Startup Việt làm gì để bước tới thành công?

15:10 | 17/10/2019

911 lượt xem
|
(PetroTimes) - Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái khởi nghiệp, mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp, trong đó có 5.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, sẽ trong tầm tay. Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - để khởi nghiệp thành công, các startuper cần “phải hành động chứ không chờ đợi”.

Bắt nhịp với những diễn biến nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một trong những cách thức ứng phó phù hợp mà Việt Nam đưa ra là đẩy mạnh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong 3 năm qua, từ khi Thủ tướng phát động quốc gia khởi nghiệp, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đã có sự tăng vọt về số lượng và chất lượng.

Theo Báo cáo “Bức tranh khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam 2019” của Cơ quan Thương mại và đầu tư Australia (Austrade), hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam ra đời từ năm 2004, khi IDG Ventures Vietnam - một trong những quỹ đầu tư mạo hiểm tiên phong tại Việt Nam - được thành lập, rót hơn 100 triệu USD vào các startup. Kể từ đó, hệ sinh thái khởi nghiệp đã phát triển qua 3 “làn sóng”: Làn sóng đầu tiên (2004-2007); làn sóng thứ hai (2007-2010) và làn sóng thứ ba (từ năm 2011 đến nay). Trong làn sóng thứ ba, Austrade nhận xét, Việt Nam đã tăng trưởng “phi mã” về số lượng startup, từ 400 startup vào năm 2012 lên gần 1.800 startup vào năm 2015 và 3.000 startup trong năm 2017. Còn theo Topica Founder Institute (TFI), lượng vốn đổ vào các startup Việt đã tăng 3 lần trong giai đoạn 2016-2018, từ 205 triệu USD lên gần 900 triệu USD.

startup viet lam gi de buoc toi thanh cong

Như vậy, với sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái khởi nghiệp, mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp, trong đó có 5.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, sẽ trong tầm tay. Đây sẽ là lực lượng doanh nghiệp tiên phong, có khả năng tăng trưởng cao, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hiện Việt Nam có hơn 40 quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động, tăng gấp đôi so với năm 2015. Nhiều tập đoàn lớn trong nước đã tham gia đầu tư vào các startup như FPT, Viettel, Vingroup, CMC... Cùng với đó là hơn 40 cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh và 60 khu không gian làm việc chung trên cả nước.

Dù có tốc độ phát triển mạnh mẽ, song môi trường khởi nghiệp tại Việt Nam vẫn được đánh giá còn nhiều khó khăn, nhất là chính sách về đầu tư, các vấn đề liên quan tới thoái vốn, cho vay, vốn đầu tư mạo hiểm... khiến các nhà đầu tư còn e ngại, các doanh nghiệp khởi nghiệp mất đi cơ hội kinh doanh.

Theo đánh giá chung của các chuyên gia kinh tế, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam hiện đang rất sôi động, có nhiều nguồn lực hỗ trợ... nhưng thiếu liên kết giữa các tỉnh, thành phố, vùng miền, chưa đi vào chiều sâu. Lòng tin giữa doanh nghiệp lớn với startup và ngược lại chưa được củng cố. Để hệ sinh thái khởi nghiệp thực sự phát triển đúng thực chất, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng trong thời gian tới, không chỉ là sự cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp, nhà khởi nghiệp mà cần có sự chung tay của các nhà hoạch định chính sách, sự quan tâm của Chính phủ trong việc gỡ bỏ những rào cản đối với sự phát triển của các startup Việt.

Tại Hội thảo “Khởi nghiệp và kinh doanh Việt Nam - Startup Life” diễn ra tại Hà Nội ngày 28-9-2019, các nhà hoạch định chính sách, nhà sáng lập startup thành công, đại diện quỹ đầu tư đã có những ý kiến thẳng thắn để tìm ra những giải pháp tốt nhất đối với sự hình thành và phát triển của startup Việt. Phóng viên Báo Năng lượng Mới trích đăng một số ý kiến tại hội thảo.

startup viet lam gi de buoc toi thanh cong

TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): Startup cần nhất sự kết nối

Hệ sinh thái khởi nghiệp có 6 yếu tố cấu thành gồm: Chính phủ; các nhà khởi nghiệp đưa các startup ra thị trường; các trung tâm nghiên cứu; nhà đầu tư mạo hiểm, ngân hàng; chu trình ươm tạo và khởi nghiệp; công nghệ thông tin. Tuy nhiên, cả 6 yếu tố này ở Việt Nam đều đang thiếu và yếu.

Hiện cộng đồng khởi nghiệp ở Việt Nam ít, chất lượng không cao. Chính phủ có nhiều chính sách cho lĩnh vực khởi nghiệp nhưng chính sách cụ thể để thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo lại chưa có. Chính sách thường là theo quy trình, mà quy trình thì làm gì có sáng tạo, những ý tưởng sáng tạo đều bị hạn chế.

Vậy, nhìn vào những yếu tố trên, chúng ta có thể làm gì để thúc đẩy khởi nghiệp? Tôi cho rằng điều có thể làm đơn giản nhất chính là sự kết nối. Trên thực tế, chúng ta đều đã có các cố vấn khởi nghiệp (mentor), các startup, người nghiên cứu, người làm chính sách sẵn sàng hỗ trợ… nhưng chúng ta chưa có kết quả thực sự tốt. Nguyên nhân vì chưa có sự kết nối. Hãy xây dựng các hình thức kết nối khác nhau, càng nhiều càng tốt.

Hiện cộng đồng khởi nghiệp ở Việt Nam ít, chất lượng không cao. Chính phủ có nhiều chính sách cho lĩnh vực khởi nghiệp nhưng chính sách cụ thể để thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo lại chưa có.

Có rất nhiều hình thức kết nối. Hình thức đầu tiên, theo tôi là hình thành những điểm làm việc chung. Chỉ cần một vài người có tâm huyết, có kinh nghiệm tạo ra được một chỗ làm việc chung, để từ đó các nhà sáng lập startup đến chia sẻ những ý tưởng, nói lên những nhu cầu của mình và cùng nhau tìm ra giải pháp.

Hình thức này cần phải làm nhiều nơi, càng nhiều càng tốt, không nên chỉ tập trung ở Hà Nội mà nên làm ở nhiều tỉnh, thành phố khác. Hiện chúng ta đã có nhiều startup ở các địa phương nhưng chưa có sự kết nối. Không nên quan niệm đây là một điều gì đó phức tạp mà chỉ đơn giản là một không gian sinh hoạt có kết nối Internet. Những việc này chúng ta có thể làm mà không cần chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.

Sau đó, các startup hãy tìm đến những quỹ đầu tư mạo hiểm. Với các quỹ đầu tư, Nhà nước chỉ cần tạo ra những không gian không chịu sự chi phối ràng buộc bởi những điều luật liên quan. Ví dụ, khi người ta đầu tư cho startup 1.000-10.000 USD nhiều khi làm thủ tục mất chi phí tới 20.000 USD, chưa nói đến việc phải chờ đợi thời gian rất dài, khiến nhà đầu tư e ngại.

startup viet lam gi de buoc toi thanh cong
Start up Việt vẫn đang gặp nhiều rào cản về chính sách

Chúng tôi gửi đề án thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo từ 2 năm nay lên Chính phủ, nhưng 9 tháng đã trôi qua vẫn không được ký duyệt. Có nhiều nhà ở Hà Nội không ai dùng, nhưng muốn mượn để triển khai mô hình phòng làm việc chung lại không thể được. Điều này cho thấy, những điều đơn giản chúng ta có thể làm được thì nên làm trước, chứ không nên chờ đợi sẽ mất thời gian và không thể giải quyết được việc mình cần.

startup viet lam gi de buoc toi thanh cong

Bà Bùi Thu Thủy - Phó cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Giúp các startup có chỗ dựa

Nền kinh tế thế giới đang tăng trưởng chậm do tác động bởi những vấn đề phức tạp từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung hay sự kiện Anh rời khỏi EU... Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, các tổ chức quốc tế nhận định nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được tăng trưởng 6,8-6,9%. Về góc độ kinh tế vĩ mô, đây là thông tin đáng mừng cho các doanh nghiệp bởi một nền kinh tế duy trì được sự ổn định sẽ giúp cho các doanh nghiệp phát triển. Ngoài ra, Việt Nam vừa qua đã ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng, đây cũng là điểm cộng để doanh nghiệp tận dụng cơ hội đầu tư, phát triển sản xuất, xuất khẩu...

Hiện nay, xu thế khởi nghiệp, thành lập doanh nghiệp mới ở nước ta đang khá mạnh mẽ. Trong 9 tháng năm 2019 đã có 102.000 doanh nghiệp thành lập mới, nếu tính cả doanh nghiệp quay lại kinh doanh thì lên đến hơn 120.000 doanh nghiệp. Đặc biệt, trong các doanh nghiệp khởi nghiệp đã có những điểm sáng, có nhiều mô hình kinh doanh mới.

Doanh nghiệp có rất nhiều năng lực, giống như hệ thống chân rết, gồm công nghệ, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và một số yếu tố khác. Năng lực cốt lõi được ghi nhận là lĩnh vực doanh nghiệp làm tốt hơn tất cả. Nó được tích hợp vào trong sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và tạo ra năng lực cạnh tranh rất lớn.

Phải nói rằng, doanh nghiệp Việt Nam cập nhật rất nhanh, trong khu vực có mô hình nào thì Việt Nam cũng có mô hình đó. Không như giai đoạn trước, doanh nghiệp thành lập mới phản ánh chủ yếu về số lượng, trong giai đoạn này, chúng tôi đánh giá đã có nhiều mô hình kinh doanh mới hiệu quả, sáng tạo và vốn trung bình của doanh nghiệp đã tăng lên khoảng 13 tỉ đồng/doanh nghiệp.

Khởi nghiệp là một bài toán của cả cộng đồng, không phải chỉ của cá nhân hay tổ chức nào. Vai trò của các tổ chức từ cộng đồng rất quan trọng, vì “sát sườn” với các startup, biết được startup muốn gì, vướng gì.

Chúng tôi hy vọng các hoạt động này sẽ tiếp tục đẩy mạnh để startup thực sự có được chỗ dựa, không bị bơ vơ và tìm được đúng người lúc cần để vượt qua giai đoạn khó khăn đầu tiên, bước đầu đi đến thành công.

startup viet lam gi de buoc toi thanh cong

Ông Nguyễn Minh Tuấn - Giám đốc, người sáng lập Công ty FIDAFIELD: Xác định năng lực cốt lõi

Doanh nghiệp khởi nghiệp cần xác định được năng lực cốt lõi. Doanh nghiệp có rất nhiều năng lực, giống như hệ thống chân rết, gồm công nghệ, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và một số yếu tố khác. Năng lực cốt lõi được ghi nhận là lĩnh vực doanh nghiệp làm tốt hơn tất cả. Nó được tích hợp vào trong sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và tạo ra năng lực cạnh tranh rất lớn.

Như vậy, khái niệm cốt lõi thể hiện điểm nhấn rất mạnh, là năng lực hàng đầu, là điểm nổi trội của năng lực doanh nghiệp. Trước đây, doanh nghiệp chỉ có một năng lực cốt lõi, nhưng trong lý thuyết hiện đại, doanh nghiệp có thể có hai năng lực cốt lõi. Điều đó lý giải tại sao một số doanh nghiệp lại mở rộng kinh doanh ra nhiều lĩnh vực khác mà vẫn thành công?

Trong hai năng lực cốt lõi, năng lực đầu tiên được chọn thường là phần cứng, tức là công nghệ, chất lượng sản phẩm; năng lực thứ hai là dịch vụ. Khi doanh nghiệp vận hành theo hai năng lực đó, năng lực nào nổi trội thì doanh nghiệp sẽ ưu tiên lựa chọn. Trên thực tế, tôi nhận thấy, nhiều doanh nghiệp quy mô lớn nhưng vẫn quyết định bám chặt vào một năng lực cốt lõi của mình.

startup viet lam gi de buoc toi thanh cong

Ông Phạm Anh Cường - Giám đốc Quỹ Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo BestB Capital: Tập trung vào giá trị con người

BestB Capital là một startup thành công và bây giờ trở thành “ông bầu” ươm tạo những nhà khởi nghiệp, trực tiếp đầu tư vào các startup. Tôi cũng đi lên từ một người khởi nghiệp trẻ, vốn ít ỏi, chỉ có tinh thần là mạnh mẽ. Chính niềm đam mê mạnh mẽ đã giúp tôi kéo được những người có chung lý tưởng, mong muốn được mang đến một sự đổi mới cho Việt Nam.

Việt Nam cần nhiều hơn nữa những doanh nghiệp khởi nghiệp đem lại những giá trị đích thực cho cuộc sống, giải quyết những vấn đề đích thực của thị trường. Việt Nam cần nhiều hơn nữa những doanh nghiệp sản xuất tạo ra việc làm, thu nhập cho người dân, tạo ra sức mua, tạo sự phát triển ổn định của nền kinh tế Việt Nam.

Với tôi, quan trọng nhất, yếu tố làm nên sự thành công của startup chính là con người. Nếu như bạn lan tỏa được cảm hứng từ những ý tưởng khác biệt sẽ “hút” mọi người đi theo bạn. Đầu tư vào khởi nghiệp rất mạo hiểm, nhưng một khi nắm được con người thì không có gì là khó khăn, vì chính con người tạo ra mọi giá trị. Nếu một doanh nghiệp mạnh về công nghệ thì chính con người sáng tạo ra công nghệ, làm ra quy trình. Nếu giữ được “key” là con người thì dù khó khăn, startup vẫn sống và phát triển được.

Tôi khuyên các bạn trẻ nên tập trung giá trị con người, đừng bao giờ tiếc chi phí để đào tạo nhân sự. Hiện nay, BestB Capital vẫn sẵn sàng chi khoản tiền không nhỏ để mời các CEO giỏi từ các doanh nghiệp thành công hơn về đào tạo cho nhân sự. Có hai chi phí sẽ tiêu nhưng không bao giờ được tiếc đó là chi phí về nhân sự và chi phí về khách hàng. Hai chi phí này nếu chi thì sẽ được nhận lại ít nhất là gấp đôi số tiền mình đã bỏ ra.

startup viet lam gi de buoc toi thanh cong

Bà Ngô Thị Hoài - Giám đốc Chương trình Wecreate Việt Nam: Mang đến giá trị đích thực

Trong thời gian qua, phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ. Một hệ sinh thái khởi nghiệp đã hình thành với sự tham gia của nhiều bên liên quan. Tuy nhiên, phong trào khởi nghiệp hiện nay vẫn tồn tại những quan điểm lệch lạc về khởi nghiệp, phát triển kinh tế và không khó để bắt gặp những lầm tưởng như chỉ cần nhóm khởi nghiệp được truyền thông biết đến, chỉ cần được rót vốn đầu tư là thành công...

Nhìn lại quá trình khởi nghiệp, Việt Nam cần nhiều hơn nữa những doanh nghiệp khởi nghiệp đem lại những giá trị đích thực cho cuộc sống, giải quyết những vấn đề đích thực của thị trường. Việt Nam cần nhiều hơn nữa những doanh nghiệp sản xuất tạo ra việc làm, thu nhập cho người dân, tạo ra sức mua, tạo sự phát triển ổn định của nền kinh tế Việt Nam.

Để startup thực sự phát triển bền vững, bản thân nhà sáng lập, CEO cần tuân thủ nguyên tắc, có những kiến thức nhất định và tạo ra sự đa dạng, những giá trị cốt lõi cho startup. Nhà khởi nghiệp cần tri thức để xây dựng mô hình kinh doanh bền vững, theo đuổi những giá trị đích thực khi bắt đầu khởi nghiệp.

Đức Minh

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 79,800 ▲500K 81,800 ▲500K
AVPL/SJC HCM 79,800 ▲500K 81,800 ▲500K
AVPL/SJC ĐN 79,800 ▲500K 81,800 ▲500K
Nguyên liệu 9999 - HN 67,350 ▲50K 67,850 ▲50K
Nguyên liệu 999 - HN 67,250 ▲50K 67,750 ▲50K
AVPL/SJC Cần Thơ 79,800 ▲500K 81,800 ▲500K
Cập nhật: 19/03/2024 09:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 67.500 ▲200K 68.700 ▲200K
TPHCM - SJC 79.900 ▲500K 81.900 ▲500K
Hà Nội - PNJ 67.500 ▲200K 68.700 ▲200K
Hà Nội - SJC 79.900 ▲500K 81.900 ▲500K
Đà Nẵng - PNJ 67.500 ▲200K 68.700 ▲200K
Đà Nẵng - SJC 79.900 ▲500K 81.900 ▲500K
Miền Tây - PNJ 67.500 ▲200K 68.700 ▲200K
Miền Tây - SJC 79.900 ▲500K 81.900 ▲500K
Giá vàng nữ trang - PNJ 67.500 ▲200K 68.700 ▲200K
Giá vàng nữ trang - SJC 79.900 ▲500K 81.900 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 67.500 ▲200K
Giá vàng nữ trang - SJC 79.900 ▲500K 81.900 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 67.500 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 67.400 ▲200K 68.200 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 49.900 ▲150K 51.300 ▲150K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 38.650 ▲120K 40.050 ▲120K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 27.120 ▲80K 28.520 ▲80K
Cập nhật: 19/03/2024 09:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 6,725 ▲20K 6,880 ▲20K
Trang sức 99.9 6,715 ▲20K 6,870 ▲20K
NT, 3A, ĐV Thái Bình 6,790 ▲20K 6,910 ▲20K
NT, 3A, ĐV Nghệ An 6,790 ▲20K 6,910 ▲20K
NT, 3A, ĐV Hà Nội 6,790 ▲20K 6,910 ▲20K
NL 99.99 6,720 ▲20K
Nhẫn tròn ko ép vỉ TB 6,720 ▲20K
Miếng SJC Thái Bình 7,990 ▲35K 8,180 ▲40K
Miếng SJC Nghệ An 7,990 ▲35K 8,180 ▲40K
Miếng SJC Hà Nội 7,990 ▲35K 8,180 ▲40K
Cập nhật: 19/03/2024 09:45
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 79,900 ▲500K 81,900 ▲500K
SJC 5c 79,900 ▲500K 81,920 ▲500K
SJC 2c, 1C, 5 phân 79,900 ▲500K 81,930 ▲500K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 67,500 ▲250K 68,700 ▲250K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 67,500 ▲250K 68,800 ▲250K
Nữ Trang 99.99% 67,400 ▲250K 68,200 ▲250K
Nữ Trang 99% 66,025 ▲248K 67,525 ▲248K
Nữ Trang 68% 44,531 ▲170K 46,531 ▲170K
Nữ Trang 41.7% 26,592 ▲104K 28,592 ▲104K
Cập nhật: 19/03/2024 09:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,786.10 15,945.55 16,457.81
CAD 17,795.56 17,975.31 18,552.78
CHF 27,133.26 27,407.34 28,287.82
CNY 3,363.51 3,397.49 3,507.16
DKK - 3,537.69 3,673.32
EUR 26,186.52 26,451.03 27,623.56
GBP 30,644.88 30,954.42 31,948.85
HKD 3,081.01 3,112.13 3,212.11
INR - 297.18 309.08
JPY 160.75 162.37 170.14
KRW 15.98 17.76 19.37
KWD - 80,217.05 83,427.61
MYR - 5,179.04 5,292.23
NOK - 2,273.41 2,370.03
RUB - 257.25 284.79
SAR - 6,573.17 6,836.25
SEK - 2,320.49 2,419.11
SGD 17,990.91 18,172.63 18,756.44
THB 606.92 674.35 700.21
USD 24,540.00 24,570.00 24,890.00
Cập nhật: 19/03/2024 09:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 15,960 16,060 16,510
CAD 18,007 18,107 18,657
CHF 27,377 27,482 28,282
CNY - 3,394 3,504
DKK - 3,555 3,685
EUR #26,413 26,448 27,708
GBP 31,066 31,116 32,076
HKD 3,086 3,101 3,236
JPY 162.33 162.33 170.28
KRW 16.68 17.48 20.28
LAK - 0.89 1.25
NOK - 2,280 2,360
NZD 14,780 14,830 15,347
SEK - 2,319 2,429
SGD 18,009 18,109 18,709
THB 633.86 678.2 701.86
USD #24,475 24,555 24,895
Cập nhật: 19/03/2024 09:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 24,550.00 24,560.00 24,880.00
EUR 26,323.00 26,429.00 27,594.00
GBP 30,788.00 30,974.00 31,925.00
HKD 3,099.00 3,111.00 3,212.00
CHF 27,288.00 27,398.00 28,260.00
JPY 161.63 162.28 169.90
AUD 15,895.00 15,959.00 16,446.00
SGD 18,115.00 18,188.00 18,730.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17,917.00 17,989.00 18,522.00
NZD 14,768.00 15,259.00
KRW 17.70 19.32
Cập nhật: 19/03/2024 09:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24518 24568 24983
AUD 16010 16060 16466
CAD 18054 18104 18513
CHF 27620 27670 28088
CNY 0 3399 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3490 0
EUR 26623 26673 27181
GBP 31254 31304 31762
HKD 0 3115 0
JPY 163.63 164.13 168.68
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 18.4 0
LAK 0 1.0255 0
MYR 0 5337 0
NOK 0 2330 0
NZD 0 14824 0
PHP 0 370 0
SEK 0 2360 0
SGD 18303 18303 18664
THB 0 646.6 0
TWD 0 777 0
XAU 7970000 7970000 8120000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 19/03/2024 09:45