Syria còn bao nhiêu khu vực xung đột?
UNICEF cung cấp nước cho các khu vực xung đột ở Syria trong đại dịch Covid-19 |
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết chỉ còn hai khu vực xung đột ở Syria: Idlib và phía đông bờ sông Euphrates, nơi quân đội Mỹ, đồng minh của lực lượng ly khai, đóng quân.
“Cuộc đối đầu quân sự giữa chính phủ và phe đối lập đã kết thúc. Chỉ còn lại hai khu vực xung đột. Đầu tiên là Idlib, do nhóm Hayat Tahrir al-Cham kiểm soát, nhưng khu vực này đang bị thu hẹp lại”, ông Sergey Lavrov lưu ý trong một cuộc phỏng vấn với kênh Al-Arabiya.
Ông nhấn mạnh rằng hiện không có bất kỳ cuộc đụng độ nào giữa chính phủ Syria và phe đối lập.
“Khu vực thứ hai là bờ phía đông của sông Euphrates, nơi quân Mỹ đóng quân bất hợp pháp sau khi liên kết với lực lượng ly khai và người Kurd. Họ đã đưa một công ty dầu mỏ của Mỹ vào và bắt đầu bơm dầu thô phục vụ cho nhu cầu riêng của họ mà không quan tâm đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria như nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”, Ngoại trưởng Nga lưu ý.
Tình hình ở Idlib
Ông Sergey Lavrov đã có chuyến thăm tới Syria cách đây hai tuần. Ông nói rằng lãnh thổ do Damascus kiểm soát trong khu vực giảm leo thang Idlib đã gia tăng kể từ khi các thỏa thuận giữa Moscow và Ankara được ký kết và ông chắc chắn rằng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực hiện sứ mệnh chia cắt những kẻ khủng bố và phe đối lập trong khu vực.
Tình hình ở Syria
Các nhóm Ả Rập - Kurd của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, kiểm soát một số vùng lãnh thổ ở Aleppo, Hasakah, Rakka và Deir ez-Zor. Damascus đã nhiều lần đề nghị người Kurd ngồi vào bàn đàm phán về ý tưởng thống nhất quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Syria. Về phần mình, người Kurd từ chối thiết lập quan hệ với chính quyền hợp pháp của Syria, mà chọn cách dựa vào sự hỗ trợ của Washington.
Syria đã bị xé nát bởi xung đột vũ trang kể từ năm 2011. Các cuộc đàm phán quốc tế nhằm cứu nguy cho cuộc khủng hoảng này đã được tổ chức tại Nursoultan (trước đây là Astana), thủ đô của Kazakhstan, kể từ năm 2017.
Nh.Thạch
RT
-
Quan hệ Việt Nam - Lào là yếu tố sống còn với sự nghiệp cách mạng của hai nước
-
Vừa làm, vừa hoàn thiện thị trường carbon trong nước
-
Doanh nghiệp Nhà nước cần được tăng cường phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả kinh doanh
-
Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông
-
Hướng tới một Cộng đồng ASEAN kết nối hơn, tự cường hơn