Đe dọa mới của Thổ Nhĩ Kỳ với Hy Lạp trước thềm cuộc tập trận quân sự

11:52 | 06/09/2020

180 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 5/9 đã đưa ra những lời đe dọa mới đối với Hy Lạp liên quan đến căng thẳng ở phía đông Địa Trung Hải, trước thềm cuộc diễn tập quân sự ngoài khơi đảo Síp.
5106-erdogan
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan

Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, hai thành viên của NATO, đang xâu xé lẫn nhau về các mỏ dầu ở phía đông Địa Trung Hải, kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ gửi đến đây một tàu thăm dò địa chấn đi kèm với tàu chiến.

"Thổ Nhĩ Kỳ đủ mạnh về chính trị, kinh tế và quân sự để xé bỏ các bản đồ và tài liệu vô đạo đức", ông Erdogan nói, khi đề cập đến các vùng biển mà Hy Lạp và Síp coi là vùng đặc quyền kinh tế của họ.

Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo trong một bài phát biểu trên truyền hình: "Họ sẽ hiểu, hoặc thông qua ngôn ngữ chính trị và ngoại giao, hoặc trên thực tế thông qua những kinh nghiệm cay đắng. Thổ Nhĩ Kỳ đã chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống và hậu quả".

Các quan chức quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho biết quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu 5 ngày diễn tập bắt đầu vào Chủ nhật (6/9) tại Cộng hòa Bắc Síp, một quốc gia tự phong chỉ được Thổ Nhĩ Kỳ công nhận.

Tuần này, NATO thông báo rằng các nhà lãnh đạo Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý bắt đầu "các cuộc đàm phán kỹ thuật" để ngăn chặn bất kỳ sự cố mới nào giữa hải quân của họ.

Nhưng Hy Lạp sau đó phủ nhận việc sẵn sàng tham gia các cuộc thảo luận, khiến Thổ Nhĩ Kỳ buộc tội Athens từ chối đối thoại.

Hy Lạp và Síp cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm chủ quyền của họ khi tiến hành khoan thăm dò trong vùng biển của họ.

"Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng cho bất kỳ hình thức chia sẻ (tài nguyên hydrocarbon) nào, miễn là nó công bằng", ông Erdogan cho biết hôm 5/9.

Kể từ ngày 10/8, Ankara đã triển khai tàu địa chấn Oruç Reis và một tàu chiến hộ tống tới một khu vực giàu hydrocacbon, ngoài khơi đảo Kastellorizo ​​của Hy Lạp, cách bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ 2 km.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang thăm dò ở vùng biển của Cộng hòa Síp, một quốc gia thuộc EU, nhưng không được Ankara công nhận kể từ khi hòn đảo này được phân chia vào năm 1974.

Vào cuối tháng 8, căng thẳng đã tăng lên mức độ mới khi hai nước tiến hành các cuộc diễn tập quân sự hăm dọa nhau.

Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ "đấu cứng" với châu Âu
Châu Âu dọa bắt giữ tàu khoan của Thổ Nhĩ KỳChâu Âu dọa bắt giữ tàu khoan của Thổ Nhĩ Kỳ
Đông Địa Trung Hải đã trở thành mắt bão địa chính trị như thế nào?Đông Địa Trung Hải đã trở thành mắt bão địa chính trị như thế nào?
Nga ký hợp đồng giao lô “rồng lửa” S-400 thứ 2 cho Thổ Nhĩ KỳNga ký hợp đồng giao lô “rồng lửa” S-400 thứ 2 cho Thổ Nhĩ Kỳ

Nh.Thạch

AFP