Thái Bình phát triển kinh tế biển gắn liền với bảo vệ môi trường
Cước vận tải biển giảm sâu, hàng hóa xuất khẩu tăng mạnh |
Tiếp tục các giải pháp để chứng minh nỗ lực của Việt Nam trong việc tháo gỡ thẻ vàng IUU |
Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải có giá trị đa dạng sinh học cao và cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng |
Theo ông Lại Văn Hoàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, việc điều tra, đánh giá và đo đạc khảo sát thực địa đã được thực hiện tuân thủ đúng các quy định pháp luật và Quy hoạch đã được phê duyệt. Kết quả cho thấy, diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải vẫn giữ nguyên là 12.500 ha theo Quyết định số 2159/QĐ-UBND, ngày 26/9/2014 của UBND tỉnh Thái Bình, phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Khu bảo tồn này được xác định nằm ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải, với vị trí ranh giới cụ thể: phía Bắc giáp với vùng cửa Trà Lý và khu đô thị dịch vụ Cồn Vành - Cồn Thủ; phía Nam giáp cửa Ba Lạt; phía Tây giáp khu quy hoạch nuôi trồng thủy sản công nghệ cao và khu lấn biển; phía Đông giáp với biển Đông. Ranh giới này được xác định bằng 33 điểm tọa độ với tổng diện tích 12.500 ha, trong đó có 2.726 ha thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và 9.774 ha thuộc phân khu phục hồi sinh thái. Vùng đệm của Khu bảo tồn có diện tích 3.446,5 ha, được xác định bằng 40 điểm tọa độ và cách ranh giới Khu bảo tồn 1.000 m.
Hoạt động quản lý Khu bảo tồn được thực hiện theo Quy chế quản lý tại Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 05/01/2021 của UBND tỉnh Thái Bình, và Quyết định số 1357/QĐ-UBND ngày 20/8/2024 về việc xác lập vị trí, ranh giới và diện tích Khu bảo tồn. Tỉnh Thái Bình cam kết phát triển kinh tế biển gắn liền với bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường, tuân thủ các công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam. Đặc biệt, việc bảo tồn hệ sinh thái vùng đất ngập nước ven biển Tiền Hải, bảo vệ loài - sinh cảnh, và nguồn lợi thủy sản được xem là nhiệm vụ quan trọng, kết hợp hài hòa với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyên tắc bền vững.
Để thực hiện tốt công tác này, UBND tỉnh Thái Bình đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo trực tiếp Ban Quản lý Khu bảo tồn. Các sở, ban, ngành liên quan phối hợp hỗ trợ Ban Quản lý trong việc thực hiện các chương trình bảo tồn, quản lý khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế, và nghiên cứu khoa học. Tỉnh cũng kêu gọi sự hỗ trợ từ các bộ, ngành Trung ương, các tổ chức trong và ngoài nước, cũng như cộng đồng dân cư.
Cùng với Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy, việc xác lập ranh giới và diện tích Khu bảo tồn Tiền Hải thể hiện quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thái Bình trong việc thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, và các Quy hoạch quốc gia, Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.
Tận dụng những tiềm năng, lợi thế của Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình quyết tâm vượt qua khó khăn, khai thác những cơ hội phát triển đột phá để xây dựng tỉnh trở thành một địa phương phát triển trong khu vực, đồng thời tập trung bảo tồn đa dạng sinh học, kết hợp hài hòa giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo sinh kế cho người dân địa phương.
PV
-
Quảng Ninh: Nỗ lực khôi phục hoạt động nuôi trồng thủy sản
-
Quảng Nam quyết tâm hoàn thành đăng ký, cấp phép tàu cá dưới 12m trong tháng 10
-
Quy hoạch phát triển vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu và TP HCM: Tầm nhìn ASEAN
-
Hải Phòng: Hỗ trợ hộ nuôi trồng thủy sản phục hồi sản xuất
-
Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển