Tác động của việc Nga cắt khí đốt cho châu Âu?

21:47 | 28/04/2022

1,511 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga hôm thứ Tư đã đình chỉ tất cả các chuyến vận chuyển khí đốt đến Bulgaria và Ba Lan, làm gia tăng nguy cơ thiếu hụt ở Trung và Đông Âu cũng như trên khắp lục địa châu Âu.
Tác động của việc Nga cắt khí đốt cho châu Âu?

Tại sao Moscow cắt nguồn cung cấp khí đốt cho các nước châu Âu?

Sau khi đưa ra các biện pháp trừng phạt chống lại Nga vì cuộc chiến Ukraine, Điện Kremlin đã cảnh báo các nước EU rằng nguồn cung cấp khí đốt của họ sẽ bị cắt nếu người mua không thanh toán bằng đồng rúp.

Moscow chỉ rõ rằng giá khí đốt vẫn được tính theo đơn vị tiền tệ của các hợp đồng hiện tại, thường là euro hoặc đô la, nhưng khách hàng bây giờ sẽ phải thực hiện giao dịch ngoại hối ở Nga.

“Các điều kiện đã được đặt ra là một phần của phương thức thanh toán mới được phát triển sau những hành động thiếu thân thiện chưa từng có”, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết hôm thứ Tư.

Một số quốc gia, bao gồm Pháp, Đức và Ba Lan, đã trả lời "không".

Theo Claudia Kemfert, chuyên gia năng lượng tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức (DIW Berlin), "việc ngừng cung cấp khí đốt từ Nga cho Ba Lan và Bulgaria là bước tiếp theo trong hành động leo thang của Tổng thống Putin nhằm gây hoảng sợ cho châu Âu".

Tuy nhiên, bà nói, "không nên dự kiến ​​khó khăn về nguồn cung vào lúc này, vì Đức và châu Âu được cung cấp đủ khí đốt".

Tỷ trọng của Nga trên thị trường khí đốt châu Âu ?

Năm 2021, Nga cung cấp 32% tổng nhu cầu khí đốt tại Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh, so với 25% năm 2009, theo IEA, nhưng tình hình thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào mỗi quốc gia.

Nếu Phần Lan phụ thuộc 97,6% vào khí đốt của Nga, thì theo Eurostat (vào năm 2020), ba nước Baltic là Lithuania, Latvia và Estonia đã tuyên bố vào đầu tháng 4 rằng họ đã ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga.

Bulgaria phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga, khoảng 85%, cũng như Slovakia.

Đức vẫn phụ thuộc với tỷ trọng 55% nhưng theo Bộ Kinh tế và Khí hậu Đức "an ninh nguồn cung ở Đức hiện được đảm bảo".

Tỷ trọng doanh thu từ khí đốt của Moscow tại châu Âu là bao nhiêu?

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), với giá thị trường hiện tại, giá trị xuất khẩu khí đốt của Nga sang EU đã lên tới 400 triệu USD một ngày.

Theo trang web Gazprom Export, 68% lượng khí đốt xuất khẩu của Gazprom đến châu Âu vào năm 2020.

Trong tổng kim ngạch xuất khẩu 174,9 tỷ m3, 119,35 tỷ m3 xuất sang châu Âu, trong đó gần 49 tỷ m3 cho riêng Đức, gần 21 tỷ m3 cho Ý và hơn 13 tỷ m3 cho Áo.

IEA nhấn mạnh về phần mình rằng "thu nhập tạo ra từ xuất khẩu khí đốt và dầu mỏ chiếm 45% ngân sách liên bang của Nga vào tháng 1 năm 2022".

Ba Lan, quốc gia sử dụng tới 21 tỷ m3 khí đốt mỗi năm, tuyên bố "sẵn sàng đối mặt với việc cắt giảm toàn bộ" khí đốt của Nga.

Ba Lan, quốc gia tự sản xuất khoảng 4,5 tỷ m3 khí, đã có một terminal LNG với công suất hiện tại là 6,5 tỷ m3 khí, con số này sẽ sớm được tăng lên 8 tỷ m3.

Theo chính phủ Ba Lan, dự trữ khí đốt đã đạt 76% và Ba Lan có kết nối khí đốt với tất cả các nước láng giềng. Nước này đang trông đợi hơn tất cả vào sự ra mắt vào tháng 10 của đường ống dẫn khí Baltic Pipe có khả năng cung cấp tới 10 tỷ m3 khí đốt từ Na Uy.

Nga cúp khí đốt với Bulgaria và Ba LanNga cúp khí đốt với Bulgaria và Ba Lan
Ngân hàng Trung ương Đức đánh giá về lệnh cấm vận khí đốt của NgaNgân hàng Trung ương Đức đánh giá về lệnh cấm vận khí đốt của Nga
Đức và Áo kích hoạt kế hoạch khẩn cấp trong trường hợp Nga cắt khí đốt như thế nàoĐức và Áo kích hoạt kế hoạch khẩn cấp trong trường hợp Nga cắt khí đốt như thế nào

Nh.Thạch

AFP