Syria lần đầu tiên phải từ bỏ độc quyền nhập khẩu xăng dầu
Chính phủ Damas luôn là nhà nhập khẩu xăng dầu hoặc nhiên liệu duy nhất ở Syria từ trước đến giờ, nhưng kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột năm 2011, họ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt kinh tế nghiêm trọng từ phương Tây, cản trở việc nhập khẩu này.
![]() |
Một giàn khoan dầu tại Syria |
Một nghị định của chính phủ "cho phép các phòng công nghiệp và các doanh nghiệp nhập khẩu nhiên liệu (...) trong ba tháng", Sana nói.
Mục tiêu là "đáp ứng nhu cầu công nghiệp, hỗ trợ cung cấp các sản phẩm phái sinh dầu khí, đảm bảo số lượng bổ sung cho sản xuất và đáp ứng nhu cầu của người dân".
Nhà kinh tế học Chadi Ahmed tại Damas đã ca ngợi một động thái "thiết lập loại hình quan hệ đối tác công tư để cung cấp các nhu cầu cơ bản".
"Để tránh sự phong tỏa, chúng ta phải xoay bánh xe của nền kinh tế", ông Ahmed nói với AFP.
Bộ trưởng Bộ Dầu khí và Tài nguyên khoáng sản Syria Ali Ghanem nói rằng những nỗ lực đang được tiến hành để thúc đẩy sản xuất khí đốt tại địa phương và xác định các nguồn tài nguyên thay thế để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
Trước chiến tranh, Syria có quyền tự chủ năng lượng tương đối, nhưng ngành dầu khí của nước này đã phải chịu thiệt hại từ năm 2011 ước tính lên tới 74 tỷ đôla, trong khi các mỏ dầu chính vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Damas.
Cuộc chiến đã khiến Syria thiệt hại, theo ước tính của Liên Hợp Quốc, khoảng 400 tỷ đô la (345 tỷ euro). Mức độ của nền kinh tế đã trở lại ba thập kỷ trước, theo các chuyên gia.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
RT
-
Từ nay đến 2035, tổng công suất điện khí dự kiến đạt gần 52.000 MW
-
Cháy rừng tại Kim Bảng (Hà Nam) không ảnh hưởng đến hệ thống truyền tải điện quốc gia
-
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Ưu tiên sử dụng tối đa khí trong nước để phát điện
-
Giá phát điện tối đa cho nhiệt điện than năm 2025
-
Khung giá điện nhập khẩu từ Lào về Việt Nam giai đoạn 2025-2030