Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa để người tị nạn Syria tràn vào châu Âu
![]() |
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan |
Ông Erdogan ngày 5/9 tuyên bố, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nghĩ tới việc "mở cửa" cho người tị nạn Syria tràn sang châu Âu, nếu không thể đạt được một thỏa thuận với Mỹ vào cuối tháng này để giúp người di cư có thể tái định cư tại khu vực an toàn ở Syria.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh, ông quyết tâm xây dựng một "khu vực an toàn" ở đông bắc Syria cùng với Mỹ vào cuối tháng 9, song Ankara cũng sẵn sàng hành động một mình nếu cần thiết.
"Chúng tôi sẽ buộc phải mở các cánh cửa biên giới. Chúng tôi không thể giải quyết gánh nặng này một mình được", ông Erdogan nhấn mạnh.
Được biết, chính quyền Ankara có kế hoạch tái định cư cho khoảng 1 triệu người trên tổng số 3,65 triệu người tị nạn Syria tại khu vực an toàn. Thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ đã không nhận được sự hỗ trợ cần thiết nào từ cộng đồng quốc tế để giải quyết vấn đề người tị nạn Syria, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cho biết thêm.
Số liệu từ Cao ủy Người tị nạn của Liên Hợp Quốc cho biết, hơn một nửa dân số Syria đã chạy khỏi quốc gia này do chiến tranh. Khoảng 6,6 triệu người tị nạn đã rời khỏi Syria từ năm 2011 và một nửa trong số này đang định cư ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi đó, khoảng 207.000 dân thường đã chết trong cuộc xung đột ở Syria nổ ra cách cách đây 8 năm.
Bình An
WSP
-
Thổ Nhĩ Kỳ dọa "mở cửa" cho người tị nạn Syria đến châu Âu
-
Thổ Nhĩ Kỳ lên kế hoạch xây dựng khu định cư tại Syria trị giá 27 tỷ USD
-
Thổ Nhĩ Kỳ giúp người tị nạn Syria hồi hương
-
Sau thảm sát Paris, nhiều bang của Mỹ từ chối người tị nạn Syria
-
Ai phải chịu trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng di cư hiện nay?
-
Quốc hội xem xét rút ngắn nhiệm kỳ, ấn định ngày bầu cử Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp
-
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
-
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới
-
Việt Nam luôn tri ân sự giúp đỡ chí tình của các chuyên gia Liên Xô và Nga
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng