Sai phạm tại 8B Lê Trực: "Trách nhiệm đầu tiên là của chính quyền Hà Nội"

10:37 | 11/11/2019

68,562 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) -  “Trách nhiệm đầu tiên là của chính quyền Hà Nội, đáng nhẽ với những công trình có vị trí gần kề với các mục tiêu bảo vệ thì anh phải rà soát các quy định của pháp luật để xem xét cấp giấy phép xây dựng".
Sự ra đời của một “nghịch tử”!
Vụ 8B Lê Trực: Cần xử lý dứt điểm, không thể dây dưa kéo dài!
Vụ 8B Lê Trực: Quy hoạch hay giấy phép xây dựng có giá trị pháp lý cao hơn?

Nhiều vi phạm tồn tại sừng sững, đầy thách thức

Câu chuyện về 8B Lê Trực lại một lần nữa làm nóng nghị trường Quốc hội trong phiên thảo luận về tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai diễn ra ngày 5/11.

Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội đã đặt ra câu hỏi: Tại sao 8B Lê Trực vẫn sừng sững? Và còn bao nhiêu Alibaba đang hoạt động ngoài kia?... Qua đó, đại biểu đề nghị Bộ Công an tập trung chỉ đạo, quyết liệt điều tra, truy tố, trừng trị nghiêm những "liên minh ma quỷ" trong lĩnh vực đất đai; xử lý nghiêm các công chức tiếp tay, bảo kê, làm ngơ để dự án ma tồn tại nở rộ kiểu "con voi chui lọt lỗ kim".

Đề cập đến những sai phạm trong quản lý đất đai hiện nay, đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) cho rằng, những sai phạm đang diễn ra hầu khắp các địa phương và ở nhiều cấp, kéo dài trong nhiều năm nhưng chậm được phát hiện và chấn chỉnh để đề ra biện pháp ngăn chặn, thiệt hại ở mức độ đặc biệt lớn, đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều cán bộ đã bị xử lý ở nhiều mức độ khác nhau, trong đó có cả những cán bộ ở cấp cao.

Cụ thể hơn, đại biểu Sơn lấy ví dụ về tình trạng có nhiều công trình có quy mô ban đầu chỉ vài trăm nhân khẩu, nhưng sau những lần điều chỉnh theo kiểu “đúng quy trình” thì quy mô đã lên đến 6.000 - 7.000 nhân khẩu.

"Đằng sau câu chuyện điều chỉnh đúng quy trình đó, lẩn khuất đâu đó bóng dáng của nhóm lợi ích, có rất nhiều dự án như vậy xảy ra ở nhiều nơi, quy mô lớn hơn rất nhiều và để lại những hậu quả nặng nề", đại biểu Nguyễn Bá Sơn nhận định.

Và theo đại biểu Sơn, những dự án này đã đi sai mục đích phát triển chung, phá vỡ quy hoạch làm biến dạng hình hài đô thị, tăng áp lực nặng nề lên hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng an sinh xã hội, môi trường sống xuống cấp trầm trọng, cảnh quan đô thị trật tự lộn xộn.

“Chính quyền thì luôn khẳng định rằng sẽ xử lý nghiêm theo pháp luật. Nhà nước thì mất cán bộ, chủ đầu tư thì vô can. Nhưng các thực thể vi phạm vẫn tồn tại lồ lộ, sừng sững, đầy thách thức, xử lý nghiêm và triệt để đối với loại vi phạm kiểu này, tôi e rằng đó là điều không thể. Công trình 8B Lê Trực là một ví dụ điển hình”, đại biểu bày tỏ.

Sai phạm tại 8B Lê Trực:
Sai phạm tại 8B Lê Trực:
Cư dân căng băng rôn bên ngoài dự án 8B Lê Trực

Cũng phân tích nguyên nhân dẫn tới sai phạm của dự án 8B Lê Trực, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) cho rằng nguyên nhân chính là do sự chưa chuẩn xác trong áp dụng pháp luật về cấp phép và kiểm soát chất lượng.

“Trách nhiệm đầu tiên là của chính quyền Hà Nội, đáng nhẽ với những công trình có vị trí gần kề với các mục tiêu bảo vệ thì phải rà soát các quy định của pháp luật để xem xét cấp giấy phép xây dựng. Thứ hai là phải kiểm soát chất lượng lúc xây dựng phương án kiến trúc, phương án kỹ thuật, đó là trách nhiệm chính của TP. Hà Nội”, Đại biểu Lê Thanh Vân nói.

Theo vị đại biểu này, các cơ quan kiểm soát có vai trò kiểm tra, theo dõi việc chấp hành pháp luật trong xây dựng nên ngay từ đầu khi các dự án được triển khai thì chính các cơ quan này phải kiểm soát được các tiêu chí về kiến trúc, kỹ thuật của dự án. Đối với 8B Lê Trực, sai phạm xảy ra khi đã triển khai xây dựng, nhưng sau đó cũng đã có chỉ đạo của rất nhiều cơ quan chức năng thì cần nghiêm túc chấp hành, thực hiện những chỉ thị đó.

Loay hoay đi tìm phương án gỡ rối

Trên thực tế, theo đại biểu Lê Thanh Vân, vụ 8B Lê Trực nhiều lần đã đặt ra giới hạn về thời gian báo cáo Thủ tướng nhưng đến nay vẫn không giải quyết triệt để.

"Bây giờ trách nhiệm của Hà Nội là phải xử lý cho triệt để, mà không xử lý triệt để thì Thủ tướng Chính phủ phải xem xét kỷ luật cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm mới duy trì được kỷ cương phép nước”, Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân bày tỏ.

Liên quan đến việc cấp phép công trình, Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân đưa quan điểm, việc xem xét có phù hợp hay không phải căn cứ vào các quy định pháp luật, việc xây dựng dự án 8B Lê Trực nó không chỉ liên quan trực tiếp đến các quy định của pháp luật về xây dựng mà nó còn liên quan đến nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác.

Sai phạm tại 8B Lê Trực:

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (Cà Mau)

Bên cạnh câu chuyện về những sai phạm của dự án này thì có một vấn đề cần giải quyết dứt điểm đầu tiên là việc hàng trăm khách hàng mua nhà đang rơi vào cảnh có nhà mà không được ở do việc chậm xử lý công trình. Về vướng mắc này, đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng: “Xử lý hậu quả do hành vi trái pháp luật thì phải xem xét từ nguyên nhân, gốc rễ, chủ đầu tư cho dù họ có đề xuất những phương án xây dựng như thế nào đi chăng nữa thì trách nhiệm kiểm soát việc tuân thủ pháp luật trong xây dựng và sự tác động của nó vẫn là những văn bản pháp luật và trách nhiệm của cơ quan chính quyền.

Trước hết đó là quận Ba Đình và UBND TP. Hà Nội, khi xác định trách nhiệm rõ rồi thì dễ dàng nhận diện được các sai phạm liên quan và là cơ sở để xem xét bồi thường thiệt hại. Người dân chỉ biết được công trình đó đã được pháp luật quy định và được chính quyền giám sát nên họ yên tâm bỏ tiền ra mua, khi xảy ra hậu quả, để họ đứng ra gánh chịu là không được, ở đây sai đâu là phải xử đấy và ai sai thì người ấy phải có trách nhiệm bồi thường”.

Sai phạm tại 8B Lê Trực:
Hình ảnh công trường phá dỡ công trình 8B Lê Trực

“Rõ ràng, chính quyền Hà Nội khi không giải quyết triệt để và không đúng tiến độ theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng thì cơ quan cấp trên là Bộ Xây dựng có thể xem xét, thậm chí lập đoàn thanh tra liên ngành, làm rõ trách nhiệm từ đâu để báo cáo Chính phủ xử lý dứt điểm vụ việc.

Ở giữa Thủ đô Hà Nội, để một công trình như vậy, nhiều ý kiến của các cơ quan chức năng đặc biệt là ý kiến của người đứng đầu Chính phủ trong thời gian dài như thế, mà không xử lý thì trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm kỷ cương phép nước để đâu”, đại biểu Lê Thanh Vân bày tỏ.

Công trình 8B Lê Trực được hoàn thiện cơ bản từ đầu năm 2015. Đến cuối 2015, công trình bị xử lý vi phạm và bị cưỡng chế.

Năm 2016, sau quyết định cưỡng chế của UBND quận Ba Đình, chính quyền đã lập chốt bảo vệ không cho người dân qua lại. Cũng từ đó đến nay, các khách hàng mua nhà cũng liên tục “đội đơn” đi cầu cứu tứ phương nhưng sự việc vẫn đi vào ngõ cụt.

Đặc biệt, việc công trình được cấp phép sai so với Quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 cũng như Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 2004 nhưng cũng chưa có ngành chức năng nào chịu đứng ra làm rõ. Hơn thế, việc phá dỡ giai đoạn 2 gặp nhiều khó khăn, bởi tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng kết cấu, gây sập đổ toà nhà.

Ngày 17/7/2019, UBND quận Ba Đình có Văn bản 1474/UBND-QLĐT về đơn vị tư vấn thiết kế tháo dỡ giai đoạn 2 (tầng 17, 18) công trình số 8B Lê Trực. Nội dung văn bản nêu: “Do những khó khăn trong việc lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế lập phương án phá dỡ, UBND quận Ba Đình báo cáo và đề xuất UBND TP. Hà Nội xem xét, tiếp tục có văn bản kiến nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo Viện Khoa học công nghệ xây dựng - IBST tham gia thiết kế phương án phá dỡ giai đoạn 2 công trình 8B Lê Trực”.

Ngày 2/8/2019, UBND TP. Hà Nội có Văn bản 3305/UBND-ĐT gửi Bộ Xây dựng về giải quyết kiến nghị của UBND quận Ba Đình, theo đó UBND TP. Hà Nội đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục quan tâm, chỉ đạo phối hợp giải quyết; chỉ đạo các đơn vị chức năng và đơn vị tư vấn của Bộ, xây dựng phương án phá dỡ giai đoạn 2.

Ngày 23/10/2019, Bộ Xây dựng có Văn bản số 2497/BXD-GĐ về xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại công trình 8B Lê Trực, trong đó nêu rõ, Viện Khoa học công nghệ xây dựng không tham gia thực hiện công tác thiết kế phá dỡ giai đoạn 2.

Bộ Xây dựng cũng đề nghị: “UBND TP. Hà Nội triển khai thực hiện xử lý dứt điểm giai đoạn 2 của công trình vi phạm và có thời hạn cụ thể, không để kéo dài. Trường hợp có vướng mắc, vượt quá thẩm quyền, đề nghị UBND TP. Hà Nội báo cáo Thủ tướng Chính phủ”.

Phạm Tâm

Vụ 8B Lê Trực: Quy hoạch hay giấy phép xây dựng có giá trị pháp lý cao hơn?
Công trình 8B Lê Trực có thi công xây dựng lấn chiếm ra vỉa hè?
Vụ 8B Lê Trực: Cưỡng chế theo Giấy phép xây dựng có đúng luật?
Nói thẳng vụ 8B Lê Trực: Tại sao không phạt cho tồn tại?

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 118,600 ▼400K 120,600 ▼400K
AVPL/SJC HCM 118,600 ▼400K 120,600 ▼400K
AVPL/SJC ĐN 118,600 ▼400K 120,600 ▼400K
Nguyên liệu 9999 - HN 10,790 ▼50K 11,200 ▼50K
Nguyên liệu 999 - HN 10,780 ▼50K 11,190 ▼20K
Cập nhật: 09/07/2025 23:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 114.100 ▼600K 117.000 ▼300K
TPHCM - SJC 118.600 ▼400K 120.600 ▼400K
Hà Nội - PNJ 114.100 ▼600K 117.000 ▼300K
Hà Nội - SJC 118.600 ▼400K 120.600 ▼400K
Đà Nẵng - PNJ 114.100 ▼600K 117.000 ▼300K
Đà Nẵng - SJC 118.600 ▼400K 120.600 ▼400K
Miền Tây - PNJ 114.100 ▼600K 117.000 ▼300K
Miền Tây - SJC 118.600 ▼400K 120.600 ▼400K
Giá vàng nữ trang - PNJ 114.100 ▼600K 117.000 ▼300K
Giá vàng nữ trang - SJC 118.600 ▼400K 120.600 ▼400K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 114.100 ▼600K
Giá vàng nữ trang - SJC 118.600 ▼400K 120.600 ▼400K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 114.100 ▼600K
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 114.100 ▼600K 117.000 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 114.100 ▼600K 117.000 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 113.500 ▼500K 116.000 ▼500K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 113.380 ▼500K 115.880 ▼500K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 112.670 ▼500K 115.170 ▼500K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 112.440 ▼500K 114.940 ▼500K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 79.650 ▼380K 87.150 ▼380K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 60.510 ▼290K 68.010 ▼290K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 40.910 ▼200K 48.410 ▼200K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 103.860 ▼450K 106.360 ▼450K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 63.410 ▼310K 70.910 ▼310K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 68.050 ▼330K 75.550 ▼330K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 71.530 ▼340K 79.030 ▼340K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 36.150 ▼190K 43.650 ▼190K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 30.930 ▼170K 38.430 ▼170K
Cập nhật: 09/07/2025 23:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,190 ▼50K 11,640 ▼50K
Trang sức 99.9 11,180 ▼50K 11,630 ▼50K
NL 99.99 10,730 ▼70K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 10,730 ▼70K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,400 ▼50K 11,700 ▼50K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,400 ▼50K 11,700 ▼50K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,400 ▼50K 11,700 ▼50K
Miếng SJC Thái Bình 11,860 ▼40K 12,060 ▼40K
Miếng SJC Nghệ An 11,860 ▼40K 12,060 ▼40K
Miếng SJC Hà Nội 11,860 ▼40K 12,060 ▼40K
Cập nhật: 09/07/2025 23:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16552 16820 17397
CAD 18570 18847 19465
CHF 32201 32583 33233
CNY 0 3570 3690
EUR 29992 30265 31295
GBP 34749 35142 36079
HKD 0 3199 3401
JPY 171 175 181
KRW 0 18 19
NZD 0 15380 15966
SGD 19870 20152 20676
THB 715 778 831
USD (1,2) 25876 0 0
USD (5,10,20) 25916 0 0
USD (50,100) 25944 25978 26320
Cập nhật: 09/07/2025 23:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,960 25,960 26,320
USD(1-2-5) 24,922 - -
USD(10-20) 24,922 - -
GBP 35,074 35,169 36,045
HKD 3,271 3,281 3,380
CHF 32,419 32,520 33,321
JPY 174.63 174.94 182.32
THB 763.86 773.29 827.3
AUD 16,783 16,843 17,313
CAD 18,792 18,852 19,392
SGD 20,020 20,082 20,755
SEK - 2,695 2,789
LAK - 0.93 1.29
DKK - 4,035 4,175
NOK - 2,542 2,630
CNY - 3,593 3,690
RUB - - -
NZD 15,332 15,475 15,920
KRW 17.56 18.31 19.77
EUR 30,190 30,214 31,429
TWD 810.11 - 980.74
MYR 5,748.66 - 6,484.41
SAR - 6,852.85 7,212.47
KWD - 83,301 88,565
XAU - - -
Cập nhật: 09/07/2025 23:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,950 25,960 26,300
EUR 30,019 30,140 31,265
GBP 34,849 34,989 35,981
HKD 3,264 3,277 3,382
CHF 32,206 32,335 33,264
JPY 173.79 174.49 181.79
AUD 16,714 16,781 17,321
SGD 20,048 20,129 20,679
THB 779 782 817
CAD 18,771 18,846 19,374
NZD 0 15,394 15,901
KRW 0 18.23 20.01
Cập nhật: 09/07/2025 23:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25950 25950 26320
AUD 16728 16828 17391
CAD 18748 18848 19402
CHF 32431 32461 33360
CNY 0 3604.8 0
CZK 0 1190 0
DKK 0 4120 0
EUR 30267 30367 31139
GBP 35031 35081 36199
HKD 0 3330 0
JPY 174.78 175.78 182.29
KHR 0 6.267 0
KRW 0 18.7 0
LAK 0 1.152 0
MYR 0 6400 0
NOK 0 2590 0
NZD 0 15482 0
PHP 0 438 0
SEK 0 2750 0
SGD 20025 20155 20883
THB 0 744.1 0
TWD 0 900 0
XAU 11600000 11600000 12000000
XBJ 10000000 10000000 12000000
Cập nhật: 09/07/2025 23:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,960 26,010 26,270
USD20 25,960 26,010 26,270
USD1 25,960 26,010 26,270
AUD 16,716 16,866 17,937
EUR 30,285 30,435 31,611
CAD 18,690 18,790 20,110
SGD 20,079 20,229 20,707
JPY 174.59 176.09 180.73
GBP 35,043 35,193 36,106
XAU 11,858,000 0 12,062,000
CNY 0 3,489 0
THB 0 779 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 09/07/2025 23:00