Thổ Nhĩ Kỳ “nhẫn nhịn”, rút tàu khỏi khu vực tranh chấp Địa Trung Hải
![]() |
Tàu Oruç Reis đã quay lại cảng Antalya |
"Đây là một bước tích cực đầu tiên (...). Tôi hy vọng sẽ có những bước tiếp theo", ông Kyriakos Mitsotakis nói trong một cuộc họp báo ở Thessaloniki (phía bắc).
Theo tờ báo thân chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ Yeni Safak, nhiệm vụ của tàu Oruç Reis được triển khai kể từ ngày 10/8 tại khu vực lãnh hải do Athens và Ankara tranh chấp, kết thúc hôm thứ Bảy tuần này, đã không được chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ gia hạn thêm.
Theo nhật báo này, Oruç Reis đã quay trở lại cảng Antalya (phía nam).
Tờ báo viết: Quyết định không gia hạn nhiệm vụ của tàu thăm dò này được coi là "tạo cơ hội cho đối thoại".
"Athens luôn sẵn sàng bắt đầu các cuộc tiếp xúc với Thổ Nhĩ Kỳ", ông Kyriakos Mitsotakis nói.
Thủ tướng Hy Lạp nhấn mạnh rằng "bước đi này của Thổ Nhĩ Kỳ là đúng", hướng tới "giảm leo thang tình hình" và có thể góp phần vào việc nối lại đối thoại giữa hai nước.
Sự hiện diện của tàu Oruç Reis, được tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ hộ tống, ở phía đông Địa Trung Hải trong hơn một tháng qua đã gây ra cuộc khủng hoảng giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, hai nước thành viên NATO, đang tranh chấp lãnh hải trên biển Aegean.
Hy Lạp, nhận được sự ủng hộ của EU và đặc biệt là của Pháp. Nước này đã thực hiện các cuộc diễn tập quân sự chung với lực lượng hải quân Hy Lạp gần khu vực tranh chấp này.
Hôm thứ Năm tuần trước, 7 nhà lãnh đạo của các nước phía nam Liên minh châu Âu đã nêu ra khả năng trừng phạt của châu Âu với Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này không chấm dứt "các hoạt động đơn phương" ở phía đông Địa Trung Hải.
Nh.Thạch
AFP
-
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
-
Toàn cảnh lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ
-
Chủ tịch nước Lương Cường: Cải cách tư pháp phải gần dân, sát dân, bảo vệ dân
-
Hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, thu hút đầu tư
-
Nga duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng