Thêm 14 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

20:29 | 20/02/2023

674 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể. Theo đó, có 14 di sản văn hóa phi vật thể mới đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

14 di sản văn hóa phi vật thể mới được bổ sung vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia lần này thuộc loại hình: Lễ hội truyền thống; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Tri thức dân gian, Nghề thủ công truyền thống, Nghệ thuật trình diễn dân gian.

Thêm 14 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Nghi thức Nghinh “Ông” được các chức sắc và các bô lão của Đình thần Thắng Tam tiến hành tại ngoài khơi biển Vũng Tàu

Danh sách 14 di sản văn hóa phi vật thể được ghi trong trong đợt này gồm:

1 - Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường, huyện Mường Lát, huyện Quan Hóa, huyện Quan Sơn, huyện Bá Thước, huyện Lang Chánh, huyện Ngọc Lặc, huyện Thường Xuân, huyện Như Xuân, huyện Như Thanh, huyện Cẩm Thủy, huyện Thạch Thành (tỉnh Thanh Hóa).

2 - Nghề thủ công truyền thống Nghề làm muối ớt Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh).

3 - Nghệ thuật trình diễn dân gian Hò giã gạo, huyện Hải Lăng, huyện Triệu Phong, huyện Cam Lộ, huyện Gio Linh, huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị).

4 - Lễ hội truyền thống Lễ hội Dinh Cô, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

5 - Nghề thủ công truyền thống Nghề dệt thủ công truyền thống của người Ba Na, huyện Kon Rẫy, huyện Đăk Hà, huyện Sa Thày, thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum).

6 - Tri thức dân gian Tri thức trồng và chế biến chè Tân Cương, xã Tân Cương, xã Phúc Trìu, xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên).

7 - Lễ hội truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết trung thu ở Hội An, thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam).

8 - Lễ hội truyền thống Lễ hội Nghinh Ông, phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

9 - Nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ thuật Chèo (tỉnh Thái Bình).

10 - Lễ hội truyền thống Lễ hội Núi Văn - Núi Võ, xã Văn Yên, huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên).

11 - Lễ hội truyền thống Lễ hội chùa Bắc Nga, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc (tỉnh Lạng Sơn).

12 - Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường, huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập (tỉnh Phú Thọ).

13 - Nghệ thuật trình diễn dân gian Lượn cọi của người Tày, xã Yên Thổ, xã Nam Quang, xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng).

14 - Tri thức dân gian Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của người Dao đỏ, xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị chủ tịch UBND các cấp chính quyền nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

N.H

Mùng 5 Tết công bố Lễ hội Cổ Loa - Di sản văn hóa phi vật thể quốc giaMùng 5 Tết công bố Lễ hội Cổ Loa - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Xếp hạng 5 di tích quốc gia đặc biệtXếp hạng 5 di tích quốc gia đặc biệt
Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội giai đoạn 1898-1954Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội giai đoạn 1898-1954
Trình diễn 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danhTrình diễn 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh