Ai phải chịu trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng di cư hiện nay?

09:54 | 15/09/2015

7,576 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Không ai khác ngoài Mỹ, mới là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng di cư đang nhấn chìm châu Âu và phải chịu trách nhiệm đạo đức lớn nhất trong việc giải quyết mớ hỗn độn này.
tin nhap 20150915092612
Aylan Kurdi bé bỏng đã không thể tới được châu Âu trong hành trình chạy trốn chiến tranh, đói nghèo và xung đột ở đất nước Syria của em...

Hình ảnh chú bé Syria 3 tuổi Aylan Kurdi nằm dài, úp mặt vào những con sóng trôi dạt trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đã đánh thức lương tri của hàng triệu triệu người trên thế giới, gióng lên một hồi chuông báo động cho công chúng về một cuộc khủng hoảng nhân đạo, cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn chưa từng có này.

Theo Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn Antonio Guterres, cậu bé Aylan Kurdi chỉ là một trong hơn 300.000 người tị nạn và người di cư đã mạo hiểm vượt qua Địa Trung Hải để vào châu Âu trong năm nay. Trong số đó, hơn 2.600 người đã bỏ mạng trong cuộc hành trình nguy hiểm.

Những di dân Syria chạy trốn chiến tranh may mắn được Đức, một số nước Âu châu khác và mới đây là Mỹ tiếp nhận tị nạn mới đây chỉ là hàng trăm nghìn trong làn sóng hàng triệu người Syria đang bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ quê hương, lên đường đi tìm một cuộc sống mới ở những miền đất mới.

Họ không biết tương lai đang chờ đợi họ sẽ là những lều trại tạm bợ, được vây quanh bởi hàng rào thép gai sắc nhọn - nơi đồ ăn, thức uống được ban phát bằng cách… ném, bị đối xử không khá hơn là mấy so với những con vật; hay sẽ là những nơi ăn chốn ở tử tế, được cấp quy chế tị nạn, được tạo điều kiện để học hành, có công ăn làm việc, được hòa nhập với cộng đồng bản xứ và nhìn nhận bằng sự cảm thông, bằng tình thương đồng loại. Họ cũng không hay liệu họ có còn sống sót trên hành trình đi đến những miền đất mới hay không.

Nhưng cho dù thế nào, có lẽ với họ, còn đi được là còn có hi vọng và miền đất mới vẫn tốt hơn quê hương - nơi bom đạn bủa vây, hiểm nguy rình rập từng phút, từng giờ, sống một phút biết một phút, sống một ngày biết một ngày, còn ngày sau không biết sẽ chết vì bom rơi đạn lạc, hay chết dưới bàn tay đao phủ của quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hay hàng chục các thể loại phiến quân khác… đang xâu xé đất nước họ.

tin nhap 20150915092612
Người tị nạn Syria ở biên giới Hungary

Và trong khi các nước châu Âu đang gồng mình vật lộn và có dấu hiệu quá tải khi giải quyết khủng hoảng di dân bằng cách mở rộng cửa đón nhận những người tị nạn, thì đồng minh thân cận của họ - nước Mỹ vẫn tỏ ra khá dè dặt khi mãi mới tuyên bố sẽ tiếp nhận ít nhất 10.000 người tị nạn Syria trong năm tài chính tới.

“Sự chia sẻ” này của Mỹ là quá ít ỏi so với 20.000 di dân mà chỉ riêng mình nước Đức đã cho phép tị nạn cách đây gần 2 tuần. Nó cũng chỉ như “muối bỏ bể” so với cả hàng triệu triệu di dân chạy trốn chiến tranh đang lang bạt trên các nẻo đường, lênh đênh trên những chiếc “quan tài sống” ngoài biển, phó thác sinh mệnh của mình cho trời, cho đất, cho đại dương, với một tương lai vô định. Trong khi đó, không ai khác ngoài Mỹ, mới là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng và phải chịu trách nhiệm đạo đức lớn nhất trong việc giải quyết mớ hỗn độn này.

Các nguồn chính của người tị nạn hiện nay đến từ Syria, Libya, Iraq và Afghanistan. Tất cả những nước này đã và đang là mục tiêu can thiệp của Mỹ, theo nhiều cách - từ can thiệp quân sự trực tiếp đến gián tiếp tài trợ cho các thế lực lật đổ chính phủ.

Kể từ sau sự kiện 11/9, Mỹ đã dẫn đầu thế giới ráo riết chống khủng bố khắp vùng Trung Đông và Bắc Phi, mở đầu là can thiệp quân sự ở Afghanistan, sau đó là Iraq, rồi Libya và nạn nhân mới nhất là Syria. Đành rằng, bản thân trong các quốc gia này đã tồn tại những mâu thuẫn, những xung đột, nhưng đó là việc nội bộ của quốc gia đó, không cần đến một “anh cả đỏ” như Mỹ phán xét và “nhúng tay” vào. Kết quả là Mỹ càng chống khủng bố thì quân khủng bố phát triển càng mạnh, từ lực lượng cho đến quy mô. Mỹ truyền bá tư tưởng dân chủ tự do đến nước nào, nước đó loạn, dân chúng chịu cảnh thảm thương.

Chính Mỹ đã “đẻ” ra, “nuôi dưỡng” và “dung túng” các nhóm cực đoan và tổ chức khủng bố để phục vụ cho các mục đích chính trị nhất thời của Mỹ, để rồi sau đó, lại cũng chính Mỹ bị “những đứa con” này tấn công lại và phải “giương cao ngọn cờ chính nghĩa” dẹp trừ chúng.

Al-Qaeda hay tiền thân của mạng lưới khủng bố này lẫn Taliban đều được Mỹ và đồng minh phương Tây tạo nên, được cung cấp tiền bạc và vũ trang để chống lại Liên Xô trong những năm 1980.

Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cũng là sản phẩm được tạo ra bởi Mỹ và các đồng minh của mình. Đầu tiên, Mỹ vin vào cớ Iraq “có vũ khí giết người hàng loạt, là quốc gia khủng bố” để tấn công Iraq, lật đổ chế độ Tổng thống Saddam Hussein, biến Iraq thành một đất nước bất ổn, tranh chấp, xung đột bè phái liên miên, địa chỉ trú ẩn an toàn và đất tuyển dụng cho các chi nhánh của al-Qaeda, mà trong đó, chi nhánh al-Qaeda tại Iraq (AQI) chính là tiền thân của IS hiện nay. IS trở nên lớn mạnh cả về lực lượng, quy mô và tiềm lực tài chính cũng là “nhờ” một phần rất lớn ở sự viện trợ của Mỹ và các đồng minh trong quá trình biến một phong trào phản đối dân sự bình thường ở Syria năm 2011 thành một cuộc nổi dậy vũ trang chống lại chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad. Mỹ cũng phải chịu trách nhiệm lớn về sự phát triển, hoành hành tàn độc của IS ngày nay ở Syria, Iraq.

tin nhap 20150915092612
Một cảnh sát Đức cho một em bé di dân Syria đội mũ của mình trong lúc chờ xe bus ở Munich. Cùng với chính phủ, rất nhiều người dân Đức đã mở lòng, mở rộng cửa đón người tị nạn Syria.

Suy cho cùng, châu Âu đã và đang chịu một phần trách nhiệm của mình trong cuộc khủng hoảng di dân hiện nay. Nhưng những gì mà người dân Đức và một số nước châu Âu khác đã và đang làm khi mở rộng cửa đón người tị nạn, dành cho họ sự sẻ chia, từ đồ ăn thức uống, đến nơi ăn chốn ở, vẫn là những hình ảnh đẹp nhất về tình người trong cuộc khủng hoảng nhân đạo này, cho dù tiếp nhận hằng ngày một số lượng lớn người di cư như vậy cũng đang đặt ra rất nhiều vấn đề về an ninh xã hội cho bản thân các quốc gia này.

Hơn lúc nào hết, nước Mỹ cần thể hiện vai trò cường quốc lãnh đạo toàn cầu của mình, hành động ngay lập tức và làm nhiều hơn nữa để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn và đề ra các biện pháp dài hạn để giúp các nước, khu vực đang gặp khó khăn khôi phục sự ổn định, cuộc sống bình thường càng sớm càng tốt.

tin nhap 20150915092612

Nga cáo buộc phương Tây gây ra khủng hoảng di dân

Nga hôm qua lên tiếng cáo buộc rằng chính phương Tây, với thái độ hiếu chiến gây chiến tranh khắp nơi trên thế giới, phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng di dân hiện nay.

tin nhap 20150915092612

Làm sao chấm dứt thảm họa di dân?

Cuộc khủng hoảng di cư đang diễn ra hiện nay là hậu quả của tình trạng chiến tranh tại khu vực Trung Đông và một số nước khác cũng bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) hoành hành. Theo Le Figaro, để có thể chấm dứt thảm họa nhân đạo trên, chỉ còn cách tấn công vào nguồn gốc của mọi đau khổ.

tin nhap 20150915092612

Những mạch chảy ngầm dưới tảng băng châu Âu

Có lẽ chưa bao giờ châu Âu, lục địa vốn bình yên và thịnh vượng lại đối mặt với nhiều khó khăn đến thế. Sự thống nhất, đoàn kết và thậm chí vị thế quốc tế của châu Âu đang bị đe dọa bởi quá nhiều cuộc khủng hoảng: Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp; cuộc khủng hoảng di cư tại vùng Địa Trung Hải; nỗ lực của Anh nhằm thay đổi quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) và khủng hoảng Ukraine

Linh Phương

Năng Lượng Mới

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc