Tái hiện ký ức "Hồ Gươm, giao lộ Đông - Tây"
![]() |
Tháp rùa cùng cột ống khói Nhà Đèn (góc trái) nay là vị trí Tổng công ty Điện lực Hà Nội, 69 Đinh Tiên Hoàng. Ảnh chụp năm 1895. |
Triển lãm giới thiệu đến công chúng sự thay đổi diện mạo của một Hà Nội xưa giai đoạn cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX trong sự giao thoa giữa cổ kính và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây. Thời điểm đó Hồ Gươm được người Pháp chọn là trung tâm của quá trình quy hoạch. Từ Hồ Gươm thành phố được mở rộng, lan tỏa dần ra các khu vực xung quanh; đường phố được chỉnh trang, các di tích được chọn lọc bảo tồn, nhiều công trình văn hóa, trụ sở hành chính mới mọc lên. Hà Nội đã thay tấm áo mới hiện đại hơn nhưng vẫn không kém phần cổ kính.
Với 180 tài liệu, tư liệu, hình ảnh, bản vẽ thiết kế, bản đồ quy hoạch được giới thiệu tại triển lãm lần này là một phần trong số rất nhiều tài liệu, tư liệu về Hà Nội xưa hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I. Triển lãm được bố cục với 3 chủ đề chính: Quá trình thay đổi diện mạo Hồ Gươm, Bảo tồn không gian văn hóa lịch sử Hồ Gươm, Hồ Gươm - Trung tâm dịch vụ và văn hóa giải trí.
Thông qua cuộc triển lãm, nhiều hồi ức đẹp về Hà Nội được thể hiện qua lăng kính của chính những người con sinh ra và lớn lên ở đây, hy vọng sẽ đem đến cho công chúng nhiều cảm xúc tươi mới trong những ngày mùa thu Hà Nội này.
Triển lãm "Hồ Gươm, giao lộ Đông - Tây" được diễn ra từ ngày 5 - 31/10/2023 tại Trung tâm Thông tin Văn hóa hồ Gươm (số 2 Lê Thái Tổ, Hà Nội).
N.H
-
Hà Nội chi gần 2.900 tỷ đồng cải tạo khu vực phía Đông hồ Gươm
-
Hà Nội trong kháng chiến chống Pháp được tái hiện qua “Hỡi đồng bào Thủ đô”
-
Nâng cao nhận thức của giới trẻ về bảo tồn, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ và di sản
-
Trưng bày tư liệu quý "Châu bản triều Nguyễn - Ký ức một triều đại"
-
Sáng cuối tuần "khác lạ" ở Hồ Gươm sau lệnh cấm hội chợ
-
Chương trình âm nhạc nghệ thuật Vesak 2025: Kết nối văn hóa - Lan tỏa tình hữu nghị
-
[Chùm ảnh] 35.000 hoa đăng cầu nguyện cho hòa bình thế giới tại Đại lễ Vesak 2025
-
Côn Đảo - Từ “địa ngục trần gian” đến biểu tượng hào hùng của ý chí Việt Nam
-
Trình UNESCO công nhận Địa đạo Củ Chi là Di sản Thế giới
-
Tái hiện vẻ đẹp của nghề kim hoàn giữa lòng phố cổ Hà Nội