Tên lửa Nga gặp nhiều lỗi khi thực chiến trên sa mạc Syria
![]() |
Tên lửa Kh-25ML trang bị cho cường kích Su-24 tham chiến tại Syria. Ảnh: Sputnik. |
"Hàng loạt vấn đề đã được phát hiện trong quá trình chiến đấu thực tế. Chiến dịch quân sự tại Syria là phép thử quan trọng với chúng tôi", National Interest dẫn lời chủ tịch Tập đoàn tên lửa chiến thuật Nga (KTRV) Boris Obsonov cho biết trong cuộc phỏng vấn hôm 2/12.
Obsonov cho biết Nga không có thao trường nào mô phỏng khí hậu sa mạc khắc nghiệt như tại Syria. "Nhiệt độ cao, hơi nóng bốc lên từ mặt đất, gió mạnh và bão cát là những yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác của vũ khí thông minh sử dụng đầu dò laser", chủ tịch KTRV cho biết thêm.
Nga không có cơ hội thử nghiệm những tên lửa này trong điều kiện phức tạp như vậy trước khi bắt đầu chiến dịch can thiệp quân sự tại Syria. Điều này thúc đẩy Moskva triển khai đến quốc gia Trung Đông này nhiều tiêm kích Su-35S, các tổ hợp Pantsir-S1, S-400... để kiểm chứng năng lực thực chiến của chúng, góp phần tiêu diệt 88.000 phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Nga dường như đang tận dụng cơ hội ở Syria để thử nghiệm, quảng bá tính năng nhiều loại vũ khí khác nhau trong điều kiện thực chiến, giúp Moskva thu hút các khách hàng trong khu vực với các vũ khí hiện đại nhất trong biên chế nước này.
"Những vũ khí mới thường có nhiều vấn đề, chúng hiếm khi xuất hiện cho tới khi tham chiến. Thời tiết ở Nga khác xa với Syria, đó chính là mục đích của thử nghiệm trong chiến đấu thực tế", chuyên gia quân sự Michael Peck nhận xét.
![]() |
Bom thông minh KAB-500S dẫn đường bằng vệ tinh được Nga triển khai tham chiến tại Syria. Ảnh: Sputnik. |
Theo Vnexpress.net
![]() |
![]() |
![]() |
-
Việt Nam luôn tri ân sự giúp đỡ chí tình của các chuyên gia Liên Xô và Nga
-
Sống không cần năng lượng của Nga: EU đang tìm kiếm giải pháp thần kỳ
-
"Xốc lại tinh thần" đoàn kết, châu Âu đẩy nhanh gói trừng phạt thứ 17 nhằm vào Nga, tấn công trực diện hạm đội bóng đêm
-
Nga đẩy nhanh tốc độ khoan dầu chưa từng có trong vòng 5 năm qua
-
Đại biểu Phạm Văn Hòa: DNNN cần ưu tiên trích lập quỹ đầu tư phát triển, tăng vốn điều lệ
-
Trao quyền chủ động cho doanh nghiệp trong huy động và sử dụng dòng vốn nội bộ
-
Đề xuất tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
-
Tăng cường phân cấp, tăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước
-
Chuyến thăm 4 nước của Tổng Bí thư tạo thêm động lực và nguồn cảm hứng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới