 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tại Lễ ra mắt Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải xây dựng Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước là thành một Ủy ban chuyên nghiệp, hiện đại, từ đó thúc đẩy cải cách mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả toàn diện trong toàn bộ hệ thống các tập đoàn, DNNN.
thu tuong uy ban quan ly von nha nuoc phai la uy ban chuyen nghiep hien dai
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ ra mắt Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Chiều 30/9 tại Hà Nội, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã trang trọng tổ chức Lễ ra mắt Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban). Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới dự và phát biểu chỉ đạo buổi lễ.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ và lãnh đạo một số Bộ, ban, ngành Trung ương, đại diện một số tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp...

Tại buổi Lễ ra mắt, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã công bố Nghị định số 131/2018/NĐ-CP ngày 29/9/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nghị định gồm 4 Chương và 11 Điều, trong đó quy định Ủy ban là cơ quan thuộc Chính phủ, được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật. Ủy ban có tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Commission for the Management of State Capital at Enterprises, viết tắt là CMSC.

Phát biểu tại lễ ra mắt, Thủ tướng nhấn mạnh, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) từ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế là yêu cầu cơ bản mà Đảng, Nhà nước đặt ra từ lâu. Việc ra mắt Ủy ban là bước quan trọng để phân biệt rõ hơn, tách bạch hơn giữa chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Thủ tướng cho rằng, dư luận xã hội đang theo dõi và kỳ vọng rất lớn vào hoạt động của Ủy ban trong đổi mới tư duy, đổi mới quản trị, cách thức quản lý, cách thức hoạt động của DNNN, làm sao khắc phục cho được các yếu kém, cải thiện và tạo sự khác biệt lớn về hiệu quả hoạt động của DNNN.

Nhấn mạnh vai trò của Ủy ban trong quản lý các doanh nghiệp trọng yếu, then chốt của kinh tế Việt Nam, Thủ tướng nêu rõ: “Chúng ta có 2 con đường: Một là xây dựng một Ủy ban chuyên nghiệp, hiện đại, từ đó thúc đẩy cải cách mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả toàn diện trong toàn bộ hệ thống các tập đoàn, DNNN. Và con đường thứ 2 là con đường tạo ra một cơ quan quan liêu kiểu cũ, có thể làm gánh nặng cho hệ thống doanh nghiệp cũng như của cả đất nước. Hai con đường đó thì chọn đường nào?”. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố: Chúng ta lựa chọn con đường thứ nhất. “Con đường này khó hơn nhưng tôi tin tưởng tất cả các đồng chí có mặt ở đây hôm nay đều nhất trí lựa chọn con đường này”.

thu tuong uy ban quan ly von nha nuoc phai la uy ban chuyen nghiep hien dai
Toàn cảnh buổi lễ

Để thành công trên con đường đã chọn, Thủ tướng đề nghị Ủy ban tập trung một số nhiệm vụ trong thời gian tới. Trước hết, nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức theo tinh thần tinh gọn, hiệu quả. Tuyển dụng và bố trí đúng những cán bộ có năng lực, có phẩm chất. Cần xây dựng mục tiêu, chỉ số đánh giá hiệu quả của từng bộ phận, từng cán bộ, từng quy chế nội bộ, không để kẽ hở cho tham nhũng, tiêu cực. Ủy ban cần có thước đo đánh giá kết quả của từng tập đoàn.

Cho biết đã trực tiếp xuống thị sát những nỗ lực ban đầu của Ủy ban trong xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, có định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc với sự hỗ trợ của Viettel, Thủ tướng nêu rõ, bây giờ quản lý không chỉ xuống doanh nghiệp mà qua hệ thống công nghệ thông tin mới là hướng đi đúng. Ủy ban cần hợp tác với các tập đoàn công nghệ hàng đầu của đất nước để nhanh chóng hoàn thiện, đưa vào sử dụng các công cụ, giải pháp quản lý, giám sát vốn, tài sản DNNN, từng tập đoàn, tổng công ty theo công nghệ của cách mạng 4.0. “Chỉ có cách đó thì Ủy ban mới tạo điều kiện, tạo môi trường kinh doanh cho tập đoàn, không gây phiền hà cho đơn vị”.

Ủy ban bổ sung, hoàn thiện chiến lược phát triển cho các tập đoàn, tổng công ty thuộc thẩm quyền quản lý nếu thấy cần thiết. Tiếp tục công việc sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp với tốc độ nhanh hơn, chất lượng hơn.

Thúc đẩy các tập đoàn, tổng công ty đi sâu nghiên cứu phát triển, liên tục nâng cao trình độ công nghệ, năng suất lao động và sức cạnh tranh để từng tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban trở thành hình mẫu trong nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ, đổi mới quản trị doanh nghiệp theo các tiêu chí quản trị toàn cầu.

Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp. Giám sát tình trạng thất thoát vốn nhà nước, tham nhũng, lãng phí trong hoạt động của DNNN.

Ủy ban cần chủ động nghiên cứu, đề xuất, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý và sử dụng vốn nhà nước, quản lý người đại diện, cơ chế chính sách đầu tư vốn nhà nước phù hợp với yêu cầu, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và tình hình kinh tế thị trường đang thay đổi rất nhanh.

Trong quá trình hoạt động, Ủy ban cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong việc xây dựng phương án, lộ trình, các công việc cần thiết để tiếp nhận, quản lý 19 tập đoàn, tổng công ty; báo cáo kịp thời Thủ tướng các khó khăn, vướng mắc.

Thủ tướng yêu cầu Ủy ban sau 1 năm hoạt động không chỉ tiến hành sơ kết, tổng kết mà cần đánh giá xem “chúng ta đã làm được những việc gì để góp phần tăng trưởng, giải quyết việc làm, nộp ngân sách Nhà nước và việc quan trọng là vun đắp một môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, công bằng đối với các thành phần kinh tế”.

Thủ tướng đề nghị các bộ có doanh nghiệp được chuyển giao cần phối hợp với Ủy ban để chuyển giao ngay, không để chậm trễ, phức tạp, sai sót xảy ra, không để khoảng trống pháp lý, ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn Nhà nước, tiến trình cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn, tổng công ty.

Cho rằng không phải chuyển giao 19 tập đoàn, tổng công ty về Ủy ban thì vai trò, trách nhiệm của các bộ giảm xuống, Thủ tướng nêu rõ, các bộ cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước trong ngành, lĩnh vực của mình để tạo môi trường, không gian hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển thuận lợi.

Đối với các tập đoàn, tổng công ty sẽ chuyển giao về Ủy ban, Thủ tướng yêu cầu cần phối hợp trong công tác chuyển giao, kịp thời báo cáo Ủy ban những vấn đề, vướng mắc phát sinh. “Các đồng chí là người đại diện trực tiếp tại doanh nghiệp cần nỗ lực nâng cao hiệu quả đầu tư, sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn, tạo việc làm, đóng góp tích cực vào ngân sách và tăng trưởng”, Thủ tướng nói. “Hãy chống tình trạng tham nhũng, tiêu cực, sân trước sân sau, người nhà trong kinh doanh và không để phức tạp xảy ra như một số vụ việc mà chúng ta đã vấp phải”.

Trong lúc chuẩn bị bàn giao, không để khoảng trống, không để tiêu cực xảy ra. Cần học hỏi trên thế giới, họ sử dụng những cơ chế gì hay khuyến khích cơ quan quản lý vốn Nhà nước của họ để từ đó ứng dụng khéo léo trong hoàn cảnh đất nước.

“Kỳ vọng của người dân, xã hội, cả hệ thống chính trị đặt lên vai các đồng chí rất lớn. Là cơ quan mới thành lập, Ủy ban sẽ có rất nhiều công việc phải làm và cũng sẽ có nhiều khó khăn thách thức, đòi hỏi nỗ lực rất lớn của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Ủy ban”, Thủ tướng bày tỏ.

thu tuong uy ban quan ly von nha nuoc phai la uy ban chuyen nghiep hien dai
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ chứng kiến lễ ký Biên bản ghi nhớ về việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 19 Doanh nghiệp nêu trên về Ủy ban

Tại buổi Lễ ra mắt, trước sự chứng kiến của lãnh đạo Đảng, Quốc Hội, Chính phủ, Ủy ban đã cùng với 5 Bộ: Công thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin Truyền thông và Tài chính ký Biên bản ghi nhớ về việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 19 Doanh nghiệp nêu trên về Ủy ban. Theo quy định tại Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban, Ủy ban thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp kể từ ngày Nghị định được ký ban hành, tức là từ ngày 29/9/2018.

Cũng trong buổi Lễ ra mắt, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Phú Hà, Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên TW Đảng, Chủ tịch Ủy ban, kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP ngày 03/2/2018 về thành lập Ủy ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp, Ủy ban đã luôn nhận được sự chỉ đạo và các ý kiến kịp thời của Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự phối hợp và hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Tổ công tác thành lập Ủy ban do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm Tổ trưởng. Mặc dù số lượng cán bộ ban đầu hạn chế, chủ yếu là các cán bộ biệt phái từ một số bộ, ngành và SCIC, nhưng thời gian qua, Ủy ban đã nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều công việc để đảm bảo sẵn sàng đưa Ủy ban đi vào hoạt động chính thức ngay khi Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban được Chính phủ ban hành.

Về công tác cán bộ, Ủy ban đã xây dựng Đề án vị trí việc làm; làm việc với các Bộ, ngành có liên quan, SCIC và Bộ Nội vụ để lên phương án tiếp nhận, điều chuyển biên chế, tuyển dụng; xây dựng quy định về chức năng, nhiệm vụ các đơn vị của Ủy ban để ban hành ngay sau khi có Nghị định của Chính phủ. Ủy ban đã xây dựng hơn 40 quy chế nghiệp vụ và quản trị nội bộ, đến nay Ủy ban đã cơ bản hoàn thành các quy chế nghiệp vụ quan trọng nhất về: tiếp nhận quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước, quản trị vốn tại doanh nghiệp, giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả doanh nghiệp, thẩm định dự án và quản lý hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, quy chế về người đại diện vốn, người quản lý doanh nghiệp..

Nhằm áp dụng các tiến bộ khoa học công nghiệp lần thứ 4, đồng thời triển khai chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử, Ủy ban đã nghiên cứu xây dựng phần mềm Bộ chỉ số giám sát, đánh giá hiệu quả doanh nghiệp để kết nối trực tiếp với các doanh nghiệp được giao quản lý. Bộ Chỉ số bao gồm các chỉ số chung và chỉ số riêng theo ngành/lĩnh vực, có xem xét với tương quan ngành trong toàn thị trường. Hệ thống này cũng sẽ giảm thiểu thời gian lập, gửi và tổng hợp báo cáo của doanh nghiệp đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước theo quy định hiện hành nhờ hệ thống mạng và phần mềm chuyên biệt phục vụ tổng hợp, phân tích và xử lý dữ liệu. Dự kiến khi tiếp nhận doanh nghiệp, Ủy ban sẽ triển khai kết nối để cập nhật tình hình hoạt động của doanh nghiệp thường xuyên liên tục, phấn đấu cập nhật giám sát đầy đủ tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong quá trình chuẩn bị triển khai hoạt động, Ủy ban còn nhận được sự hỗ trợ của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp trong việc hoàn thiện cơ sở pháp lý hoạt động của Ủy ban và tiếp nhận các Doanh nghiệp về Ủy ban; bố trí trụ sở làm việc, cấp ngân sách, tạm giao biên chế… Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban đã làm việc và ký biên bản hợp tác với Temasek Holdings của Singapore để trao đổi thông tin nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệm quản lý vốn hiện đại, theo cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, Ủy ban cũng đã đặt vấn đề hợp tác với Ủy ban giám sát và quản lý tài sản nhà nước tại doanh nghiệp của Trung Quốc (SASAC) để chia sẻ kinh nghiệm nhằm triển khai các nhiệm vụ của Ủy ban theo hướng chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Tổng hợp Báo cáo tài chính thời điểm 31/12/2017, giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu nhà nước của 19 tập đoàn, tổng công ty được chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về Ủy ban là trên 1 triệu tỷ đồng, tổng giá trị tài sản là hơn 2,3 triệu tỷ đồng.

Theo quy định tại Nghị định số 131/2018/NĐ-CP ngày 29/9/2018, có 7 Tập đoàn và 12 Tổng công ty được Chính phủ giao Ủy ban trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Công nghiệpCao su Việt Nam (VRG), Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty Viễn thông Mobifone, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Tổng công ty Thuốc lá Việt nam (Vinataba), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood1), Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe).
thu tuong uy ban quan ly von nha nuoc phai la uy ban chuyen nghiep hien dai Nói thẳng đó là sự phủ nhận trắng trợn những nỗ lực, đóng góp của PVN
thu tuong uy ban quan ly von nha nuoc phai la uy ban chuyen nghiep hien dai Ngày 30/9 ra mắt 'siêu ủy ban' quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
thu tuong uy ban quan ly von nha nuoc phai la uy ban chuyen nghiep hien dai “Siêu Ủy ban” quản lý 5 triệu tỷ đồng vốn DNNN: Sẽ chấm dứt "vừa đá bóng, vừa thổi còi"

Thanh Ngọc

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 117,500 ▼1500K 119,500 ▼1500K
AVPL/SJC HCM 117,500 ▼1500K 119,500 ▼1500K
AVPL/SJC ĐN 117,500 ▼1500K 119,500 ▼1500K
Nguyên liệu 9999 - HN 11,230 ▼150K 11,410 ▼150K
Nguyên liệu 999 - HN 11,220 ▼150K 11,400 ▼150K
Cập nhật: 28/04/2025 23:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 112.500 ▼2000K 115.500 ▼2000K
TPHCM - SJC 117.500 ▼1500K 119.500 ▼1500K
Hà Nội - PNJ 112.500 ▼2000K 115.500 ▼2000K
Hà Nội - SJC 117.500 ▼1500K 119.500 ▼1500K
Đà Nẵng - PNJ 112.500 ▼2000K 115.500 ▼2000K
Đà Nẵng - SJC 117.500 ▼1500K 119.500 ▼1500K
Miền Tây - PNJ 112.500 ▼2000K 115.500 ▼2000K
Miền Tây - SJC 117.500 ▼1500K 119.500 ▼1500K
Giá vàng nữ trang - PNJ 112.500 ▼2000K 115.500 ▼2000K
Giá vàng nữ trang - SJC 117.500 ▼1500K 119.500 ▼1500K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 112.500 ▼2000K
Giá vàng nữ trang - SJC 117.500 ▼1500K 119.500 ▼1500K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 112.500 ▼2000K
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 112.500 ▼2000K 115.500 ▼2000K
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 112.500 ▼2000K 115.500 ▼2000K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 112.500 ▼2000K 115.000 ▼2000K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 112.390 ▼1990K 114.890 ▼1990K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 111.680 ▼1980K 114.180 ▼1980K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 111.450 ▼1980K 113.950 ▼1980K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 78.900 ▼1500K 86.400 ▼1500K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 59.930 ▼1170K 67.430 ▼1170K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 40.490 ▼830K 47.990 ▼830K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 102.940 ▼1830K 105.440 ▼1830K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 62.800 ▼1220K 70.300 ▼1220K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 67.400 ▼1300K 74.900 ▼1300K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 70.850 ▼1360K 78.350 ▼1360K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 35.780 ▼750K 43.280 ▼750K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 30.600 ▼660K 38.100 ▼660K
Cập nhật: 28/04/2025 23:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,170 ▼200K 11,690 ▼200K
Trang sức 99.9 11,160 ▼200K 11,680 ▼200K
NL 99.99 11,170 ▼200K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 11,170 ▼200K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,400 ▼200K 11,700 ▼200K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,400 ▼200K 11,700 ▼200K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,400 ▼200K 11,700 ▼200K
Miếng SJC Thái Bình 11,750 ▼150K 11,950 ▼150K
Miếng SJC Nghệ An 11,750 ▼150K 11,950 ▼150K
Miếng SJC Hà Nội 11,750 ▼150K 11,950 ▼150K
Cập nhật: 28/04/2025 23:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16100 16367 16945
CAD 18213 18489 19106
CHF 30699 31075 31729
CNY 0 3358 3600
EUR 28882 29151 30181
GBP 33882 34272 35212
HKD 0 3221 3423
JPY 174 178 184
KRW 0 0 19
NZD 0 15160 15750
SGD 19255 19534 20053
THB 688 751 804
USD (1,2) 25736 0 0
USD (5,10,20) 25775 0 0
USD (50,100) 25803 25837 26182
Cập nhật: 28/04/2025 23:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,810 25,810 26,170
USD(1-2-5) 24,778 - -
USD(10-20) 24,778 - -
GBP 34,100 34,193 35,104
HKD 3,291 3,301 3,401
CHF 30,822 30,918 31,783
JPY 176.99 177.31 185.22
THB 736.22 745.31 797.41
AUD 16,354 16,413 16,852
CAD 18,467 18,527 19,024
SGD 19,413 19,474 20,089
SEK - 2,631 2,722
LAK - 0.92 1.27
DKK - 3,880 4,014
NOK - 2,447 2,532
CNY - 3,522 3,618
RUB - - -
NZD 15,107 15,247 15,690
KRW 16.68 17.4 18.7
EUR 29,007 29,030 30,266
TWD 721.68 - 873.66
MYR 5,557.33 - 6,267.46
SAR - 6,811.98 7,170.02
KWD - 82,434 87,687
XAU - - -
Cập nhật: 28/04/2025 23:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,810 25,820 26,160
EUR 28,925 29,041 30,151
GBP 33,928 34,064 35,036
HKD 3,284 3,297 3,404
CHF 30,817 30,941 31,836
JPY 176.64 177.35 184.69
AUD 16,261 16,326 16,855
SGD 19,421 19,499 20,028
THB 751 754 787
CAD 18,399 18,473 18,987
NZD 15,212 15,721
KRW 17.25 19
Cập nhật: 28/04/2025 23:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25820 25820 26180
AUD 16274 16374 16940
CAD 18394 18494 19045
CHF 30933 30963 31848
CNY 0 3527.5 0
CZK 0 1140 0
DKK 0 3965 0
EUR 29055 29155 30027
GBP 34184 34234 35342
HKD 0 3358 0
JPY 178.25 178.75 185.27
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.7 0
LAK 0 1.141 0
MYR 0 6161 0
NOK 0 2507 0
NZD 0 15270 0
PHP 0 434 0
SEK 0 2711 0
SGD 19404 19534 20266
THB 0 717 0
TWD 0 796 0
XAU 11750000 11750000 11950000
XBJ 10500000 10500000 11950000
Cập nhật: 28/04/2025 23:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,800 25,850 26,208
USD20 25,800 25,850 26,208
USD1 25,800 25,850 26,208
AUD 16,303 16,453 17,532
EUR 29,220 29,370 30,557
CAD 18,316 18,416 19,741
SGD 19,449 19,599 20,084
JPY 177.77 179.27 184
GBP 34,163 34,313 35,116
XAU 11,748,000 0 11,952,000
CNY 0 3,409 0
THB 0 753 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 28/04/2025 23:00