Tăng trưởng kinh tế Việt Nam gặp nhiều thách thức

20:43 | 22/09/2021

2,595 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng chậm hơn so với dự báo trước đây, nguyên nhân chính do sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19, làm gián đoạn nguồn lao động, giảm sản lượng công nghiệp và gây đứt gãy chuỗi giá trị nông nghiệp...

Tăng trưởng giảm bởi đại dịch

Báo cáo cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2021 vừa được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố hôm nay (22/9) đã đưa ra dự báo kinh tế Việt Nam giảm chỉ còn 3,8% trong năm nay và 6,5% vào năm 2022.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam gặp nhiều thách thức
Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Cả hai dự báo này đều thấp hơn dự báo trong Báo cáo ADO năm 2021. Lạm phát sẽ được kiềm chế trong năm 2021 và 2022, với tỉ lệ thấp hơn các tỉ lệ dự báo trước đó. Tài khoản vãng lai dự kiến sẽ xấu đi, dẫn đến tình trạng thâm hụt trong năm nay so với dự báo là sẽ thặng dư trong Báo cáo ADO 2021 và sẽ trở lại thặng dư vào năm 2022, mặc dù thặng dư thấp hơn so với dự kiến trước đó.

Tăng trưởng GDP đã phục hồi trong nửa đầu năm 2021, được hỗ trợ phần lớn bởi mở rộng thương mại. Nhưng đợt bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19 trong tháng 4 đã thắt chặt nguồn cung lao động, hạ thấp sản lượng công nghiệp và làm gián đoạn chuỗi giá trị nông nghiệp.

Trước đó, hồi tháng 4/2021, ADB đã đưa ra mức dự báo là 6,7%, sau đó đến tháng 7, điều chỉnh dự báo tăng trưởng giảm còn 5,8%.

Kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng chậm hơn do sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19, làm gián đoạn nguồn lao động, giảm sản lượng công nghiệp và gây đứt gãy chuỗi giá trị nông nghiệp, theo báo cáo.

Theo ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, đại dịch Covid-19 và các đợt phong tỏa kéo dài đã làm suy yếu tiêu dùng và đầu tư, hạn chế triển vọng tăng trưởng của Việt Nam. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi trở lại nếu đại dịch Covid-19 được kiểm soát vào cuối năm 2021 và đến quý II/2022 có 70% dân số cả nước được tiêm chủng.

Cũng theo ADB, đại dịch Covid-19 dự kiến sẽ kéo triển vọng tăng trưởng của năm 2021 đi xuống. Tình trạng thiếu hụt lao động do giãn cách xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng nông nghiệp.

Xuất khẩu nông sản cũng có thể bị ảnh hưởng bởi mùa mưa bão trong quý 3 và 4 cũng như các biện pháp kiểm dịch được áp dụng đối với xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam. Về phương diện lạc quan, tiếp cận thị trường được cải thiện do các hiệp định thương mại tự do và sự phục hồi của Liên minh Châu Âu, Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy xuất khẩu nông sản. Tăng trưởng nông nghiệp dự kiến ở mức 2,7% vào năm 2021, bằng với mức năm 2020.

Bên cạnh đó, ADB đưa ra nhận định, việc kéo dài giãn cách xã hội ở các thành phố lớn sẽ tiếp tục làm gián đoạn nguồn cung lao động, gây tổn hại đặc biệt đến các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và làm giảm sản lượng. Chỉ số nhà quản trị mua hàng xuống dưới mức 50 từ tháng 6 đến tháng 8, báo hiệu sự sụt giảm trong lĩnh vực sản xuất. Do vậy, tăng trưởng công nghiệp dự báo sẽ giảm xuống 5,0% vào năm 2021 so với mức trước đại dịch là 8,9% vào năm 2019.

Đồng thời, nhu cầu ngày càng tăng đối với các giao dịch trực tuyến và chăm sóc sức khỏe sẽ duy trì sự tăng trưởng của các dịch vụ tài chính và y tế. Tuy nhiên, việc đóng cửa các khu du lịch và hạn chế đi lại sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến du lịch, làm giảm tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ từ mức 7,3% của năm 2019 xuống mức dự báo là 3,3% trong năm nay.

Kinh tế còn nhiều thách thức trong ngắn hạn

Tính đến ngày 15 tháng 9, 33% dân số đã được tiêm phòng liều đầu tiên của vắc-xin COVID-19, nhưng chỉ dưới 6% dân số đã được tiêm đủ 2 liều vắc-xin. Mặc dù việc triển khai nhanh chóng liều vắc-xin đầu tiên sẽ giúp giảm lây nhiễm và tử vong, nhưng tỷ lệ được tiêm đủ 2 liều còn thấp có thể hạn chế người lao động quay lại sản xuất trong năm 2021, vì chỉ những người được tiêm chủng đầy đủ mới có thể đi làm an toàn.

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam,
Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam

Các thủ tục hành chính rườm rà, đặc biệt là trong việc cấp giấy đi đường trong đợt giãn cách, đã làm gián đoạn sự dịch chuyển của lao động và chuỗi cung ứng thực phẩm, làm trầm trọng thêm tác động của đại dịch đối với nền kinh tế.

Triển vọng kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn vẫn còn thách thức. Nguy cơ chính đối với triển vọng phát triển là một đợt bùng phát Covid-19 kéo dài nếu tỷ lệ tiêm phòng tăng không đáng kể. Do vắc-xin chưa đến Việt Nam đủ nhanh nên nỗ lực của Chính phủ để bắt đầu sản xuất vắc-xin Covid-19 trong nước trong năm 2021, kết hợp với tăng cường mua vắc-xin từ các nguồn bên ngoài, sẽ là yếu tố quan trọng để Việt Nam ngăn chặn cuộc khủng hoảng về y tế do đại dịch gây ra.

Tuy nhiên Giám đốc ADB Việt Nam vẫn bày tỏ lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung và dài hạn. Dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam có thể đạt mức 6,5%. Trong đó, 4 yếu tố chính để kéo lại đà tăng trưởng, đó là: Sự phục hồi của cầu nội địa, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, mở rộng hoạt động sang các thị trường xuất khẩu mới do các hiệp định thương mại mang lại, và sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.

Triển vọng tăng trưởng trong năm nay và năm sau cũng sẽ phụ thuộc vào việc cung ứng kịp thời và đầy đủ các mặt hàng thiết yếu, như lương thực thực phẩm và tiền mặt, cho những người bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát đại dịch. Nợ xấu có thể trở thành rủi ro trong năm 2022. Cắt giảm gánh nặng hành chính không cần thiết và thực hiện số hóa các thủ tục của Chính phủ rất quan trọng để nâng cao hiệu quả của các biện pháp ngăn chặn đại dịch và hỗ trợ phục hồi trong năm nay và năm sau.

Giãn cách xã hội nghiêm ngặt ở miền Nam Việt Nam và ở Hà Nội cùng các khu vực công nghiệp lân cận, vốn là những nơi đóng góp gần 50% GDP của cả nước, đã kéo chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 8 giảm 4,2% so với tháng trước đó và 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số này trong 8 tháng đầu năm 2021 tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 9,5% của cùng kỳ năm 2019.

Minh Châu

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 118,500 120,500 ▼500K
AVPL/SJC HCM 118,500 120,500 ▼500K
AVPL/SJC ĐN 118,500 120,500 ▼500K
Nguyên liệu 9999 - HN 10,970 11,300 ▲50K
Nguyên liệu 999 - HN 10,960 11,290 ▲50K
Cập nhật: 22/05/2025 19:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 113.000 ▲1000K 115.500 ▲500K
TPHCM - SJC 118.500 120.500 ▼500K
Hà Nội - PNJ 113.000 ▲1000K 115.500 ▲500K
Hà Nội - SJC 118.500 120.500 ▼500K
Đà Nẵng - PNJ 113.000 ▲1000K 115.500 ▲500K
Đà Nẵng - SJC 118.500 120.500 ▼500K
Miền Tây - PNJ 113.000 ▲1000K 115.500 ▲500K
Miền Tây - SJC 118.500 120.500 ▼500K
Giá vàng nữ trang - PNJ 113.000 ▲1000K 115.500 ▲500K
Giá vàng nữ trang - SJC 118.500 120.500 ▼500K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 113.000 ▲1000K
Giá vàng nữ trang - SJC 118.500 120.500 ▼500K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 113.000 ▲1000K
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 113.000 ▲1000K 115.500 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 113.000 ▲1000K 115.500 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 112.800 ▲800K 115.300 ▲800K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 112.690 ▲800K 115.190 ▲800K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 111.980 ▲800K 114.480 ▲800K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 111.750 ▲790K 114.250 ▲790K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 79.130 ▲600K 86.630 ▲600K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 60.100 ▲470K 67.600 ▲470K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 40.620 ▲340K 48.120 ▲340K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 103.220 ▲740K 105.720 ▲740K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 62.980 ▲480K 70.480 ▲480K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 67.600 ▲520K 75.100 ▲520K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 71.050 ▲540K 78.550 ▲540K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 35.890 ▲300K 43.390 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 30.700 ▲260K 38.200 ▲260K
Cập nhật: 22/05/2025 19:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,090 ▲50K 11,540 ▲50K
Trang sức 99.9 11,080 ▲50K 11,530 ▲50K
NL 99.99 10,750 ▲150K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 10,750 ▲150K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,300 ▲50K 11,600 ▲50K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,300 ▲50K 11,600 ▲50K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,300 ▲50K 11,600 ▲50K
Miếng SJC Thái Bình 11,850 12,050 ▼50K
Miếng SJC Nghệ An 11,850 12,050 ▼50K
Miếng SJC Hà Nội 11,850 12,050 ▼50K
Cập nhật: 22/05/2025 19:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16156 16423 16997
CAD 18180 18456 19073
CHF 30778 31155 31801
CNY 0 3546 3664
EUR 28710 28978 30005
GBP 34003 34393 35329
HKD 0 3189 3391
JPY 174 178 184
KRW 0 17 19
NZD 0 15020 15608
SGD 19569 19849 20378
THB 706 769 823
USD (1,2) 25714 0 0
USD (5,10,20) 25753 0 0
USD (50,100) 25781 25815 26157
Cập nhật: 22/05/2025 19:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,795 25,795 26,155
USD(1-2-5) 24,763 - -
USD(10-20) 24,763 - -
GBP 34,437 34,530 35,443
HKD 3,260 3,270 3,369
CHF 31,025 31,121 31,988
JPY 178.1 178.42 186.38
THB 756.92 766.27 820.35
AUD 16,532 16,591 17,046
CAD 18,497 18,556 19,059
SGD 19,807 19,868 20,497
SEK - 2,666 2,761
LAK - 0.92 1.27
DKK - 3,879 4,013
NOK - 2,512 2,600
CNY - 3,568 3,665
RUB - - -
NZD 15,085 15,225 15,668
KRW 17.51 - 19.61
EUR 28,975 28,998 30,232
TWD 782.08 - 946.86
MYR 5,702.74 - 6,431.65
SAR - 6,808.75 7,166.68
KWD - 82,429 87,645
XAU - - -
Cập nhật: 22/05/2025 19:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,780 25,790 26,130
EUR 28,824 28,940 30,048
GBP 34,226 34,363 35,338
HKD 3,252 3,265 3,370
CHF 30,894 31,018 31,934
JPY 176.59 177.30 184.70
AUD 16,396 16,462 16,992
SGD 19,789 19,868 20,413
THB 773 776 811
CAD 18,403 18,477 18,993
NZD 15,158 15,666
KRW 18.01 19.86
Cập nhật: 22/05/2025 19:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25795 25795 26175
AUD 16347 16447 17014
CAD 18380 18480 19031
CHF 31044 31074 31948
CNY 0 3569.2 0
CZK 0 1125 0
DKK 0 3905 0
EUR 29009 29109 29881
GBP 34341 34391 35494
HKD 0 3270 0
JPY 177.68 178.68 185.19
KHR 0 6.032 0
KRW 0 18 0
LAK 0 1.152 0
MYR 0 6255 0
NOK 0 2510 0
NZD 0 15145 0
PHP 0 440 0
SEK 0 2680 0
SGD 19748 19878 20599
THB 0 736.3 0
TWD 0 850 0
XAU 11850000 11850000 12050000
XBJ 10000000 10000000 12100000
Cập nhật: 22/05/2025 19:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,790 25,840 26,150
USD20 25,790 25,840 26,150
USD1 25,790 25,840 26,150
AUD 16,455 16,605 17,673
EUR 29,107 29,257 30,433
CAD 18,338 18,438 19,757
SGD 19,830 19,980 20,455
JPY 178.62 180.12 184.77
GBP 34,462 34,612 35,399
XAU 11,878,000 0 12,082,000
CNY 0 3,453 0
THB 0 773 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 22/05/2025 19:45