Thị trường đất nông nghiệp còn nhiều vướng mắc khó gỡ

14:34 | 25/02/2020

340 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ông Nguyễn Trung Kiên, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, hiện nay còn nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến thị trường đất nông nghiệp.

Ngày 25/2/2020, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đã tổ chức Hội thảo Phát triển các thể chế hỗ trợ thúc đẩy thị trường đất nông nghiệp ở Việt Nam.

Theo ông Hoàng Vũ Quang, Phó Viện trưởng Viện IPSARD, đất đai tại Việt Nam khá manh mún, phân tán khi có đến 63% hộ nông dân có diện tích đất nhỏ hơn 0,5 ha, 26% có từ 0,5-2 ha. Ngoài ra, một hộ nông dân có nhiều mảnh đất quy mô rất nhỏ, gây ra những bất cập trong sản xuất nông nghiệp, không khuyến khích được doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

thi truong dat nong nghiep con nhieu vuong mac kho go
Quang cảnh hội thảo

Thời gian qua, mặc dù nhà nước đã có chủ trương chính sách tích tụ ruộng đất theo quy mô lớn, đã có biến chuyển nhưng chưa đáp ứng được kỳ vọng. Nếu giải quyết được bài toán này sẽ tạo thuận lợi cho việc nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Trung Kiên (Viện IPSARD) cho rằng, hiện nay còn nhiều vướng mắc ảnh hưởng thị trường đất nông nghiệp. Cụ thể như: Hạn chế đối tượng (chỉ được chuyển đổi, chuyển nhượng khi có giấy chuyển nhượng; chỉ được chuyển đổi đất trong cùng một xã, phường, thị trấn; đối tượng không trực tiếp sản xuất nông nghiệp; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được thuê đất nông nghiệp trực tiếp với các hộ dân.

Bên cạnh đó, còn khó chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa sang đất sản xuất nông nghiệp khác. Về thủ tục còn khó khăn trong việc: Lấy xác nhận của hộ liền kề dù không tranh chấp; xin ý kiến nhiều ban ngành cho dự án đầu tư mặc dù đã được phê duyệt trong vùng đầu tư; thủ tục thẩm định dự án phức tạp…

Ngoài ra, thông tin về quy hoạch, quản lý và hiện trạng sử dụng đất chưa cập nhật, minh bạch; hệ thống thông tin thị trường đất đai: định giá chưa sát giá thị trường; khó thu thập thông tin chính xác về giá, giao dịch; tính bền vững của hệ thống thông tin đất đai còn hạn chế: chi phí thu được không bù đắp được chi phí xây dựng và duy trì hệ thống. Tổ chức phát triển đất còn hạn chế về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính để thực hiện chức năng cho thuê và tạo quỹ đất.

Sau khi chỉ rõ những khó khăn của thị trường đất nông nghiệp, các đại biểu tại hội thảo đã có ý kiến thảo luận về kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới về xây dựng các tổ chức, thể chế hỗ trợ phát triển thị trường đất nông nghiệp.

Theo đó, kinh nghiệm ở các nước có thị trường đất nông nghiệp phát triển (40 nước trên tổng số 227 quốc gia), để xây dựng và phát triển thị trường đất nông nghiệp, bên cạnh chính sách pháp luật đất đai và các chính sách hỗ trợ khác, cần có các tổ chức hỗ trợ cung ứng hạ tầng phục vụ các giao dịch cho thị trường hoạt động như: Hệ thống quản lý đất đai hiệu quả, quỹ/ngân hàng phát triển đất có đủ năng lực, thẩm quyền và động lực phát triển quỹ đất.

Bên cạnh đó, hội thảo cũng đưa ra một số đánh giá thị trường đất nông nghiệp Việt Nam, cũng như trao đổi về những vướng mắc trong thể chế phát triển thị trường từ chính sách, pháp luật đất đai, các thể chế hỗ trợ phát triển thị trường đất nông nghiệp, đến các vướng mắc trong quá trình thực hiện ở địa phương.

M.L

thi truong dat nong nghiep con nhieu vuong mac kho goKiến tạo thị trường bất động sản nông nghiệp: Thực trạng và kiến nghị chính sách
thi truong dat nong nghiep con nhieu vuong mac kho goTừ năm 2020: Lấn, chiếm đất sẽ bị phạt đến 1 tỷ đồng
thi truong dat nong nghiep con nhieu vuong mac kho goBộ Tài chính đề xuất 5 loại đất nông nghiệp được miễn thuế sử dụng đến năm 2030